Doanh nhân Lê Phước Vũ: Từng bươn chải đủ mọi nghề để kiếm sống đến danh xưng “ông trùm” ngành tôn thép tại Việt Nam

Thứ năm, 05/05/2022-10:05
Là một thanh niên tỉnh lẻ, ông Lê Phước Vũ đã từng phải bươn chải đủ mọi nghề từ lái xe cho đến đòi nợ thuê để kiếm sống. Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, ông Vũ hiện tại được mệnh danh là ông trùm ngành tôn thép và nằm trong danh sách những người giàu của sàn chứng khoán Việt Nam.

Tiểu sử doanh nhân Lê Phước Vũ

Ông Lê Phước Vũ sinh năm 1963 tại Bình Định, ông từng theo học tại trường Trung cấp giao thông. Ông được biết đến là người sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen. Ông bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình từ một cơ sở bán lẻ tôn vào năm 1994. Giai đoạn năm 2001, với số vốn tích góp trong thời gian 7 năm lăn lộn, ông đã thành lập Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen với vốn điều lệ là 30 tỷ đồng bao gồm 22 nhân viên. Trải qua thời gian hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Hoa Sen nay đã có 10 công ty thành viên được trải dài từ Bắc vào Nam. 


Ông Lê Phước Vũ sinh năm 1963 tại Bình Định hiện đang là Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen
Ông Lê Phước Vũ sinh năm 1963 tại Bình Định hiện đang là Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen

Quá trình công tác của doanh nhân Lê Phước Vũ

Từ tháng 1/2008: Ông Lê Phước Vũ nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm TGĐ của Công ty Cổ phần tập đoàn Hoa Sen. Bên cạnh đó ông còn là Chủ tịch HĐQT của Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV vật liệu Xây dựng Hoa Sen.

Tháng 11/2007 đến tháng 12/2007: Ông đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần tập đoàn Hoa Sen. Bên cạnh đó ông còn đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty cổ phần Tôn Hoa Sen và Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Hoa Sen.

Tháng 3/2007 đến tháng 10/2007: Ông Vũ là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Hoa Sen; Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen và Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Hoa Sen

Tháng 11/2006 đến tháng 2/2007: Doanh nhân Lê Phước Vũ đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm TGĐ của Công ty Cổ phần Hoa Sen và Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen

Năm 2001 đến năm 2006: Ông Vũ là sáng lập viên kiêm Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Cổ phần Hoa Sen

Từ năm 2006 đến nay: Đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Hoa Sen.

Tuổi thơ không mấy may mắn khi bươn chải đủ nghề để kiếm sống: Từ làm xe ôm đến đòi nợ thuê

Ông Lê Phước Vũ sinh ra trong một gia đình nghèo và đã có thời gian lập nghiệp khá vất vả sau khi tốt nghiệp Trung cấp Giao thông vận tải tại Quy Nhơn. Bởi vì nhiều lần thất bại nên ông Lê Phước Vũ đã phải phiêu bạt khắp nơi từ TP. Hồ Chí Minh cho đến Tây Ninh, Buôn Mê Thuột,... Ông Lê Phước Vũ từng chia sẻ: “Đã có thời gian tôi cùng với vợ con ở trong một căn phòng 9m2 với giá thuê là 50.000 đồng/tháng. Tôi đã từng là anh lái xe thậm chí phải đi cắt tôn, đòi nợ. Có nhiều hôm tôi không dám ngủ ở nhà”. 

Được biết, bước ngoặt giúp vị doanh nhân này thay đổi được cuộc đời chính là khi gặp được vị lãnh đạo của một công ty thép nước ngoài khi làm quản đốc cho Công ty Gỗ Đức Thành. Nhận được sự quý mến từ phía người lãnh đạo đó đã giúp ông Vũ có được con đường tự kinh doanh riêng. Và đến tháng 4/1994, ông đã dồn hết tâm huyết để mở một cửa hàng cắt tôn cho riêng mình. Tuy nhiên thì cuộc đời lại không hề dễ dàng từ đầu, khi mở cửa hàng trong tay ông có 5 triệu để đặt cọc mặt bằng. Nhưng chính sự quyết tâm thôi thúc, ông Vũ đã đi vay nợ 50 triệu đồng và cam kết sẽ cắt tôn để trừ nợ. 


Được biết, bước ngoặt giúp vị doanh nhân này thay đổi được cuộc đời chính là khi gặp được vị lãnh đạo của một công ty thép nước ngoài khi làm quản đốc cho Công ty Gỗ Đức Thành
Được biết, bước ngoặt giúp vị doanh nhân này thay đổi được cuộc đời chính là khi gặp được vị lãnh đạo của một công ty thép nước ngoài khi làm quản đốc cho Công ty Gỗ Đức Thành

Ở tháng đầu tiên, ông Vũ cắt tôn lãi được 650.000 đồng. Đối với vị doanh nhân này thì đây chính là số tiền được đánh đổi bằng những ngày tháng lao động cật lực của bản thân. Lúc đó, vì không có tiền để thuê nhân công nên ông đã vừa kiêm nhiệm việc bán hàng, vừa thu tiền, cắt và khiêng tôn. Đến năm 1997, thị trường tôn sắt bị bão hòa, lúc này ông Vũ đã tính toán trong đầu sẽ đầu tư mở xưởng cán tôn máy. Và để có được máy móc làm việc thì cần phải nhập khẩu từ Đài Loan với số tiền là 120.000 USD - đây được xem là số tiền không hề nhỏ với xưởng cán tôn của ông Vũ. 

