Dự báo xuất khẩu phân bón năm nay vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Thứ hai, 14/11/2022-15:11
Năm 2022, xuất khẩu phân bón được cho là có thể vượt mốc 1 tỷ USD. Đây là một con số kỷ lục được Hiệp hội phân bón dự báo dựa theo tình hình phân bón trên toàn cầu đang thiếu hụt. Ngoài ra, nhiều khả năng giá phân bón cũng sẽ bắt đầu tăng trở lại vào cuối năm nay hoặc từ đầu năm sau.

Theo đại diện của Hiệp hội phân bón, xuất khẩu phân bón năm nay có thể vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD. Đó là nhờ việc tận dụng cơ hội tốt của các doanh nghiệp, giúp giải tỏa cơn khát phân bón trên toàn thế giới.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu phân bón trong tháng 10 đạt 160 nghìn tấn, khoảng 87 triệu USD, giảm 7% về giá trị so với tháng trước, không có sự biến động về lượng.

Xuất khẩu phân bón lũy kế 10 tháng đầu năm đạt gần 1,5 triệu tấn với kim ngạch tăng 45,5% về lượng và gấp gần 2,6 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái khi đạt gần 973 triệu USD.


Xuất khẩu phân bón lũy kế 10 tháng đầu năm đạt gần 1,5 triệu tấn
Xuất khẩu phân bón lũy kế 10 tháng đầu năm đạt gần 1,5 triệu tấn

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu phân bón sau 10 tháng đầu năm đã vượt 73% kết quả xuất khẩu của cả năm 2021 với con số là 559 triệu USD.

Giá xuất khẩu phân bón trong tháng 10 đã giảm 37 USD/tấn so với tháng 9 và giảm hơn 28% so với mức đỉnh của tháng 1, chỉ còn 547 USD/tấn. Đó cũng là tháng liên tiếp thứ 4 chứng kiến giá phân bón xuất khẩu sụt giảm.

Thế nhưng, giá xuất khẩu phân bón đã đạt mức mức bình quân 627 USD/tấn, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV), các chuyên gia toàn cầu cho rằng nguồn cung toàn cầu thiếu hụt và giá phân bón có thể hồi phục và bắt đầu tăng trở lại vào cuối năm nay và đầu năm sau.

Ông Phùng Hà nói: “Xuất khẩu phân bón của Việt Nam năm nay có vượt mốc kỷ lục là 1 tỷ USD khi dựa theo tình hình phân bón trên toàn thế giới”.

Bên cạnh đó, theo đại diện của FAV, khi công suất thiết kế của các nhà máy phân bón tại Việt Nam theo giấy phép sản xuất phân bón của Bộ NNPTNT lên tới 29 triệu tấn, dự địa xuất khẩu phân bón của các doanh nghiệp vẫn còn đó, khi nhu cầu trong nước chỉ khoảng 11 triệu tấn.

Thế nhưng, phân bón Việt Nam hiện nay đa phần được xuất khẩu tới những quốc gia châu Á như Lào, Campuchia, Philippines, Malaysia, Thái Lan… Do chưa có thương hiệu và chi phí vận chuyển lại lớn nên các thị trường chưa mặn mà với thị trường Trung Đông, EU hay biển Đen.

Theo đại diện FAV, nhờ chi phí đầu vào rẻ hơn nên các doanh nghiệp sản xuất phân bón ure đang hưởng lợi thế lớn. Bởi vậy, các nhà máy phân bón đều đang tăng cường công suất để đáp ứng nhu cầu của vụ Đông - Xuân trong nước, đồng thời hướng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu để đem về nguồn thu ngoại tệ. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng tư duy đầu tư hiệu quả: Luôn học hỏi từ người giỏi, tìm sự trợ giúp từ những người đồng điệu

49 giây trước

Nhu cầu mua vàng cao kỷ lục trong quý I, Việt Nam lọt Top 10 toàn cầu

17 giờ trước

Bức tranh thị trường bất động sản "tích cực" cả về nguồn cung và thanh khoản

17 giờ trước

Đất DTT là gì? Ưu nhược điểm và mục đích sử dụng ra sao?

18 giờ trước

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục hơn 4.300 tỷ đồng quý I/2024

19 giờ trước