Đối tác lớn của Apple đang rời bỏ “thành phố iPhone”, khung cảnh vắng lặng đến không ngờ

Thứ tư, 24/05/2023-23:05
Nơi được mệnh danh là “thành phố iPhone” nay phải chứng kiến cảnh công nhân nườm nượp rời nhà máy Foxconn khiến bầu không khí trở nên vắng vẻ hơn bao giờ hết.

Theo VnExpress, video với nội dung "Foxconn không còn. Cả Trịnh Châu im lặng” vào đầu tháng 5 đã lan truyền trên các mạng xã hội Trung Quốc. Video ghi lại quang cảnh tại một thị trấn cách Công viên Khoa học và Công nghệ Foxconn Trịnh Châu. Ở đó, gần như không có người ra vào khi các ký túc xá đều đóng cửa then cài. Quán ăn nhà hàng đều vắng khách, đường phố im ắng, hàng dài xe buýt đều bất động trên đường. Cả thị trấn toát lên khung cảnh hoang vắng và điều đáng nói đây là nơi Foxconn đặt nhà máy lắp ráp iPhone lớn nhất toàn cầu.

Hàng loạt video có nội dung tương tự đã xuất hiện ngay sau đó. Một video có tiêu đề “Foxconn thật sự đã rời đi, làm ảnh hưởng đến các cửa hàng xung quanh ngay lập tức” đã thu hút về 5,8 triệu lượt xem. Video này nói về việc hàng dài quán xá đã treo bảng đóng cửa, khắp nơi vương vãi đồ đạc và các trung tâm thương mại chỉ có vài người bán và không có khách.


Một góc đìu hiu của "thành phố iPhone"
Một góc đìu hiu của "thành phố iPhone"

China Business News cho biết khi cách đây 1 thập kỷ khi mà Foxconn chưa đến, nơi này chỉ là một thị trấn rất nhỏ bé với hơn 10.000 dân. Tuy nhiên, nhà máy của Foxconn bắt đầu vận hành vào năm 2013 cũng là lúc nơi đây thu hút hàng triệu lao động từ khắp Trung Quốc. Các khu trọ và nhà hàng mọc lên nhanh chóng khiến “thành phố iPhone” sớm trở thành một nơi sầm uất.

Theo Zhang Mei, một người dùng trên Douyin - TikTok phiên bản Trung Quốc chia sẻ, hiện nay Foxconn đã dịch chuyển nhiều dây chuyền sản xuất đi khiến nơi này bỗng chốc như bị ném ngược trở lại về giai đoạn làng quê lặng yên.

Nhiều công nhân Foxconn dù có ký túc xá những vẫn thích ở trọ bên ngoài cùng gia đình và bạn bè. Theo chia sẻ từ Guo Zhengang, chuyên cung cấp dịch vụ nhà trọ, anh sở hữu 30 phòng cho thuê, tuy nhiên chỉ có duy nhất 1 khách vào thời gian này. Và người đó cũng chỉ mới rời trọ vào tuần trước khi Foxconn giảm lương nhân viên do không còn đủ tiền để chi trả các chi phí sinh hoạt.

Theo Jun Zhi Qiyi, chủ tiệm cắt tóc gần nhà máy Foxconn, anh đã hoạt động được 7 năm ở đây. Đó là lần đầu anh chứng kiến một khung cảnh yên vắng đến lạ như vậy. Anh nói rằng tháng 5 là mùa thấp điểm, tuy nhiên nhìn vào những năm trước cũng không đến mức ảm đạm đìu hiu đến thế. Nhiều ngày không có khách nào đến cửa hàng anh và thị trấn im lặng một cách bất thường.

IT Times cho biết một trong những lý do khiến nơi này trở nên hoang vắng là một cuộc di tản đang diễn ra tại nhà máy iPhone. Thu nhập của công nhân từ 10.000 nhân dân tệ (34 triệu đồng) vào mùa xuân nay đã giảm còn  3.000-4.000 nhân dân tệ (10-13,6 triệu đồng) kể từ tháng 3 trong bối cảnh quy mô sản xuất ngày càng thu hẹp.