Tuy nhiên, với bản tính không đầu hàng số phận, ông đã quyết định tự chế máy cắt tôn bằng cách tìm tòi các bản thiết kế và góp nhặt những linh kiện của Đài Loan ở trong nước rồi tiến hành thuê gia công lắp ráp. Như vậy, chiếc máy tự chế của ông Lê Phước Vũ còn gắn bó với quá trình phát triển của Hoa Sen cho đến sau này. Và cũng chính sự chăm chỉ, chịu khó mà ông Vũ đã phát triển thuận lợi trong lĩnh vực tôn thép và ngày càng được mở rộng hơn. Đến năm 2001, Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen đã được ra đời chuyên sản xuất tấm lợp kim loại, tôn kẽm,... với số vốn điều lệ 30 tỷ đồng cùng 22 nhân viên.

Gia đình của doanh nhân Lê Phước Vũ

Doanh nhân Lê Phước Vũ kết hôn cùng bà Hoàng Thị Xuân Hương. Cả hai có với nhau ba người con gồm Lê Hoàng Diệu tâm, Lê Hoàng Diệu Thiện, Lê Hoàng Vũ Trí. Bà Hoàng Thị Xuân Hương là em gái ruột của ông Hoàng Đức Huy - người đang nắm giữ chức Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen. Tuy nhiên thì ông Vũ và bà Hạnh đã công bố tình trạng ly hôn. Đến năm 2013, ông Lê Phước Vũ đã kết hôn với và Trần Thị Mỹ Hạnh - là em gái của người mẫu Thủy Hương. 

Doanh nhân Lê Phước Vũ cùng phương châm kinh doanh siêu độc: “Lấy sáng tạo thắng kinh nghiệm, lấy năng động thắng quy mô”

Trải qua những năm tháng đầy thăm trầm của tuổi trẻ, ông Lê Phước Vũ đã đặt ra cho doanh nghiệp một phương châm đó là mua tận gốc, bán tận ngọn. Theo đó, ông cũng tiến hành xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp đến tận tay của người tiêu dùng nhằm giảm thiểu được các chi phí. Và cũng bằng phương châm đúng đắn này đã giúp cho Hoa Sen có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008. Cũng trong thời điểm khủng hoảng này, giá thép cán nóng đã giảm xuống dưới 500USD/tấn nhưng may mắn công ty còn có lãi trên 1.000 tỷ đồng. Được biết, khi Hoa Sen đứng trước nguy cơ phá sản trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, ông Lê Phước Vũ đã quyết định bán tháo hết tất cả hàng trong kho rồi tiến hành mua lại với giá rẻ hơn. Đây được xem là quyết định nổi tiếng táo bạo nhưng cũng từ đó mà những người trong ngành lại biết đến ông nhiều hơn. 


Trải qua những năm tháng đầy thăm trầm của tuổi trẻ, ông Lê Phước Vũ đã đặt ra cho doanh nghiệp một phương châm đó là mua tận gốc, bán tận ngọn
Trải qua những năm tháng đầy thăm trầm của tuổi trẻ, ông Lê Phước Vũ đã đặt ra cho doanh nghiệp một phương châm đó là mua tận gốc, bán tận ngọn

Cũng trong năm này, Hoa Sen đã chính thức lên sàn HOSE (mã HSG). Trong khi nhiều công ty phải chật vật vì tình hình kinh doanh không tốt thì ông Vũ đã tiến hành đẩy mạnh các dự án lớn như: Nhà máy cán thép tôn xây dựng Hoa Sen, Nhà máy cán thép nóng Hoa Sen và Nhà máy ống thép Hoa Sen,... Chính điều này đã giúp cho Hoa Sen được các nhà đầu tư lớn để mắt đến như Red River Holding, Deutsch,...

Hơn thế, việc thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đã giúp ông Vũ tận dụng được triệt để cơ hội để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Vào năm 2014, tốc độ tăng trưởng ổn định với doanh thu cán mốc 300 triệu USD, Hoa Sen Group đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu tôn - thép hàng đầu tại Đông Nam Á. Doanh nhan Lê Phước Vũ ví các tập đoàn nước ngoài giống như người khổng lồ trên võ đài, nếu như ra ta đủ khôn ngoan thì sẽ biết né đòn thì họ sẽ không đánh đến ta được. Còn nếu như họ mạnh thì ta dùng lực, nếu như họ yếu thì ta dùng thế. Đây chính là điều mà ông Vũ đã vận dụng trong việc kinh doanh của mình. 

