Doanh nghiệp ngành phân bón có thực sự được hưởng lợi lớn khi vụ cao điểm Đông Xuân sắp tới?

Thứ sáu, 04/11/2022-08:11
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng kỳ vọng sản lượng tiêu thụ của ngành phân bón, đặc biệt là ở thị trường nội địa sẽ có thể cải thiện hơn trong quý 4/2022 và quý 1 năm sau nhờ vào mùa cao điểm sắp đến.

Chứng khoán Rồng Việt dự báo mức giá bán các loại phân bón sẽ duy trì được ở mức cao trong quý 4/2022

Theo Nhịp sống kinh tế, trong báo cáo cập nhật ngành phân bón mới đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá rằng giá phân bón đã hạ nhiệt và đi ngang trong nhiều tháng sau khi tăng mạnh vào cuối quý 1/2022 bởi ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine. Mặc dù vậy thì nguồn cung phân bón ở trên thế giới đặc biệt là ure ở châu  u vẫn đang xảy ra tình trạng thiếu hụt và hệ quả để lại là giá ure đã bật tăng trở lại kể từ tháng 9/2022. Cũng theo đó, Chứng khoán Rồng Việt cũng đã dự báo mức giá bán các loại phân bón sẽ duy trì được ở mức cao trong quý 4/2022 khi mà vụ Đông Xuân đã bắt đầu và kéo dài qua quý 1 năm 2023. 



Chứng khoán Rồng Việt dự báo mức giá bán các loại phân bón sẽ duy trì được ở mức cao trong quý 4/2022
Chứng khoán Rồng Việt dự báo mức giá bán các loại phân bón sẽ duy trì được ở mức cao trong quý 4/2022

Song song với đó, tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine vẫn đang tiếp diễn và Nga áp dụng hạn ngạch xuất khẩu phân bón ure cuối tháng 12/2011 cùng với các hoạt động xuất khẩu phân bón của Trung Quốc bị hạn chế và cũng có khả năng sẽ làm cho giá phân bón tăng cao trong thời gian tới. 

Trong mùa kinh doanh quý 3/2022 kết thúc thì một số doanh nghiệp sản xuất đầu ngành phân bón cũng ghi nhận những kết quả trái chiều. Doanh nghiệp sản xuất ví dụ như DCM, DPM cũng ghi nhận lợi nhuận tốt so với cùng kỳ trong khi đó BFC lại cho thấy được sự sụt giảm đáng kể. 

Điểm qua tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành phân bón trong quý 3/2022

Chi tiết, Đạm Phú Mỹ (Mã chứng khoán: DPM) đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 với mức doanh thu và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt mức 3.390 tỷ đồng và 997 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng trưởng lần lượt là 38% và 61%. Lý do doanh thu tăng trưởng đến từ việc giá bán các sản phẩm chính như ure, NPK duy trì ở mức cao so với cùng kỳ trong bối cảnh sản lượng tiêu thụ không có nhiều sự đột biến. Và theo như ước tính của Chứng khoán Rồng Việt thì giá bán ure tăng hơn 40% còn giá bán NPK tăng hơn 50%. 



Đạm Phú Mỹ (Mã chứng khoán: DPM) đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 với mức doanh thu và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt mức 3.390 tỷ đồng và 997 tỷ đồng
Đạm Phú Mỹ (Mã chứng khoán: DPM) đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 với mức doanh thu và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt mức 3.390 tỷ đồng và 997 tỷ đồng

Bên cạnh Đạm Phú Mỹ thì ông lớn ngành phân bón khác là Đạm Cà Mau (mã chứng khoán: DCM) cũng đã công bố kết quả kinh doanh quý 3 với mức doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ghi nhận lần lượt đạt mức 3.458 tỷ đồng và 727 tỷ đồng, so với cùng kỳ tương ứng tăng trưởng lần lượt 82% và 93%. Giá bán các sản phẩm cao và sản lượng tiêu thụ tăng đã giúp cho doanh thu càng tăng mạnh. 



