Doanh nghiệp tiêu dùng - phân phối cần chuẩn bị gì khi khối ngoại tăng tốc M&A?

Thứ hai, 18/03/2024-22:03
Xuất phát từ câu chuyện quỹ đầu tư của Trung Quốc đang nhắm đến việc mua cổ phần Bách Hóa Xanh cho đến xu thế mua bán - sáp nhập (M&A) của giới đầu tư ngoại ở ngành hàng tiêu dùng, phân phối ở Việt Nam cho thấy được rằng các doanh nghiệp nội địa trong lĩnh vực này cần chuẩn bị tâm thế một cách tốt hơn.

Thời gian gần đây, có thông tin về quỹ đầu tư CDH Investments của Trung Quốc đang đàm phán mua một số cổ phần 5-10% của chuỗi bán lẻ Bách Hóa Xanh thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG), LS. Đào Tiến Phong - Công ty Tư vấn InvestPush cho rằng, các nhà đầu tư của Trung Quốc đang quan tâm đến thị trường bán lẻ của Việt Nam vốn dĩ đang rất hot và sôi động, đặc biệt là mảng bán lẻ ở trên nền tảng thương mại điện tử. Họ vào thị trường nước ta để thúc đẩy các thương vụ M&A và làm khá là nhiều.





Xu thế mới hiện nay là giới đầu tư ngoại yêu cầu cần phải có ESG trong quá trình thẩm định thì họ mới có thể xúc tiến đến bước mua cổ phần. (Nguồn ảnh: Nhịp sống thị trường)
Xu thế mới hiện nay là giới đầu tư ngoại yêu cầu cần phải có ESG trong quá trình thẩm định thì họ mới có thể xúc tiến đến bước mua cổ phần. (Nguồn ảnh: Nhịp sống thị trường)

Đâu là động lực lớn để “rót vốn”

Là một người có bề dày kinh nghiệm tư vấn cho nhiều thương vụ M&A giữa nhà đầu tư ngoại với doanh nghiệp Việt, ông Đào Tiến Phong cho biết, nhu cầu M&A như trên là rất lớn và sẽ còn tiếp diễn chứ chưa thể dừng lại. Các doanh nghiệp tiêu dùng nào có sẵn hệ thống phân phối thì rất dễ làm giá trước các nhà đầu tư.

Cũng theo lời ông Phong, không chỉ với giới đầu tư Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài khác đang có những đánh giá về thị trường bán lẻ Việt đang rất tích cực và họ cũng đang vào Việt Nam khá là nhiều.

Vị luật sư này cho biết: “Tôi đang tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và mảng tiêu dùng, phân phối cũng đang được họ quan tâm khá là nhiều”. Còn theo TS. Nguyễn Tuấn Anh - chuyên gia về tài chính thuộc Đại học RMIT cho biết, từ câu chuyện CDH Investments đang muốn một số cổ phần của Bách Hóa Xanh, nếu như thành công thì có thể xem đây là thương vụ tiêu biểu trong năm 2024 này. Nhà đầu tư ngoại cũng đang nhắm đến các doanh nghiệp có chiến lược ổn định lâu dài, đặc biệt là tập trung vào ngành hàng tiêu dùng nông sản thực phẩm.

Cũng theo vị chuyên gia này, dự đoán năm 2024 và trong tương lai ngắn thì thị trường M&A ở Việt Nam sẽ rất sôi động. Lý do là bởi một số doanh nghiệp trong nước cần tái cơ cấu cho nên họ muốn gọi vốn bán tài sản đồng thời đứng trước áp lực về tài chính như hồi cuối năm 2023. 

Chia sẻ trong hội thảo tại TP.HCM vào ngày 12/3 được tổ chức bởi Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức để bàn về ngành hàng tiêu dùng, phân phối trước xu hướng M&A cùng với chiến lược đầu tư gọi vốn cho doanh nghiệp Việt Nam, TS. Nguyễn Tuấn Anh cũng đã đưa ra dẫn chứng về việc trong thời gian vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp Nhật Bản đã tham gia rất mạnh vào các thương vụ M&A, trong đó có những thương vụ ở ngành hàng tiêu dùng, phân phối.





Chuyên gia cho biết, nếu như doanh nghiệp nội địa tìm được nhà đầu tư chung sức chung tay để cùng nhau phát triển một cách bền vững và lâu dài dồng thời giúp tăng cường năng lực cho doanh nghiệp trong nước thì rất đáng để ủng hộ. (Nguồn ảnh: Kinh tế đô thị)
Chuyên gia cho biết, nếu như doanh nghiệp nội địa tìm được nhà đầu tư chung sức chung tay để cùng nhau phát triển một cách bền vững và lâu dài dồng thời giúp tăng cường năng lực cho doanh nghiệp trong nước thì rất đáng để ủng hộ. (Nguồn ảnh: Kinh tế đô thị)

Điển hình như Tập đoàn Nhật Bản Sojitz đã thông qua Sojitz Asia Pte.Ltd. cùng với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sojitz Việt Nam mua lại toàn bộ công ty phân phối thực phẩm lớn nhất Việt Nam là Công ty Cổ phần Đại Tân Việt (New Viet Dairy). 

Cũng như lý giải của vị chuyên gia tài chính thuộc Đại học RMIT, do đồng Yên của Nhật mất giá trong thời gian 5 năm trở lại đây, là động lực rất lớn cho giới đầu tư Nhật để tiếp tục rót vốn vào những cuộc thâu tóm thị trường Việt Nam - đây được xem là một sự lựa chọn an toàn.