Các đại gia ngành thép cũng được hưởng lợi từ phát ngôn "ngu gì không làm thép" của chủ tịch Hoa Sen Group

Theo tìm hiểu, tại Đại hội Cổ đông bất thường vào năm 2016 bàn về dự án Cà Ná - Ninh Thuận, ông Vũ đã cho rằng: "Nếu như nhìn thấy Tập đoàn Hòa Phát lãi đến 2.000 tỷ đồng/quý từ theo thì ngu gì mà không làm, ngu gì mà không đầu tư". Có thể thấy, sau hơn 4 năm câu nói này đã được linh ứng. Đáng chú ý, trong năm 2020, các đại gia ngành thép đã trúng đậm khi thị trường chứng khoán có 6 tuần tăng liên tiếp. Chi tiết, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã giúp cho ông Trần Đình Long giữ vững được vị trí giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán đồng thời nới rộng được khoảng cách với người giàu thứ 3 con số 8.000 tỷ đồng. Theo đó, giá trị tài sản ròng của ông Long cũng được tăng thêm 1.600 tỷ đồng khi sở hữu 864 triệu cổ phiếu của HPG. Và vợ ông Trần Đình Long - bà Vũ Thị Hiền cũng nhận thêm 500 tỷ đồng khi sở hữu 243 triệu cổ phiếu của HPG. Bên cạnh đó, tỷ phú Phạm Nhật Vượng của tập đoàn Vingroup cũng có thêm 1.900 tỷ đồng trong khối tài sản 204.712 tỷ đồng. Không những thế, giá trị tài sản của doanh nhân Lê Phước Vũ cũng tăng 171 tỷ đồng khi sở hữu 74 triệu cổ phiếu của HSG.  


Các đại gia ngành thép cũng được hưởng lợi từ phát ngôn "ngu gì không làm thép" của chủ tịch Hoa Sen Group
Các đại gia ngành thép cũng được hưởng lợi từ phát ngôn "ngu gì không làm thép" của chủ tịch Hoa Sen Group

Điều hành Hoa Sen Group từ xa sau khi quyết định xuất gia tu hành

Theo tìm hiểu, từ nhỏ doanh nhân Lê Phước Vũ hay lên chùa và sau này trải qua nhiều biến cố đã khiến cho đức tin của ông đối với Đức Phật ngày càng nhiều và ngày càng mạnh mẽ hơn. Cũng vì lẽ đó mà trên con đường kinh doanh của vị doanh nhân này luôn gắn liền với Đạo Phật. Điển hình như logo của Hoa Sen Group cũng được đánh giá là thiên về Phật giáo khi có hình 8 cánh hoa sen biểu tượng cho chánh bát đạo. Hiện tại ông Vũ ở trên núi nhưng mỗi tháng về một lần, ông cũng khẳng định rằng bản thân vẫn sâu sát mọi hoạt động của Hoa Sen và đến năm 2026 mới chính thức xuất gia. Xuất gia có nghĩa là nghi lễ cạo trọc tóc và đánh dấu Phật tử rời xa gia đình, cuộc sống trần tục để về sống ở nơi thanh tịnh, chuyên tâm tìm hiểu về Phật pháp. Chủ tịch Hoa Sen bộc bạch: "Dù ở trên núi, mỗi tháng về một lần nhưng không có chuyện gì qua được tôi đâu", ông Vũ nói và cho biết không thường xuyên xuất hiện là để tập cho đội ngũ bên dưới cách tự vận hành, bởi lãnh đạo tốt không chỉ giúp công ty tăng trưởng mà còn phải đào tạo thế hệ kế cận giỏi và có đạo đức". Hơn thế, ông còn khẳng định công ty phát triển dù không có mình nhưng ông vẫn tự tay quyết định các hợp đồng mua nguyên vật liệu bởi vì tạm thời chưa tin tưởng cấp dưới. 


Hiện tại ông Vũ ở trên núi nhưng mỗi tháng về một lần, ông cũng khẳng định rằng bản thân vẫn sâu sát mọi hoạt động của Hoa Sen và đến năm 2026 mới chính thức xuất gia
Hiện tại ông Vũ ở trên núi nhưng mỗi tháng về một lần, ông cũng khẳng định rằng bản thân vẫn sâu sát mọi hoạt động của Hoa Sen và đến năm 2026 mới chính thức xuất gia

Vị doanh nhân này cho biết, bản thân từ lâu đã không mưu cầu về vật chất bởi những người xuất gia sau này cũng không được sở hữu tài sản. Giá trị sống đối với ông là tâm linh, là tinh thân còn vật chất cũng chỉ là phương tiện chứ không phải mục đích. Ông còn khẳng định đến một thời điểm thích hợp thì sẽ bán đi toàn bộ cổ phần đang sở hữu cho những nhà đầu tư có cam kết sẽ phát triển Hoa Sen. 

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

7 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

7 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

8 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

8 giờ trước

Các công ty chứng khoán gia tăng sức nóng "cuộc đua" tăng vốn

8 giờ trước