Đạm Cà Mau (mã chứng khoán: DCM) cũng đã công bố kết quả kinh doanh quý 3 với mức doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ghi nhận lần lượt đạt mức 3.458 tỷ đồng và 727 tỷ đồng
Đạm Cà Mau (mã chứng khoán: DCM) cũng đã công bố kết quả kinh doanh quý 3 với mức doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ghi nhận lần lượt đạt mức 3.458 tỷ đồng và 727 tỷ đồng

Cũng tương tự với Đạm Phú Mỹ, giá bán vẫn duy trì ở mức cao cũng như giá khí đầu vào có xu hướng giảm chính là những yếu tố giúp cho biên lợi nhuận gộp của Đạm Cà Mau ở mức tốt nhất. Đáng chú ý, sản lượng xuất khẩu ure của Đạm Cà Mau nhìn chung tốt hơn rất nhiều so với cùng kỳ khi mà doanh thu xuất khẩu ure đạt mức 936 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 213%. 

Ngược chiều với kết quả kinh doanh của hai ông lớn thì lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền (mã chứng khoán: BFC) lại đi lùi so với cùng kỳ còn vỏn vẹn là 6 tỷ đồng trong quý 3/2022. 

Mặc dù Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền ghi nhận đà tăng doanh thu là 27% chủ yếu là từ việc giá phân bón ở mức cao còn biên lợi nhuận gộp giảm còn 8% và 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lý do là bởi cạnh tranh cao ở mảng NPK cũng như nhu cầu thấp ở thị trường nội địa. 



Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền (mã chứng khoán: BFC) lại đi lùi so với cùng kỳ còn vỏn vẹn là 6 tỷ đồng trong quý 3/2022
Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền (mã chứng khoán: BFC) lại đi lùi so với cùng kỳ còn vỏn vẹn là 6 tỷ đồng trong quý 3/2022

Quý 4/2022, sản lượng tiêu thụ được kỳ vọng tốt hơn trong mùa vụ cao điểm 

Còn đối với vụ Đông Xuân sắp tới, đội ngũ phân tích của Chứng khoán Rồng Việt cũng kỳ vọng sản lượng tiêu thụ ngành phân bón và đặc biệt là ở thị trường nội địa sẽ được cải thiện hơn so với vụ thấp điểm trong quý 3/2022. 


Dự báo giá ure. Nguồn ảnh: Argus
Dự báo giá ure. Nguồn ảnh: Argus

Cũng theo dự báo của Argus, giá ure có nhiều khả năng sẽ đi ngang trong quý 4/2022. Sự kết hợp với xu hướng giá khí đầu vào của Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ đang có xu hướng giảm. Chứng khoán Rồng Việt cũng kỳ vọng rằng hoạt động kinh doanh mảng ure sẽ được cải thiện so với quý 3/2022 nhờ vào biên lợi nhuận gộp cao hơn. Cũng từ đó giúp cho lợi nhuận quý 4 của 2 doanh nghiệp tốt hơn so với quý trước. 


Phần trăm biến động giá phân bón trong nước. Nguồn ảnh: Chứng khoán Rồng Việt
Phần trăm biến động giá phân bón trong nước. Nguồn ảnh: Chứng khoán Rồng Việt

Còn đối với Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Chứng khoán Rồng Việt cho biết rằng doanh nghiệp cũng có nhiều khả năng sẽ tiếp tục có mức biên gộp thấp nhất như quý 3/2022 nhưng bù lại thì sản lượng tiêu thụ tăng nhờ vào mùa cao điểm. Lúc đó thì lợi nhuận của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền sẽ ta tăng trưởng tốt hơn so với quý 3/2022 nhưng khó có thể quay được về mức cao như các quý đầu năm 2022. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Bỏ qua cơn sốt vàng, giới đầu tư đang “ghim” tiền vào đâu?

3 giờ trước

Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh M&A đối tác ngoại

3 giờ trước

Nhà đầu tư “ngóng” xu hướng bán ròng của khối ngoại “quay đầu”

3 giờ trước

ĐHĐCĐ Tập đoàn Đại Dương (OGC): Trọng tâm chính là chú trọng phát triển các dự án bất động sản tại các thành phố lớn

3 giờ trước

Lạm phát Mỹ hạ nhiệt giúp giá vàng tăng 27 USD/ounce, chứng khoán cũng lập đỉnh mới

8 giờ trước