Cảnh công nhân rời nhà máy
Cảnh công nhân rời nhà máy

Từng tham gia lắp ráp iPhone, anh Zaho Tuo cho biết thu nhập của anh đã giảm ½, còn thấp hơn cả mức lương ở quê mình. Tuo cho biết làm việc trong nhà máy rất rủi ro khi công nhân không được chọn làm ở bộ phận nào, việc ít hay nhiều. Sau cùng, anh đã quyết định nghỉ làm để về quê.

Theo Reuters nhận định, trong bối cảnh các xưởng lắp ráp thu hẹp quy mô, đơn đặt hàng ít và lợi nhuận thấp, “mùa xuân rực rỡ” ở nhà máy iPhone đang trôi qua. Một số nhà máy đang đưa dây chuyền sản xuất dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Ấn Độ được coi là điểm đến rất tiềm năng.

Hiệp hội Điện tử và Di động Ấn Độ đưa ra thống kê từ tháng 4/2022 đến 2/2023 cho thấy giá trị xuất khẩu smartphone của Ấn Độ đạt 9 tỷ USD, trong đó hơn 50% thuộc về iPhone. Theo đối tác tuyển dụng của Foxconn, các đơn hàng nhà máy Trịnh Châu, Thẩm Quyến trong quý đầu năm đã sụt giảm mạnh. Theo đó, nhu cầu tìm kiếm công nhân cũng biến mất. Trong nhà máy, một người nói rằng nhiều đơn hàng đã được chuyển tới Ấn Độ. Một số quản lý cũng đã được luân chuyển công tác tới quốc gia này kể từ năm ngoái.

Hồi tháng 2, tờ Bloomberg thông tin rằng nhà máy Foxconn đã có kế hoạch xây dựng nhà máy 700 triệu USD tại bang Karnataka, miền Nam Ấn Độ. Bởi lẽ, Táo Khuyết muốn dịch chuyển 25% dây chuyền sản xuất sang nước này. Dự kiến, cơ sở mới tuyển dụng gần 100.000 lao động, ngang với khoảng ⅓ số nhân công tại nhà máy Foxconn Trịnh Châu.

Trên mạng xã hội Trung Quốc, khung cảnh vắng lặng tại thành phố iPhone cũng nhanh chóng trở thành chủ đầy gây tranh cãi. Nhiều người cũng đổ lỗi Foxconn đang chuyển dây chuyền sang Ấn Độ, khiến nơi này không còn được xem là thủ phủ của iPhone. Trong khi số khác cho rằng chính những mâu thuẫn diễn ra trong nhà máy buộc Apple phải tìm ra phương án khác.


Foxconn đang dịch chuyển sản xuất sang các quốc gia khác
Foxconn đang dịch chuyển sản xuất sang các quốc gia khác

Một số nhà phân tích cho rằng do hợp đồng lắp ráp iPhone ghi nhận ngày càng ít nên Foxconn cũng không còn lựa chọn khác. Gần đây, chuyên gia phân tích thị trường Ming-chi Kuo cho hay Foxconn có thể sẽ không còn là đối tác chính của Apple trong việc sản xuất iPhone. Luxshare có thể sẽ phụ trách lắp ráp iPhone 16 Pro Max độc quyền. Nếu thông tin này là đúng thì đó là lần đầu tiên trong lịch sử Foxconn không có quyền sản xuất mẫu iPhone mới nhất và cao cấp nhất của Apple.

Theo Jun Zhi Qiyi, hai tháng trước khi iPhone mới ra mắt - vào tháng 7, nơi này sẽ tấp nập trở lại. Thế nhưng, nhiều người tin rằng Trịnh Châu khó có thể trở lại giai đoạn huy hoàng dù là mùa cao điểm đến. Những công nhân như anh Zaho Tuo chia sẻ rằng sẽ không quay lại làm việc bởi lương và sức hút công việc đều đã thấp đi rất nhiều.

Một tài xế đưa đón công nhân chia sẻ rằng vài năm qua, cuộc sống công nhân tại thành phố này càng trở nên khó khăn và thực tế này là điều không thể phủ nhận. “Thành phố iPhone” sẽ lụi tàn và biến mất nếu không có họ.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

5 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

7 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

7 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

11 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

12 giờ trước