Doanh nghiệp F&B bỏ mặt bằng phố tìm thuê trong ngõ vì áp lực tài chính

Thứ tư, 20/04/2022-11:04
Xu hướng bỏ qua mặt bằng ngoài phố để thuê những vị trí nằm trong ngõ có xuất phát từ định hướng kinh doanh của khách thuê. Dù không có được lợi thế về nhận diện thương hiệu nhưng mặt bằng ở trong ngõ sở hữu chi phí thuê hợp lý hơn và giảm áp lực tài chính cho các doanh nghiệp F&B.

Theo Nhịp Sống Kinh Tế, mặc dù Chính phủ đã cho phép hầu hết dịch vụ tại chỗ được phép hoạt động bình thường, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực ẩm phải đối mặt với khá nhiều khó khăn nhất định về mặt tài chính. Chi phí đầu vào tăng cao và thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân cũng tạo thêm áp lực làm cho các đơn vị này phải thay đổi chiến lược kinh doanh. Việc lựa chọn mặt bằng phù hợp chính là yếu tố then chốt quyết định đến khả năng sinh lời.


Doanh nghiệp F&B bỏ mặt bằng phố tìm thuê trong ngõ vì áp lực tài chính. Ảnh: minh họa
Doanh nghiệp F&B bỏ mặt bằng phố tìm thuê trong ngõ vì áp lực tài chính. Ảnh: minh họa

Các doanh nghiệp F&B đối mặt với nhiều thách thức

Theo số liệu mới công bố từ Tổng cục Thống kê cho thấy, các chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 3 năm 2022 tăng 0,7%, trong đó, khu vực thành thị tăng 0,75%; khu vực nông thôn tăng 0,66%. Đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2012 tới nay. Trong số đó, ngành giao thông có mức tăng mạnh nhất với giá xăng, dầu tăng 13,44% so với tháng trước. Bên cạnh đó, chỉ số giá lương thực tăng 0,17% bao gồm gạo và các mặt hàng lương thực chế biến khác.

Đặt trong bối cảnh chi phí vận chuyển và giá nguyên vật liệu đầu vào gia tăng, các doanh nghiệp bán lẻ và đặc biệt là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ẩm thực (F&B) vẫn nỗ lực để bình ổn giá. CPI của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,27% so với tháng trước. Có thể thấy rằng, tuy các hoạt động kinh doanh không còn bị hạn chế bởi dịch bệnh thì những đơn vị này tiếp tục phải đối mặt với những thách thức khác về tài chính.

Theo ghi nhận của Savills Việt Nam, dịch vụ ăn uống là một trong những lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ đại dịch Covid-19. Có nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa, hoàn trả mặt bằng hay thu nhỏ diện tích. Riêng tại trung tâm thương mại, có ít nhất 30% không gian bán lẻ đã rơi vào tình trạng "vườn không nhà trống" trong hai năm vừa qua.

Chi phí đầu tư ban đầu của một hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống là khá lớn. Các nhà hàng và quán ăn cần dành một khoản đáng kể cho nhiều công đoạn như lắp đặt, hoàn thiện mặt bằng, chuẩn bị trang thiết bị, nguyên liệu cùng nhân sự. Bởi thế, khi không được cấp phép hoạt động do dịch bệnh thì dòng tiền thu hồi vốn trong một năm đầu tiên sẽ rất chậm và ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn của đơn vị kinh doanh.

Giám đốc Cấp cao Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội - bà Hoàng Nguyệt Minh cho biết, vấn đề mặt bằng cũng sẽ là một yếu tố cần phải xem xét kỹ trong quá trình mở cửa. Thông thường, khách thuê mới sẽ phải thanh toán 3 tháng tiền đặt cọc và 3 tháng tiền ngay từ ban đầu. Điều này đã tạo thêm gánh nặng về nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp F&B. Nếu lựa chọn vị trí không chính xác, tiền đền bù do đóng cửa hay di dời sẽ tốn kém.


Giám đốc Cấp cao Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội - bà Hoàng Nguyệt Minh
Giám đốc Cấp cao Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội - bà Hoàng Nguyệt Minh

Sự thay đổi về mặt bằng của các doanh nghiệp F&B

Theo chia sẻ của chuyên gia Savills, các doanh nghiệp nên cố gắng tối ưu hóa giá trị và khả năng sử dụng mặt bằng. Khi lựa chọn địa điểm cửa hàng, các đơn vị kinh doanh cần phải tính toán những yếu tố như đối tượng khách hàng tiềm năng trong khu vực đó, khả năng tiếp cận với người đến sử dụng dịch vụ và người giao hàng hay khả năng thay đổi linh hoạt giữa các mô hình kinh doanh trực tiếp và trực tuyến.

