ĐHĐCĐ Dầu Tường An (TAC) năm 2022 sau khi hủy niêm yết: Thông qua kế hoạch kinh doanh của năm, phát hành gần 17 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

Thứ tư, 29/06/2022-15:06
Trong ĐHĐCĐ năm nay, Dầu Tường An lên phương án phát hành gần 17 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Con số này tương đương với 50% số cổ phiếu mà TAC đang lưu hành với giá bán dự kiến là 15.000 đồng/cổ phiếu; dự kiến thực hiện ngay trong quý 3 và quý 4 năm nay. 

Thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022

Ngày 28/6/2022, Dầu thực vật Tường An (TAC) đã tiến hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2022. Đại hội nào đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với doanh thu thuần là 6.890 tỷ đồng, tăng 9,5% so với thực hiện năm trước. Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 215 tỷ đồng, đã giảm so với thực hiện năm 2021.

Dầu thực vật Tường An khẳng định, năm 2022 được đánh giá là năm có nhiều thay đổi khi tỷ lệ người dân được tiêm phòng vaccine Covid-19 cao. Bên cạnh đó, chính sách mở cửa nền kinh tế và kích thích đầu tư sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển trong bối cảnh “bình thường mới”. 

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc chiến Nga và Ukraine có nguy cơ gây bất ổn cho nền kinh tế thế giới nói chung và ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam nói riêng. Nhận thức được những thách thức lớn trong năm nay, HĐQT TAC đã đề ra chỉ tiêu kinh doanh 2022 với nhiều điều chỉnh về con số so với năm ngoái.


Ngày 28/6/2022, Dầu thực vật Tường An (TAC) đã tiến hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2022, thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay
Ngày 28/6/2022, Dầu thực vật Tường An (TAC) đã tiến hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2022, thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay

Hiện nay TAC là nhà máy sản xuất cho KDC phân phối. Bên cạnh đó, theo định hướng phát triển của Tập đoàn KIDO (KDC) thì trong thời gian tới chính là tiến hành tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy quản lý, tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, TAC sẽ tập trung vào việc sản xuất còn tập đoàn sẽ đảm nhận việc phân phối.

Chia sẻ về kế hoạch tăng trưởng công suất trong thời gian tới, CEO Bùi Thanh Tùng cho biết, hiện nay TAC chỉ tập trung vào việc sản xuất và đang có 2 nhà máy đặt ở Phú Mỹ và Vinh. Theo đánh giá của CEO Bùi Thanh Tùng, Dầu thực vật Tường An có thể nói là rất giỏi về vấn đề kỹ thuật sản xuất. Thế nên, chủ trương của Tập đoàn KDC sẽ tập trung vào việc phát triển thế mạnh này. 

Bên cạnh đó, KDC sẽ chuyên về vai trò phân phối và marketing để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Có thể thấy thời điểm hiện tại, biến động giá nguyên vật liệu đầu vào và giá xăng dầu cũng tăng mạnh, điều này khiến cho việc tích hợp bán chung kênh sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho cả đôi bên.

Vị CEO này cũng bổ sung rằng, kênh phân phối hiện hữu của KDC đã đủ rộng và phủ khắp nhiều nơi. Đây là một lợi thế có thể giúp đưa được sản phẩm TAC đến với đông đảo người tiêu dùng. Nhìn chung, Dầu thực vật Tường An chuyên sản xuất và kỹ thuật, Tập đoàn KDC chuyên phân phối, marketing với 2 lợi thế bổ trợ nhau, giúp hai hai bên có thể cùng nhau tiến nhanh và tiến xa hơn.  


