meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Điểm nóng” bất động sản năm 2023 sẽ dịch chuyển về vùng ven?

Chủ nhật, 15/01/2023-08:01
Nhiều chuyên gia địa ốc nhận định, chuyển dịch ra vùng ven sẽ là xu hướng trong thời gian tới đối với thị trường bất động sản. Các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh…sẽ đón những làn sóng đầu tư mới.

BĐS vùng ven nhiều tiềm năng

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ đô thị hóa nhanh trong khu vực Đông Á. Theo thống kê, mỗi năm, các đô thị Việt Nam có thêm trên 1 triệu dân. Đến tháng 9/2022, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đã đạt khoảng trên 41% với gần 900 đô thị.

Mặc dù được đánh giá có tốc độ đô thị hóa nhanh so với khu vực nhưng con số trên thấp hơn mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Hơn nữa, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với tỷ lệ bình quân của khu vực và thế giới. Các nước phát triển, tỷ lệ đô thị hóa thường ở mức trên dưới 80%.

Điều này lý giải cho việc mặt bằng tại các đô thị lớn như TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội ngày một hiếm. Đặc biệt là những mảnh đất có vị trí đẹp. Vì thế, làn sóng các dự án đổ về khu vực vùng ven ngày càng nhiều.

“Đơn cử như tại Hà Nội, chỉ mấy năm mà các khu đô thị tại Hoài Đức, Đan Phượng, Đông Anh… mọc lên rất nhiều. Làn sóng thị trường bất động sản đổ về các huyện ngoại thành, thậm chí là các tỉnh giáp Hà Nội, TP.HCM ngày càng nhiều. Điều này cho thấy tỉ lệ đông thị hóa tại Việt Nam khá nhanh. Và chỉ đến năm 2023, thị trường bất động sản vùng ven sẽ rất sôi động”, ông Nguyễn Chu Tuấn, Trưởng phòng kinh doanh của một công ty môi giới bất động sản có trụ sở tại quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.

anh-bds-vung-ven-1-1673627610.jpg
Bất động sản vùng ven sẽ là xu hướng trong thời gian tới đối với thị trường bất động sản. (Ảnh minh họa)

Ông Tuấn nói thêm, cách đây mấy năm, làn sóng bất động sản dịch chuyển ra các tỉnh như Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang diễn ra khá nhiều. Tuy nhiên, đây đều là những người đầu tư đất nền kiểu đi tắt đón đầu. Họ đầu cơ và khi giá đất tăng lên sẽ bán kiếm lời. Thế nhưng, hiện nay, do hạ tầng đã được đầu tư, các tuyến đường nối Hà Nội với các tỉnh như Hưng Yên, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh khá thuận tiện nên nhiều doanh nghiệp đổ về đây để xây dựng. Tại TP.HCM, các khu vùng ven như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng xuất hiện nhiều khu đô thị lớn, cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm. Điều đáng lưu ý là tại khu vực phía Nam thời gian qua, nguồn cung chính không phải đến từ TP.HCM mà đến từ các tỉnh vùng ven.

Việc bất động sản vùng ven lan dần ra ngoại thành hoặc đến các tỉnh giáp ranh thành phố lớn đã được dự báo trước. Bởi quỹ đất tại các TP như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng ngày càng khan hiếm. Chính vì thế, từ nhiều năm qua, các doanh nghiệp đã thực hiện việc đi tắt, đón đầu bằng việc mua diện tích đất lớn tại nhiều địa phương. Thời điểm đó, giá đất còn khá rẻ. Thậm chí, họ còn được chính quyền địa phương tạo điều kiện để có thể phát triển dự án nơi đây để thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

Nhiều dư địa trở thành điểm sáng

Đó là nhận định của ông Tô Ngọc Trường Giang, Giám đốc phát triển dự án của Tập đoàn Trần Liên Hưng. Ông Giang nói rằng, sang năm 2023 và các năm tiếp theo, bất động sản vùng ven có rất nhiều dư địa để phát triển, dù cả trong hoàn cảnh thị trường trầm lắng.

Thứ nhất, hiện nay quỹ đất tại các thành phố lớn đã hết. Thậm chí, tại ngoại thành TP.HCM hay Hà Nội cũng đang trở nền dần chật hẹp vì tốc độ đô thị hóa khá nhanh. “Chúng ta hãy so sánh cùng một khu vực chỉ sau 5 năm đã thấy sự khác nhau một cách rõ rệt khi các tòa nhà, khu công nghiệp, khu đô thị mọc lên san sát. Điều đó cho thấy quỹ đất sẽ bị thu hẹp lại rất nhanh. Và các khu đô thị, khu công nghiệp sẽ đổ về các tỉnh giáp ranh”, ông Giang nói.

