meeyland app
Meey Land
Sàn giao dịch bất động sản
Tải ứng dụng

Đạo luật Dodd – Frank và những điều cần biết

Chủ nhật, 04/06/2023-22:06
Đạo luật Dodd – Frank được ban hành đã vấp phải những ý kiến trái chiều trên phố Wall nhưng cũng đã đánh dấu một bước đi quan trọng trong việc cải cách tài chính, song, đến thời điểm hiện tại đạo luật này gần như đã bị xóa bỏ.

Đạo luật Dodd-Frank là gì?

Đạo luật Dodd-Frank cải cách và bảo vệ người tiêu dùng của Phố Wall được đưa ra và chiếm nội dung chủ yếu trong luật cải cách tài chính được thông qua trong chính quyền Obama vào năm 2010. Bộ đạo luật này có rất nhiều điều khoản được đưa ra và liệt kê trong khoảng 2.300 trang giấy, được phổ biến và áp dụng sử dụng trong khoảng vài năm.  Dodd-Frank ra đời đã quyết định thành lập theo một số cơ quan chính phủ mới đảm nhận nhiệm vụ giám sát những phần khác nhau của đạo luật. Đồng thời, giám sát việc thực hiện của các tổ chức khác cũng như hệ thống tài chính của quốc gia. Tuy nhiên, khi tổng thống Donald Trump lên nắm quyền đã cam kết bãi bỏ Dodd-Frank với một đạo luật kí mới vào tháng 5/2018 để xóa bỏ một số phần quan trọng của đạo luật này.


Đạo luật Dodd-Frank cải cách và bảo vệ người tiêu dùng của Phố Wall được đưa ra và chiếm nội dung chủ yếu trong luật cải cách tài chính được thông qua khi ông Obama nắm quyền
Đạo luật Dodd-Frank cải cách và bảo vệ người tiêu dùng của Phố Wall được đưa ra và chiếm nội dung chủ yếu trong luật cải cách tài chính được thông qua khi ông Obama nắm quyền

Đặc điểm của Đạo luật Dodd-Frank cải cách và bảo vệ người tiêu dùng của Phố Wall

Muốn hiểu được hết về Đạo luật Dodd-Frank cũng như những lợi ích mà đạo luật mang lại cần phải nắm được những đặc điểm cơ bản như sau: 

1. Ổn định tài chính

Theo Dodd-Frank quy định thì Ủy ban giám sát ổn định tài chính và Cơ quan thanh lí trật tự (Orderly Liquidation Authority) sẽ đảm nhận nhiệm vụ giám sát các công ty tài chính lớn trong quá trình hoạt động tài chính để lường trước và tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ.

2. Cơ quan bảo vệ tài chính tiêu dùng

Khi Đạo luật Dodd-Frank được sáng lập thì cơ quan bảo vệ tài chính tiêu dùng (CFPB) cũng được thành lập và giao nhiệm vụ quản lý, ngăn chặn việc cho vay thế chấp dẫn đến những cuộc khủng hoảng nợ trên toàn đất nước. Những trường hợp được vay thế chấp sẽ phải chịu sự giám sát, quản lý và giải thích rõ ràng của cơ quan này rồi mới cân nhắc việc có đồng ý vay hay không. 

Chính điều này đã khiến cho các công ty môi giới thế chấp không thể kiếm được những khoản hoa hồng cao hơn nhờ vào việc tư vấn cho khách hàng. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng đã ngăn các công ty môi giới chỉ đạo người vay có tiềm năng trả được lãi suất cao nhất cho khoản vay.

3. Quy tắc Volcker

Một trong những thành phần quan trọng của Đạo luật Dodd-Frank phải kể đến là quy tắc Volcker. Theo như quy tắc này thì các ngân hàng sẽ hạn chế có thể đầu tư, hạn chế giao dịch đầu cơ và loại bỏ giao dịch độc quyền. Đồng thời, các ngân hàng cũng không được phép tham gia vào những quỹ phòng hộ của các công ty cổ phần tư nhân vì đây là một phần quá rủi ro. 

4. Văn phòng xếp hạng tín dụng của Ủy ban giao dịch và chứng khoán Mỹ (SEC)

Thời điểm trước khi đạo luật Dodd-Frank ra đời các cơ quan xếp hạng tín dụng bị cáo buộc là một phần tạo nên cuộc khủng hoảng tài chính khi đã xếp hạng công khai việc đầu tư thuận lợi gây hiểu lầm. Chính vì thế, Dodd-Frank đã thành lập Văn phòng xếp hạng tín dụng của SEC đảm nhận nhiệm vụ giám sát và sắp xếp các cơ quan cung cấp xếp hạng tín dụng đáng tin cậy trên toàn đất nước. 

