meeyland app
Meey Land
Sàn giao dịch bất động sản
Tải ứng dụng

Đủ tuổi nhưng chưa đủ năm tham gia BHXH, làm thế nào để được hưởng lương hưu?

Thứ sáu, 24/05/2024-10:05
00:00/00:00
Nam miền bắc
Từ trước đến nay, lương hưu vẫn luôn là yếu tố được đông đảo người lao động quan tâm. Có nhiều người dù đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng lại chưa đủ năm tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), vậy làm thế nào để được hưởng lương hưu?

Thực tế, có 2 cách đểngười lao độngcó thể hưởng lương hưu trong trường hợp đủ tuổi nhưng chưa đủ số năm tham gia BHXH.

Thứ nhất, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc một lần

Theo như quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động khi đã đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vẫn còn thiếu tối đa 06 tháng, trong trường hợp này họ sẽ được lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội một lần cho những tháng còn thiếu. Lúc này, mức đóng hàng tháng sẽ bằng tổng mức đóng của người lao động cũng như người sử dụng lao động đúng theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi chính thức nghỉ việc vào quỹ hưu trí cùng quỹ tử tuất để hưởng lương hưu.

Người lao động sẽ được hưởng lương hưu ở tháng có đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu, đồng thời đã đóng đủ BHXH cho số tháng vẫn còn thiếu. 

Người lao động sẽ được hưởng lương hưu ở tháng có đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu, đồng thời đã đóng đủ BHXH cho số tháng vẫn còn thiếu. (Ảnh minh họa)
Người lao động sẽ được hưởng lương hưu ở tháng có đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu, đồng thời đã đóng đủ BHXH cho số tháng vẫn còn thiếu. (Ảnh minh họa)

Hiểu đơn giản rằng, nếu người lao động đóng BHXH bắt buộc nhưng vẫn còn thiếu tối đa 06 tháng, họ sẽ được đóng 1 lần cho số tháng còn thiếu để có thể được hưởng lương hưu.

Thứ hai, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần

Điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP có quy định rõ ràng rằng, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được đóng một lần cho các năm còn thiếu với những người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để có thể được hưởng lương hưu đúng theo quy định; nhưng trong trường hợp thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm, họ sẽ được đóng một lần cho đủ 20 năm và được hưởng lương hưu theo quy định.

Điều này đồng nghĩa với việc, nếu người lao động còn thiếu không quá 10 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng đã đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 1 lần cho các tháng còn thiếu. Như thế, họ sẽ đủ điều kiện để được hưởng lương hưu.

Mức lương hưu hàng tháng hiện tại ra sao?

Thứ nhất, đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo như quy định đã được nêu rõ ở Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng như Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức lương hưu hằng tháng của người lao động sẽ được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng và nhân cùng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. 

Nếu người lao động còn thiếu không quá 10 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng đã đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 1 lần cho các tháng còn thiếu. (Ảnh minh họa)
Nếu người lao động còn thiếu không quá 10 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng đã đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 1 lần cho các tháng còn thiếu. (Ảnh minh họa)

Công thức tính cụ thể như sau:Lương hưu hàng tháng = (Tỷ lệ hưởng) x (MBQTL) 

Trong đó: 

- Tỷ lệ hưởng chính là tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng. Trên thực tế, tỷ lệ hưởng của người lao động sẽ được xác định cụ thể như sau: 

+ Đối với lao động nam: Nếu đóng đủ bảo hiểm xã hội 20 năm sẽ được 45%; tiếp đến thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính thêm 2%. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tối đa của người lao động sẽ là 75%. Nếu như người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, sau khi họ nghỉ hưu thì ngoài lương hưu sẽ được thêm trợ cấp một lần theo quy định. 

+ Đối với lao động nữ: Nếu đóng đủ bảo hiểm xã hội 15 năm sẽ được 45%; tiếp đến cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính thêm 2%. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tối đa của người lao động sẽ là 75%. Nếu như người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, sau khi họ nghỉ hưu thì ngoài lương hưu sẽ được thêm trợ cấp một lần theo quy định. 

Trong trường hợp người lao động được hưởng lương hưu trước độ tuổi quy định vì suy giảm khả năng lao động theo quy định, tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng sẽ được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định sẽ bị giảm 2% 

- MBQTL chính là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Khoản này sẽ được xác định đúng theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH cùng với Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH.

Thứ hai, đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo như quy định đã được nêu rõ tại Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cùng với Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức lương hưu hằng tháng của người lao động sẽ được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng và nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. 

Công thức tính cụ thể sẽ là:Lương hưu hàng tháng = (Tỷ lệ hưởng) x (MBQTL) 

Trong đó: 

- Tỷ lệ hưởng chính là tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng. Tỷ lệ hưởng trong trường hợp này sẽ được xác định như sau: 

+ Đối với nam: Nếu đóng đủ bảo hiểm xã hội 20 năm sẽ được 45%; tiếp đến thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính thêm 2%. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tối đa của người lao động sẽ là 75%. Nếu như người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, sau khi họ nghỉ hưu thì ngoài lương hưu sẽ được thêm trợ cấp một lần theo quy định. 

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động sẽ được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng và nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. (Ảnh minh họa)
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động sẽ được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng và nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. (Ảnh minh họa)

+ Đối với nữ: Nếu đóng đủ bảo hiểm xã hội 15 năm sẽ được hưởng 45%; tiếp đến cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính thêm 2%. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tối đa của người lao động sẽ là 75%. Nếu như người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, sau khi họ nghỉ hưu thì ngoài lương hưu sẽ được thêm trợ cấp một lần theo quy định. 

- MBQTL được hiểu là mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội, thông số này sẽ được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng của người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trong toàn bộ thời gian đóng./.

Nguyễn Thị Thùy
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chợ online sôi động, chợ truyền thống ế ẩm

Cuộc đua hút vốn của các startup công nghệ bất động sản

Siêu dự án sân golf rộng 500ha sắp triển khai ở Phú Thọ

Phân khúc nào có mức tăng trưởng tốt nhất 2 quý đầu năm

Chung cư chiếm sóng thị trường bất động sản 2024

Cần khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia gói 120.000 tỉ đồng ngoài "Big 4"

Sắp có tiêu chuẩn cho chung cư mini dưới 7 tầng, nhà ở riêng lẻ cho thuê trọ

Giá vàng giữa các ngân hàng lệch nhau tới 5 triệu đồng/lượng: Có đáng quan ngại?

Tin mới cập nhật

Chợ online sôi động, chợ truyền thống ế ẩm

5 giờ trước

Apple bị kiện vì phân biệt, trả lương quá thấp cho lao động nữ

5 giờ trước

Cuộc đua hút vốn của các startup công nghệ bất động sản

13 giờ trước

Phân khúc nào có mức tăng trưởng tốt nhất 2 quý đầu năm

15 giờ trước

Siêu dự án sân golf rộng 500ha sắp triển khai ở Phú Thọ

15 giờ trước