Đồng Euro và đồng USD ngang giá: Châu Âu và Mỹ bị ảnh hưởng ra sao?

Thứ hai, 01/08/2022-23:08
Trong phiên giao dịch ngày thứ 2 (11/7), USD chỉ còn cách chưa đầy 1 cent là ngang giá với đồng tiền chung châu Âu. Điều này làm dấy lên sự lo lắng của người tiêu dùng châu Âu, còn Mỹ lại có thể hưởng lợi.

Đồng Euro sụt giảm nghiêm trọng và những thách thức của ECB

Lần đầu tiên trong vòng 20 năm trở lại đây, tỷ giá hối đoái giữa đồng Euro và đồng USD gần như là ngang nhau. Trong phiên giao dịch ngày thứ 2 (11/7), đồng USD chỉ cách đồng Euro chưa đầy 1 cent. Đồng Euro, hiện nay, giảm còn 1,004 USD đổi 1 Euro, giảm khoảng 12% so với thời điểm đầu năm. Đến phiên giao dịch ngày 12/7, đồng Euro tiếp tục giả và đây là mức thấp nhất trong 20 năm qua, về mức cân bằng với đồng USD. Sự sụt giảm của đồng Euro diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng có nguy cơ kéo dài và đe dọa làm trầm trọng hơn tình trạng suy thoái kinh tế tại châu Âu.


Lần đầu sau 20 năm, đồng Euro sụt giảm xuống ngang giá với đồng USD
Lần đầu sau 20 năm, đồng Euro sụt giảm xuống ngang giá với đồng USD

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến đồng Euro trượt giá là nỗi lo suy thoái kinh tế do lạm phát cao và khủng hoảng năng lượng trong bối cảnh chiến tranh Nga và Ukraine.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) dự kiến sẽ bắt đầu có đợt tăng lãi suất đầu tiên sau 11 năm vào tháng 7 để chống lại đà leo thang của giá cả, khi lạm phát trong khu vực Eurozone lập kỷ lục mới ở mức 8,6% trong 6 tháng qua. Tuy nhiên, nếu ECB tăng lãi suất mạnh tay để khống chế lạm phát, nguy cơ suy thoái kinh tế sẽ càng lớn.

Ở thời điểm hiện tại, một số nhà phân tích nhận định rằng ECB đang chậm chân so với lạm phát, và một cuộc “hạ cánh cứng” của kinh tế Eurozone là điều khó tránh khỏi. Tuần trước, nền kinh tế số 1 EU ghi nhận thâm hụt thương mại hàng hoá lần đầu tiên kể từ năm 1991 do giá xăng dầu tăng và tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng đẩy giá nhập khẩu tăng cao. 


ECB dự kiến sẽ tăng lãi suất trong tháng 7 này
ECB dự kiến sẽ tăng lãi suất trong tháng 7 này

“Xét tới bản chất hoạt động xuất khẩu của Đức có sự phụ thuộc lớn vào giá cả hàng hoá cơ bản, thật khó để hình dung cán cân thương mại của nước này có thể cải thiện nhiều trong vài tháng tới đây, xét tới sự giảm tốc đã được dự báo của nền kinh tế Eurozone”, một báo cáo của Saxo Bank nhận định.

Loạt động thái mạnh tay nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương, bao gồm cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cùng với tăng trưởng kinh tế giảm tốc đã gây áp lực giảm lên đồng Euro, đồng thời thúc đầy nhà đầu tư tìm đến đồng USD như một “hầm trú ẩn”. Nếu tính từ đầu năm, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng bạc xanh so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác đã tăng gần 13%.

FED đang đi trước nhiều so với ECB trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Ngân hàng Trung ương Mỹ, vào tháng 6 vừa qua, đã có đợt nâng lãi suất mạnh nhất 28 năm, tăng lên  0,75 điểm phần trăm và dự kiến sẽ tiếp tục nâng lãi suất với bước nhảy tương tự trong cuộc họp tháng 7.

Trong một báo cáo tuần trước,  ông George Saravelos - Trưởng bộ phận nghiên cứu ngoại hối toàn cầu của ngân hàng Đức Deutsche Bank cho biết, nhu cầu nắm giữ đồng USD như một tài sản an toàn có thể tăng cao hơn nữa nếu kinh tế châu Âu và Mỹ rơi vào suy thoái. Nhà nghiên cứu này nói rằng khả năng đồng Euro giảm dưới mức ngang giá USD, còn 0,95-0,97 USD đổi 1 Euro, là hoàn toàn có thể xảy ra “nếu cả châu  u và Mỹ cùng rơi vào một cuộc suy thoái sâu trong quý 3 trong khi Fed vẫn tiếp tục nâng lãi suất”.

Trong phiên giao dịch ngày 11/7, có lúc Dollar Index đạt 108,5 điểm, cao nhất kể từ tháng 12/2002.