5. Chương trình tố giác

Để kích thích mọi người có tinh thần tố giác và trung thực thì Dodd-Frank thiết lập một chương trình trao thưởng bắt buộc, những người dám đứng ra tố giác những vụ tham nhũng, sai trái có thể nhận tiền thưởng từ 10% đến 30% số tiền thu được từ một vụ kiện tụng, thời gian tố giác cũng được gia hạn trong khoảng từ 90 đến 180 ngày.

Những nội dung chủ yếu của Đạo luật Dodd-Frank

Tại thời điểm đạo luật Dodd-Frank ra đời mục đích chính là để cải thiện tình hình tài chính của thị trường Mỹ bao gồm cấi trúc hệ thống giám sát, mối quan hệ của các cơ quan giám sát, sản phẩm dịch vụ tài chính và bảo vệ người tiêu dùng, người sử dụng dịch vụ với những điểm mới đáng chú ý như sau: 

- Thành lập Văn phòng bảo vệ tài chính tiêu dùng (CFPB) với mục đích chính bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tránh những sản phẩm tài chính lừa đảo, không trung thực. 

- Thành lập Hội đồng giám sát ổn định tài chính (FSOC) với nhiệm vụ chính để giám sát và giải quyết những rắc rối đối với những rủi ro thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng. 

- Đạo luật được sáng lập để tăng cường quy định pháp lý, điều chỉnh những vấn đề xung quanh lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, đảm bảo sự minh bạch, công khai của các tổ chức tài chính – tín dụng. Đồng thời, áp dụng những chính sách mới có hiệu quả, quy định theo yêu cầu để đảm bảo mọi việc được diễn ra đúng trật tự. 

- Đưa ra quy định về hoạt động của các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, vấn đề lương thưởng, tăng cường quyền lực của Ủy ban giao dịch chứng khoán với các cơ quan tài chính khác đảm bảo không có sự vượt quyền hoặc mập mờ trong hoạt động tài chính của phố Wall, đảm bảo người tiêu dùng được bảo vệ tối đa. 

- Điểm nổi bật nhất của các đạo luật này chính là những quy định đối với các ngân hàng trong vài năm sẽ phải rút dần vốn ra khỏi các quỹ đầu cơ, quỹ tư nhân và chỉ được nắm giữ tối đa 3% số cổ phiếu của các quỹ này. Đạo luật này cũng sẽ áp dụng những mức phí mới và hạn chế với các ngân hàng lớn nhất cả nước nhằm đặt ra các giới hạn nhất định với thị trường phái sinh trị Đây cũng là một cách để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và hạn chế những cuộc khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra trên thị trường.


Đạo luật Dodd-Frank ra đời nhằm cải thiện và cân bằng lại tình hình tài chính – ngân hàng của phố Wall nói riêng và nước Mỹ nói chung
Đạo luật Dodd-Frank ra đời nhằm cải thiện và cân bằng lại tình hình tài chính – ngân hàng của phố Wall nói riêng và nước Mỹ nói chung

Đạo luật Dodd-Frank ra đời nhằm cải thiện và cân bằng lại tình hình tài chính – ngân hàng của phố Wall nói riêng và nước Mỹ nói chung. Tuy đạo luật đã gây ra những tranh cãi trái chiều nhưng không thể phủ nhận những vấn đề khủng hoảng về tài chính mà đạo luật này đã cải thiện được trong một khoảng thời gian ngắn trước khi bị xóa bỏ.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bài học từ thất bại của start-up xe điện SUV không “đụng hàng”

Công ty mẹ Shopee đạt doanh thu quý cao kỷ lục

Những việc làm tưởng tiết kiệm hóa ra lại “đốt” tiền

Kinh nghiệm “mua tận gốc, bán tận ngọn” giúp chàng trai trẻ “hái” ra tiền

Những khoản chi làm “cạn kiệt ví tiền” mà dân văn phòng nên tránh

5 xu hướng làm giàu nhanh chóng ở độ tuổi 20 - 30

Thế hệ Gen Z theo đuổi phong cách tài chính phóng khoáng nhưng vẫn tự chủ

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tin mới cập nhật

Cuộc đua hút vốn của các startup công nghệ bất động sản

1 giờ trước

Phân khúc nào có mức tăng trưởng tốt nhất 2 quý đầu năm

3 giờ trước

Siêu dự án sân golf rộng 500ha sắp triển khai ở Phú Thọ

3 giờ trước

Chung cư chiếm sóng thị trường bất động sản 2024

21 giờ trước

Cần khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia gói 120.000 tỉ đồng ngoài "Big 4"

22 giờ trước