ĐHCĐ HDBank năm 2022: Chính thức có HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới

Thứ năm, 28/04/2022-17:04
Trong bối cảnh năm 2021 nhiều biến động, song HDBank đã chủ động thích ứng linh hoạt, đảm bảo được hoạt động kinh doanh tăng trưởng cao. Các chỉ tiêu kinh doanh chính của ngân hàng đều vượt kế hoạch mà ĐHĐCĐ giao cho. 

Theo Nhịp sống kinh tế, chiều ngày 26/4/2022, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán HDB) đã tiến hành tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2022 theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Theo đó, đại hội được tổ chức trực tiếp tại TP.HCM, còn tại các đầu cầu trong nước và ngoài nước theo hình thức trực tuyến. 

Theo thông báo của Ban kiểm tra tư cách cổ đông, đến thời điểm chốt danh sách cổ đông chính thức ngày 23/3 vừa qua, HDBank có tổng cộng 28.390 cổ đông. Trong đó có 249 cổ đông tổ chức (122 tổ chức nước ngoài) và 28.141 cổ đông cá nhân.


Chiều ngày 26/4/2022, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán HDB) đã tiến hành tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2022
Chiều ngày 26/4/2022, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán HDB) đã tiến hành tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2022

Tham dự đại hội cổ đông chiều 26/4 có tổng cộng 208 cổ đông đại diện hơn 1,6 tỷ cổ phần. Con số này tương đương 83,22% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của HDBank.

Năm 2021 của HDBank cùng các con số ấn tượng

Trong đại hội cổ đông, lãnh đạo ngân hàng báo cáo và cho biết, trong bối cảnh năm 2021 nhiều biến động song HDBank đã chủ động thích ứng linh hoạt, đảm bảo việc vận hành an toàn, chất lượng cùng kinh doanh tăng trưởng cao. Năm qua là năm đầu tiên HDBank thực thi chiến lược phát triển 2021-2025. Tuy nhiên HDBank ghi nhận các chỉ tiêu kinh doanh đều đạt hoặc vượt kế hoạch mà ĐHĐCĐ giao.

Đáng chú ý, các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động như ROE và ROA lần lượt đạt 23,3% và 1,9%, hai chỉ tiêu này đều vượt kế hoạch ĐHCĐ giao. Bên cạnh đó, an toàn vốn và thanh khoản được đảm bảo với chỉ số chất lượng. Trong đại dịch, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng triển vọng tín nhiệm B1 của ngân hàng từ Ổn định lên Tích cực. Theo đó, ngân hàng đã trích lập đủ 100% dự phòng cho nợ được cơ cấu lại do đại dịch Covid-19. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của HDBank đạt 30.790 tỷ, tăng 25%. Điều này giúp hệ số an toàn vốn CAR (chuẩn Basel II) đạt trên 14,3%. Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ chỉ 1,26%, tỷ lệ thấp trong ngành. 


Tham dự đại hội cổ đông chiều 26/4 có tổng cộng 208 cổ đông đại diện hơn 1,6 tỷ cổ phần
Tham dự đại hội cổ đông chiều 26/4 có tổng cộng 208 cổ đông đại diện hơn 1,6 tỷ cổ phần

Năm 2021, tổng tài sản hợp nhất của HDBank đạt hơn 374 nghìn tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, ngân hàng có lợi nhuận trước thuế đạt 8.070 tỷ đồng, tăng 39% so với năm trước và hoàn thành 111% kế hoạch. Tổng thu nhập hoạt động cũng tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, vượt 16.758 tỷ đồng. Thu nhập dịch vụ tăng mạnh mức 103%. Đặc biệt, doanh thu mảng Bancassurance của HDBank vươn lên nhóm dẫn đầu các ngân hàng.

Trong quá trình chuyển đổi số, HDBank cũng luôn giữ vai trò tiên phong và là ngân hàng đi đầu về tín dụng xanh, những chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo và hoạt động sản xuất thân thiện với môi trường. Năm vừa qua, trái phiếu chuyển đổi của HDBank đã thu hút nhiều “ông lớn” về định chế tài chính trên thế giới như IFC, DEG – quỹ đầu tư trực thuộc Ngân hàng Tái thiết Đức KfW, Leapfrog Investments lựa chọn và ký kết hợp tác nhằm thúc đẩy hơn nữa các chương trình chống biến đổi khí hậu, tài trợ các dự án đáp ứng các tiêu chuẩn về ESG. 