Một nguyên nhân quan trọng khác đẩy đồng Euro giảm giá mạnh là cuộc khủng hoảng khí đốt đang leo thang ở châu  u. Đường ống lớn nhất dẫn khí đốt trực tiếp từ Nga sang Đức là Nord Stream 1 đã tạm ngừng hoạt động từ ngày 11/7 để bảo trì định kỳ trong vòng 10 ngày. Châu Âu đang lo ngại rằng Nga sẽ tìm cách kéo dài cuộc bảo trì, thậm chí là nhân dịp này cắt luôn khí đốt, để gia tăng sức ép lên châu Âu - một mối nghi ngờ mà Moscow phủ nhận.

Nếu Nga cắt cung cấp khí đốt cho Đức, nguy cơ suy thoái kinh tế châu Âu sẽ càng lớn hơn bao giờ hết.

Kinh tế Mỹ và châu Âu ảnh hưởng như thế nào?

Sự sụt giảm của đồng euro là “niềm vui” của người dân Mỹ nhưng lại là gánh nặng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp châu Âu, đặc biệt khi châu Âu đang trong bối cảnh đối mặt với  lạm phát cao kỷ lục.

Ngoài ra, đồng euro sụt giá cũng khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Nhất là những loại mặt hàng nguyên liệu thô hoặc hàng hoá trung gian, chi phí nhập khẩu sẽ ảnh hưởng và làm tăng giá ở thị trường nội địa.

Ở thời điểm bình thường, đồng tiền giảm giá được coi là một tín hiệu tốt với các nhà sản xuất và các nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu như Đức. Bởi sự sụt giảm này sẽ thúc đẩy  xuất khẩu bằng cách làm cho hàng hoá rẻ hơn tính theo đồng USD. Tuy nhiên, thời điểm  này lại không bình thường bởi các vấn đề trong chuỗi cung ứng toàn cầu, xung đột Nga – Ukraine và ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt Moskva.


Các mặt hàng xuất khẩu ở thị trường châu Âu được dự đoán sẽ tăng giá
Các mặt hàng xuất khẩu ở thị trường châu Âu được dự đoán sẽ tăng giá

Theo AFP, tác động của việc đồng Euro suy yếu còn tuỳ doanh nghiệp và còn phụ thuộc vào ngoại thương và năng lượng.

“Các công ty xuất khẩu ra ngoài khu vực đồng euro sẽ hưởng lợi khi giá giảm, do sản phẩm của họ cạnh tranh hơn khi đổi sang USD. Nhưng ngược lại, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ gặp bất lợi”, Philippe Mutricy, Giám đốc Nghiên cứu tại Ngân hàng Bpifrance, cho biết.

“Trong tình hình căng thẳng địa chính trị hiện nay, tôi nghĩ rằng lợi ích từ việc một đồng tiền rớt giá sẽ ít hơn so với những bất lợi”, chuyên gia Brzeski nói.

Nếu như đồng Euro sụt giá là “niềm đau” với châu Âu thì với những  du khách Mỹ đến thăm châu Âu vào mùa hè này, đồng euro giảm là một điều may mắn. Chẳng hạn, về lý thuyết, họ có thể đổi 1.000 USD lấy 1.000 euro thay vì chưa tới 900 euro vào hồi tháng 2. Nói cách khác, đồng USD của Mỹ sẽ đáng giá hơn rất nhiều.

Đáy của đồng euro ở đâu?

Những suy đoán về việc  đồng euro sẽ tiếp tục giảm xuống dưới mức hoặc ngang bằng với đồng USD xuất hiện ngày càng nhiều trong những ngày gần đây khi cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu trở nên tồi tệ hơn.

“Đồng euro đang giao dịch như thể một cuộc khủng hoảng ở châu Âu đang cận kề. Bởi vậy, những tin tức xấu về nguồn cung khí đốt và địa chính trị có khả năng khiến đồng euro suy giảm dưới mức ngang bằng đồng USD”, nhà phân tích Patel nói.

Các chuyên gia của công ty Nomura International dự báo rằng đồng euro có thể giảm xuống mức thấp nhất là 1 euro bằng 0,95 USD. George Saravelos, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu ngoại hối tại Deutsche Bank, cũng có dự đoán tương tự.

Thậm chí, theo ông Saravelos, đồng euro có thể xuống thấp hơn ở mức 1 euro bằng 0,95-0,97 USD, là mức đáy mọi thời đại kể từ khi hệ thống Bretton Woods, hệ thống liên kết giá trị của nhiều loại tiền tệ với đồng USD, đổ vỡ năm 1971.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Thời kỳ hoàng kim của công ty mẹ Zara sắp kết thúc

4 phút trước

4 nhóm cổ phiếu có tiềm năng đón sóng trong giai đoạn 2024-2025

31 phút trước

Kênh đầu tư nào an toàn trong bối cảnh diễn biến thị trường thay đổi chóng mặt?

2 giờ trước

Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm nhân lực bán dẫn của toàn cầu

4 giờ trước

Bất động sản công nghiệp đối diện nhiều thách thức mới

6 giờ trước