Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Nhựa Tiền Phong 6 tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ

Chủ nhật, 24/07/2022-22:07
Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Nhựa Tiền Phong là 2.802 tỷ đồng, tăng 22% so với nửa đầu năm ngoái. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế là hơn 326 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.

Mới đây, CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (Mã: NTP) đã công bố báo cáo tài chính của quý 2 năm nay. Cụ thể, doanh thu thuần của Nhựa Tiền Phong là 1.717 tỷ đồng, tăng hơn 39% so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong kỳ này, giá vốn bán hàng của công ty đã tăng 23%. Con số này so với doanh thu thuần đã thấp hơn, giúp cải thiện lãi gộp của Nhựa Tiền Phong lên mức 504 tỷ đồng. Biên lợi nhuận của doanh nghiệp đạt 29%, cao hơn so với mức 20% của cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, chi phí bán hàng của Nhựa Tiền Phong trong quý 2 năm nay so với cùng kỳ đã tăng gấp 4 lần, lên mức 232 tỷ đồng. So với con số 90 tỷ của quý đầu năm cũng đã tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Bên cạnh đó, trong 2 năm gần đây nhất, Nhựa Tiền Phong đã trả cho trung tâm phân phối sản phẩm và đơn vị bán hàng chi phí chiết khấu chiếm ít nhất một nửa chi phí bán hàng. 


 
 

Sau khi trừ đi các chi phí khác, lãi sau thuế của Nhựa Tiền Phong là 177 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã tăng 26%. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Nhựa Tiền Phong là 2.802 tỷ đồng, tăng 22% so với nửa đầu năm ngoái. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế là hơn 326 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Với kết quả này, doanh nghiệp đã thực hiện được 54% kế hoạch doanh thu cùng với 82% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đã đề ra cho cả năm nay. 

Trước đó, ban lãnh đạo của Nhựa Tiền Phong cũng đã dự báo, hiện giá nguyên liệu PVC đang ở mức cao. Do đó, doanh nghiệp năm nay khó có được lợi thế mua nguyên liệu giá rẻ như năm trước. Đồng thời, ban lãnh đạo đánh giá, ngoài những nhà sản xuất đang có trên thị trường miền Bắc, từ năm 2021, lĩnh vực này ghi nhận sự xuất hiện của một số nhà sản xuất đầu tư máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng ở Nghệ An, Bắc Giang để sản xuất ống nhựa với các loại cạnh tranh với Nhựa Tiền Phong. Dự kiến trong thời gian tới, tình trạng cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng gia tăng. 

Tính đến cuối kỳ, tổng tài sản của Nhựa Tiền Phong là 5.416 tỷ đồng, tăng 10% so với thời điểm đầu năm. Mức tăng chính chủ yếu đến từ tiền và các khoản tương đương tiền, tăng từ 842 tỷ lên mức 1.376 tỷ và chiếm 1/4 tổng tài sản. So với thời điểm đầu năm, hàng tồn kho cùng với những khoản thu ngắn hạn không thay đổi quá nhiều. Cụ thể, giá trị hàng tồn kho là 1.126 tỷ đồng còn các khoản phải thu là 756 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 6 năm nay. 

Bên cạnh đó, nợ phải trả cuối kỳ của Nhựa Tiền Phong là 2.514 tỷ đồng. Trong đó, chiếm tới 62% là nợ đi vay ngắn hạn, tương đương với 1.567 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu cuối kỳ là hơn 2.900 tỷ đồng, trong quỹ đầu tư phát triển chiếm 1.141 tỷ đồng, còn 583 tỷ là lợi nhuận chưa phân phối.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Nhà tập thể cũ được đẩy giá gần nửa tỷ đồng chỉ sau 1 tháng

23 giờ trước

Ủy quyền sử dụng đất là gì? Mẫu giấy tờ ủy quyền sử dụng đất chuẩn nhất năm 2024

23 giờ trước

Nam Long (NLG) báo lỗ 65 tỷ đồng trong quý I/2024

1 ngày trước

Bất động sản sẽ là "kênh dẫn vốn" kiều hối tốt trong thời gian tới

1 ngày trước

Fed giữ nguyên lãi suất lần thứ 6

1 ngày trước