Mặt bằng khối đế của các tòa nhà văn phòng và dự án nhà ở lớn sở hữu lợi thế về nguồn khách. Bởi đây là những khu vực đông dân cư nên có sẵn một lượng khách qua lại tự nhiên. Bên cạnh đó, khách thuê địa điểm này cũng sẽ nhận được hỗ trợ từ phía chủ đầu tư do họ coi các dịch vụ này là tiện ích quan trọng dành cho người dân sinh hoạt tại dự án.

Thêm vào đó, tại các trung tâm thương mại, cơ cấu về mặt bằng cũng đang có những sự thay đổi nhất định để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp F&B. Theo thiết kế phổ biến, khu vực ăn uống sẽ đặt ở trên các tầng cao, ví dụ như tầng 3 hoặc tầng 4. Tuy vậy, mức độ hoạt động và tần suất khách ghé thăm trung tâm thương mại vẫn đang ở mức thấp so với kỳ vọng của các cửa hàng. Mặc dù Chính phủ đã cho phép mở cửa để các dịch vụ tại chỗ được hoạt động trở lại bình thường nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thể đạt được hiệu quả về doanh thu so với đơn vị kết hợp nhiều hình thức kinh doanh khác nhau.


Doanh nghiệp F&B bỏ mặt bằng phố tìm thuê trong ngõ vì áp lực tài chính. Ảnh: minh họa
Doanh nghiệp F&B bỏ mặt bằng phố tìm thuê trong ngõ vì áp lực tài chính. Ảnh: minh họa

Vì vậy, nhiều trung tâm thương mại đã triển khai những giải pháp để đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa cách thức bán hàng. Chẳng hạn như đơn vị vận chuyển giờ đây có thể dễ dàng tiếp cận các cửa hàng F&B thông qua những cổng hay lối đi riêng. Mặt khác, các gian hàng nhỏ cũng được thiết lập ngay tại khu vực khối đế của các trung tâm thương mại. Với những phương án hỗ trợ này, sẽ giúp quá trình vận chuyển trở nên nhanh chóng hơn, thúc đẩy tình hình kinh doanh của các đơn vị thuộc ngành ẩm thực.

Bà Minh cũng cho biết thêm: "Bản thân các cửa hàng F&B đang giảm số lượng các cửa hàng mở theo chuỗi. Họ không cố gắng mở nhiều địa điểm như trước nữa mà tập trung vào những cửa hàng flagship (cửa hàng lớn nhất trong chuỗi cửa hàng bán lẻ) vừa có thể đáp ứng được khả năng nhận diện thu hút khách hàng, vừa thuận tiện cho dịch vụ giao hàng. Đặc biệt, với một số đơn vị đặc thù như cửa hàng đồ ăn nhanh, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm những địa điểm có kho bếp tiện lợi cho việc chế biến đồ mang đi thay vì thuê mặt bằng với giá cao để thu hút khách như trước đây".

Ngoài ta, trên thị trường có xuất hiện một số doanh nghiệp đã bỏ qua mặt bằng ngoài phố để thuê những vị trí nằm trong ngõ. Vị chuyên gia Savills này cho rằng xu hướng này xuất phát từ định hướng kinh doanh của khách thuê. Tuy không có được lợi thế về nhận diện thương hiệu nhưng mặt bằng ở trong ngõ sở hữu chi phí thuê hợp lý hơn. Đổi lại, các cửa hàng này sẽ phải phụ thuộc 90% việc tiếp thị thông qua hình thức trực tuyến. Cách làm này phù hợp với mô hình kinh doanh hiện tại trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội.

Với những biến động khó lường từ tình hình kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp dịch vụ ẩm thực cần phải linh hoạt hơn bao giờ hết. Để đạt được tăng trưởng như kỳ vọng thì những đơn vị này sẽ cần phải có kế hoạch kinh doanh khác nhau, từ việc tích hợp nhiều mô hình bán hàng đến việc tối ưu hóa công năng mặt bằng. Dù là nhà phố hay trung tâm thương mại thì yếu tố địa điểm sẽ quyết định đáng kể sự thành công của hoạt động kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp F&B sẽ cần phải đưa ra những lựa chọn phù hợp với chiến lược của mình ngay từ ban đầu. 

Theo: Nhịp Sống Kinh Tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

2 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

3 giờ trước

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

4 giờ trước

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

4 giờ trước

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

5 giờ trước