Đứng trước xu hướng M&A như hiện nay thì câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp nội địa ở trong ngành hàng tiêu dùng, phân phối cần phải chuẩn bị tâm thế gì? TS. Nguyễn Tuấn Anh có đưa ra khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt ở trong ngành hàng tiêu dùng, phân phối trên bước đường gọi vốn đó là xu thế lớn về ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) sẽ ngày càng tăng cao đồng thời là yếu tố chính thúc đẩy các thương vụ M&A trong tương lai. Nghĩa là khi thực hiện M&A, giới đầu tư ngoại sẽ đặc biệt chú ý đến yếu tố này. 

Để không phải bán mình lại vừa nâng vị thế: Doanh nghiệp cần phải làm gì?

Thực tế cho thấy, trong quá khứ các nhà đầu tư không có những quy định hoặc là trong luật cũng không đưa ra các quy định nhất định về yếu tố ESG trong những thương vụ M&A. Mặc dù vậy, xu thế mới hiện nay là giới đầu tư ngoại yêu cầu cần phải có ESG trong quá trình thẩm định thì họ mới có thể xúc tiến đến bước mua cổ phần.

Hơn thế, ở trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt ở ngành hàng tiêu dùng và phân phối cần thể hiện được rõ là liệu có những khoản nợ xấu hay là chi phí vay quá cao hay là không, huy động vốn từ trái phiếu có lãi suất cao. Khi mà các nhà đầu tư ngoại nhìn vào bản cân đối kế toán của doanh nghiệp thì sẽ đánh giá xem liệu rằng đây có phải là thương vụ có lợi đối với họ hay là không?

Ví dụ như một số doanh nghiệp tiêu dùng có thể tự định giá rất là cao. Tuy nhiên thì khi mà họ định giá cao sẽ yêu cầu nhà đầu tư ngoại cũng sẽ cao lên trong báo cáo tài chính cũng như trong các bản cân đối kế toán của doanh nghiệp: liệu rằng doanh nghiệp có đáp ứng được yêu cầu của họ hay không trước khi nhà đầu tư đưa ra mức giá mà hai bên có thể đồng ý với nhau. 

Ngoài ra, giới chuyên gia cũng cho biết, một số yếu tố khác chính là liệu rằng những doanh nghiệp tiêu dùng và phân phối ở Việt Nam có sẵn sàng trong việc kết hợp với liên doanh hay không hay là chấp nhận việc bán mình. Hoặc là khi mà các doanh nghiệp có kế hoạch M&A thì cũng nên có cơ cấu cổ phần hóa trước nhằm mục đích thuận tiện về mặt pháp lý cũng như tránh được rủi ro về thuế. Và các doanh nghiệp nếu như có ý định bán một phần thì cũng nên chú ý đến chiến lược chống pha loãng để tránh việc bị thâu tóm toàn công ty. 





Điều cần hơn lúc này đó chính là chính sách vĩ mô phải tốt để trong quá trình M&A doanh nghiệp Việt vừa không phải bán mình lại vừa có thể dễ dàng trong việc tiếp cận với nguồn vốn ở bên ngoài, đồng thời cũng giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt Nam. (Nguồn ảnh: An ninh tiền tệ)
Điều cần hơn lúc này đó chính là chính sách vĩ mô phải tốt để trong quá trình M&A doanh nghiệp Việt vừa không phải bán mình lại vừa có thể dễ dàng trong việc tiếp cận với nguồn vốn ở bên ngoài, đồng thời cũng giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt Nam. (Nguồn ảnh: An ninh tiền tệ)

Và hơn thế, trước khi tính đến câu chuyện mời gọi góp vốn thì các doanh nghiệp nội địa ở ngành hàng tiêu dùng và phân phối cũng nên tự vấn khi khi nào các nhà đầu tư ngoại mua cổ phần của họ rồi sẽ thay đổi như thế nào, cách thức quản trị ra sao và kỳ vọng như thế nào?

Đứng trước xu thế M&A ở trong ngành hàng tiêu dùng và phân phối, có một vấn đề không kém phần quan trọng cũng nên được đặt ra đó là khâu chính sách nên có những hỗ trợ gì để cho các doanh nghiệp nội địa kinh doanh lĩnh vực này vẫn có thể làm chủ doanh nghiệp và vẫn có thể gọi vốn được mà không phải rơi vào cảnh “bán mình”.

Bàn về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho hay, nếu như doanh nghiệp nội địa tìm được nhà đầu tư chung sức chung tay để cùng nhau phát triển một cách bền vững và lâu dài, giúp tăng cường năng lực cho doanh nghiệp trong nước thì rất đáng để ủng hộ. Còn nếu như doanh nghiệp nội địa bán mình hay muốn bán đứt, rút khỏi thị trường để nhường lại sân chơi cho giới đầu tư ngoại thì đây là một điều thực sự đáng lo ngại.

Chính vì thế mà theo bà Phạm Chi Lan, mặc dù các doanh nghiệp nội địa đang cần tìm kiếm các nhà đầu tư mới, tìm kiếm những nhà đầu tư từ nước ngoài thì điều cần hơn đó chính là chính sách vĩ mô phải tốt để trong quá trình M&A doanh nghiệp Việt vừa không phải bán mình lại vừa có thể dễ dàng trong việc tiếp cận với nguồn vốn ở bên ngoài, đồng thời cũng giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt Nam./.

Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

2 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

4 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

4 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

8 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

9 giờ trước