Đối với chiến lược sản xuất kinh doanh năm nay tại nhà máy Vinh, TAC có đầu tư thêm 300 đến 400 tỷ, để tăng công suất tăng thêm hơn 300 tấn/ngày. Ảnh minh họa
Đối với chiến lược sản xuất kinh doanh năm nay tại nhà máy Vinh, TAC có đầu tư thêm 300 đến 400 tỷ, để tăng công suất tăng thêm hơn 300 tấn/ngày. Ảnh minh họa

Đối với chiến lược sản xuất kinh doanh năm nay tại nhà máy Vinh, TAC có đầu tư thêm 300 đến 400 tỷ, để tăng công suất tăng thêm hơn 300 tấn/ngày. Thực tế, nhà máy tại Vinh là một trong những đầu mối cho thị trường phía Bắc, vì thế việc nâng công suất giúp tiết giảm chi phí logistics, từ đó gia tăng thêm được giá trị cho Công ty cũng như cổ đông.

Dự kiến mua lại cổ phiếu từ cổ đông nhỏ lẻ sau khi hủy niêm yết

Cũng tại đại hội này, Dầu thực vật Tường An cho biết doanh nghiệp đã hủy công ty đại chúng, đồng thời hủy niêm yết. Để giải quyết quyền lợi cho cổ đông, Tập đoàn KDC cam kết sẽ thực hiện việc mua lại cổ phiếu TAC mà các cổ đông còn lại đang nắm giữ trong trường hợp cổ đông có nhu cầu chuyển nhượng.


Chủ tịch Trần Lệ Nguyên khẳng định, sau khi Tường An (TAC) đã huỷ niêm yết, không còn là công ty đại chúng thì HĐQT và ban lãnh đạo có chủ trương vì quyền lợi cổ đông sẽ mua lại hết. Ảnh minh họa
Chủ tịch Trần Lệ Nguyên khẳng định, sau khi Tường An (TAC) đã huỷ niêm yết, không còn là công ty đại chúng thì HĐQT và ban lãnh đạo có chủ trương vì quyền lợi cổ đông sẽ mua lại hết. Ảnh minh họa

Chủ tịch Trần Lệ Nguyên khẳng định, sau khi Tường An (TAC) đã huỷ niêm yết, không còn là công ty đại chúng thì HĐQT và ban lãnh đạo có chủ trương vì quyền lợi cổ đông sẽ mua lại hết.

Đáng chú ý, trong thời gian vừa qua, Tập đoàn KDC đã tiến hành mua gần 9% của các cổ đông hiện hữu. Bên cạnh đó, đối với các cổ đông còn lại, KDC sẽ tiếp tục uỷ quyền cho Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) mua lại trong khoảng từ 1 cho đến 2 tháng. Như vậy, với các đợt mua cổ đông này, nếu các cổ đông nhỏ muốn bán ra thì tập đoàn sẽ sẵn sàng mua lại. Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông nhỏ lẻ, HĐQT KDC quyết định sẽ tăng mức giá mua lại từ 60.000 đồng/cổ phiếu lên 70.000 đồng/cổ phiếu.


Bên cạnh đó, đối với các cổ đông còn lại, KDC sẽ tiếp tục uỷ quyền cho Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) mua lại trong khoảng từ 1 cho đến 2 tháng. Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, đối với các cổ đông còn lại, KDC sẽ tiếp tục uỷ quyền cho Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) mua lại trong khoảng từ 1 cho đến 2 tháng. Ảnh minh họa

Đây cũng là đợt mua cuối cùng; nếu như cổ đông không giao dịch thì có thể giữ lại cổ phiếu và công ty vẫn đảm bảo các quyền lợi bình thường, trong đó có cả việc chia cổ tức.

Thời điểm hiện tại, công ty đã lên phương án phát hành gần 17 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Con số này tương đương với 50% số cổ phiếu đang lưu hành. Dự kiến, giá bán cổ phiếu sẽ vào khoảng 15.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện việc phát hành cổ phiếu sẽ vào khoảng quý 3 hoặc quý 4 năm nay. Sau khi phát hành thành công, công ty sẽ thu về 254 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được dùng với mục đích cân đối bổ sung vốn cho các hoạt động kinh doanh.  

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

5 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

14 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

14 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

14 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

15 giờ trước