Thứ hai, hiện nay hệ thống hạ tầng tại các tỉnh thành, các khu vực và các miền rất thuận tiện. Chúng ta đã và đang đầu tư hàng loạt cao tốc từ Bắc chí Nam. Bên cạnh đó, các tuyến quốc lộ, tuyến đường liên tỉnh cũng được đầu tư xây mới hoặc mở rộng. Vì thế, việc di chuyển từ các thành phố lớn đến các tỉnh giáp ranh chỉ 30-40 phút. Điều này rất thuận lợi cho những người làm việc tại thành phố và sáng đi chiều về khi có ô tô cá nhân. Ông Giang lấy ví dụ, từ một số huyện của Hưng Yên lên Hà Nội rất gần. Thực tế cho thấy, nhiều người làm tại thủ đô cũng sáng đi chiều về, họ không nhất thiết phải mua nhà ở nội đô. Đây cũng là xu hướng của các nước trên thế giới nói chung, một số nước thuộc Đông Nam Á. Khi chúng ta hoàn thành việc kết nối các tuyến cao tốc thì xu hướng này còn thể hiện rõ rệt hơn nữa.

anh06-1673627947.jpg
Ông Tô Ngọc Trường Giang, Giám đốc phát triển dự án của Tập đoàn Trần Liên Hưng.

Thứ ba, hiện nay giá bất động sản như nhà ở, đất nền, bất động sản kho bãi tại các tỉnh có giá cả khá hợp lý. So với một số nước trên thế giới, giá bất động sản vùng ven tại Việt Nam được cho là thấp và còn nhiều tiềm năng để phát triển. Sau đợt giá đất chùng xuống vào 2 năm 2021 và 2022 thì năm 2023 được dự đoán bất động sản vùng ven sẽ có cơ hội để bứt phá”, Giám đốc phát triển dự án của Tập đoàn Trần Liên Hưng chia sẻ.

Cùng quan điểm, CEO bất động sản Vũ Trường Thắng nói rằng, hiện nay, Việt Nam đang được xem là một trong những nước có thị trường bất động sản tăng trưởng khá trong khu vực. Việc chúng ta giữ được ổn định kinh tế, chính trị trong khi kinh tế thế giới khủng hoảng là một lợi thế rất hớn để thu hút đầu tư. Khi nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam đầu tư sẽ trở thành động lực phát triển vô cùng lớn. Nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư nhà máy ở Việt Nam hầu hết thực hiện ở các tỉnh vùng ven chứ trong thành phố không còn quỹ đất. Khi nhà máy được xây dựng sẽ kéo các phân khúc như kho bãi, bất động sản công nghiệp, dự án nhà ở cho công nhân và bất động sản bán lẻ.

“Tôi cho rằng, thời gian tới, bất động sản sẽ có những bước phát triển vững chắc hơn so với trước đây. Bởi nhiều nhà đầu tư theo cảm hứng, phong trào đã bị chôn vốn và mất tiền trong năm 2022. Giờ đây, thị trường bất động sản sẽ dành cho các nhà đầu tư biết phân tích kỹ thuật, có kinh nghiệm và có tiềm lực thực sự. Tương tự, việc đầu tư, xây dựng dự án cũng sẽ không dành cho các chủ đầu tư ăn xổi, yếu năng lực. Bởi, vừa rồi trên thị trường đã diễn ra cuộc thanh lọc quy mô lớn”, CEO Vũ Trường Thắng nhấn mạnh.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sắp có bệnh viện quốc tế quy mô 450 giường tại huyện đông dân nhất TP. Hải Phòng

Ứng dụng tra cứu quy hoạch Meey Map lọt vào “mắt xanh” của các ngân hàng

Hà Nội: Phân lại luồng xe khách để ngăn dừng đỗ trên đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng

Hà Nội: Bổ sung hệ thống biển báo, phân luồng, điều tiết giao thông để giải quyết điểm nóng ùn tắc

Bán vàng trực tuyến sẽ chấm dứt tình trạng người dân xếp hàng mua?

Hà Nội có hơn 60.000 căn hộ chưa được cấp "sổ đỏ" do sai phạm của chủ đầu tư

Điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà tại Hà Nội từ 22/6

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC: Chuyên gia nói gì?

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

5 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

5 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

5 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

5 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

5 giờ trước