Bên cạnh đó, ngân hàng luôn thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng trong khoảng thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Cụ thể, HDBank tham gia đóng góp quỹ vắc xin, hỗ trợ những người bị ảnh hưởng dịch bệnh và chăm lo công tác an sinh xã hội cho những người có hoàn cảnh khó khăn.  

Mục tiêu lợi nhuận năm 2022

Trong đại hội cổ đông, HDBank đã trình kế hoạch kinh doanh năm 2022. Theo đó, dự kiến lợi nhuận trước thuế đạt 9.770 tỷ đồng, tăng 21% so với mức thực hiện năm 2021. Tổng tài sản năm 2022 dự kiến đạt 440.439 tỷ đồng, tăng 18% so với thực hiện của năm trước. Tổng huy động và dư nợ tín dụng đạt 392.683 tỷ đồng và 256.060 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 17% và 20%.

Trong đó, dư nợ tín dụng thực hiện tối đa của ngân hàng không vượt quá chỉ tiêu tăng trưởng do NHNN phê duyệt. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay dự kiến cũng không vượt qua mức 2%. Các tỷ lệ sinh lời ROA, ROE năm 2022 mục tiêu đạt lần lượt 1,92% và 22,2%.

Trong đại hội cổ đông, ngân hàng cũng đệ trình phương án tăng vốn điều lệ thêm gần 5.231 tỷ đồng thông qua hai đợt phát hành cổ phiếu. Tại đợt phát hành thứ nhất, HDBank sẽ tung ra hơn 503 triệu cổ phiếu để chia cổ tức năm 2021 theo tỷ lệ 25%. Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 25 cổ phiếu mới. Nguồn thực hiện sẽ được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối tích lũy. Sau khi phát hành cổ phiếu đợt 1, vốn điều lệ dự kiến của HDBank tăng thêm hơn 5.031 tỷ đồng.


Ông Phạm Quốc Thanh - TGĐ HDBank báo cáo tại đại hội
Ông Phạm Quốc Thanh - TGĐ HDBank báo cáo tại đại hội

Đến đợt 2, HDBank sẽ phát hành thêm 20 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP), tăng vốn thêm 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, lượng cổ phiếu trên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ ngày phát hành. Với số vốn tăng thêm ở trên, ngân hàng dự kiến sử dụng vào việc cho vay trung dài hạn, phần còn lại để bổ sung vốn lưu động cho ngân hàng. Như vậy, sau 2 đợt phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ vào cuối năm 2022 của HDBank dự kiến đạt 25.503 tỷ đồng, tăng 27% so với hiện tại.

Tại đại hội cổ đông, một khía cạnh đáng chú ý khác chính là phương án phân phối lợi nhuận năm 2021. Được biết, sau khi tiến hành trích lập các quỹ cũng như lợi nhuận của các cổ đông thiểu số, lợi nhuận năm 2021 còn lại 5.054 tỷ đồng. Cộng thêm khoản lợi nhuận chưa chia của các năm trước, lợi nhuận có thể sử dụng để chia cổ tức của ngân hàng là gần 5.350 tỷ.

Bên cạnh đó, HĐQT HDBank còn đưa ra hàng loạt tờ trình quan trọng khác trong đại hội cổ đông để các cổ đông thông qua như: Danh sách bầu cử HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2022 - 2026; Niêm yết trái phiếu ở thị trường nước ngoài; Thay đổi phương án phát hành ESOP cho cán bộ nhân viên; uỷ quyền cho HĐQT quyết định các nội dung liên quan đến mua, bán tài sản, M&A, tham gia tái cơ cấu…

Tất cả các tờ trình trên đều được cổ đông thông qua với tỷ lệ nhất trí cao.

Theo: toquoc.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Nhà tập thể cũ được đẩy giá gần nửa tỷ đồng chỉ sau 1 tháng

17 giờ trước

Ủy quyền sử dụng đất là gì? Mẫu giấy tờ ủy quyền sử dụng đất chuẩn nhất năm 2024

17 giờ trước

Nam Long (NLG) báo lỗ 65 tỷ đồng trong quý I/2024

18 giờ trước

Bất động sản sẽ là "kênh dẫn vốn" kiều hối tốt trong thời gian tới

18 giờ trước

Fed giữ nguyên lãi suất lần thứ 6

22 giờ trước