Down Round là gì? Những lưu ý để tránh rơi vào trường hợp Down Round
Down Round là gì?
Down Round là trường hợp một công ty gọi vốn trong vòng sau giá trị của công ty định giá thấp hơn so với lần gọi vốn trước. Các công ty khởi nghiệp thường có nhiều vòng gọi vốn trong quá trình hình thành và phát triển.
Nếu như trong quá trình đó công ty tăng trưởng và phát triển mạnh thì mức định giá của các vòng gọi vốn sẽ tăng dần. Tuy nhiên với trường hợp mức định giá giảm xuống, đây là dấu hiệu cảnh báo tình hình hoạt động của công ty đó không khả quan như lúc đầu. Thời điểm này Down Round xảy ra buộc công ty phải bán cổ phiếu phát hành thêm với giá thấp hơn để “giải cứu”.
Đối với các công ty tư nhân hay các công ty khởi nghiệp họ muốn có thêm nguồn vốn để phát triển thì cần phải thông qua một loạt các giai đoạn, được gọi là các vòng gọi vốn từ các nhà đầu tư hoặc quỹ đầu tư. Thông thường, các công ty sẽ mong muốn gọi đủ vốn cần thiết từ những vòng đầu tiên mà không cần vòng tiếp theo.
Khi một doanh nghiệp phát triển, thì đối với mỗi vòng cấp vốn sẽ lại được định giá cao dần phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hoàn thiện. Trên thực tế, giá trị của một công ty không thể ổn định nhất là với những công ty khởi nghiệp mà phải chịu sự tác động khiến nó thấp hơn so với những vòng định giá trước. Nếu như xảy ra trường hợp này thì các nhà đầu tư sẽ xem xét đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi với giá bán thấp hơn so với các vòng gọi vốn trước đó, đây chính là Down Round.
Ở những vòng đầu tiên các nhà đầu tư sẽ có xu hướng mua những công ty khởi nghiệp này ở mức giá thấp nhất, còn trong những vòng tiếp theo các nhà đầu tư sẽ có lợi thế hơn để xem liệu các công ty có thể đáp ứng các tiêu chuẩn đã nêu hay không thì mới quyết định tăng hoặc hạ giá theo tình hình thực tế.
Nếu như có nhiều doanh nghiệp cùng gọi vốn trong một vòng thì doanh nghiệp nào có nhiều thế mạnh và kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực của mình thì rõ ràng họ sẽ có được lợi thế và dễ dàng huy động vốn từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình gọi vốn nếu những lợi thế biến mất hoặc không phát huy tác dụng thì các nhà đầu tư sẽ tìm cách phòng ngừa rủi ro bằng cách yêu cầu định giá thấp hơn trong các vòng gọi vốn tiếp theo. Tóm lại, qua mỗi vòng gọi vốn các nhà đầu tư sẽ phải so sánh những giai đoạn phát triển của sản phẩm, khả năng quản lý của người đứng đầu cùng một số thông tin khác của công ty cạnh tranh thì mới xác định được mức giá hợp lí cho vòng gọi vốn tiếp theo.
Down Round có thể xảy ra ngay cả khi một công ty đáp ứng được mọi tiêu chí được đưa ra chứ không gì phải thiếu mới rơi vào Down Round. Nhằm tránh được tối đa rủi ro có thể xảy ra, các qũy đầu tư mạo hiểm thường yêu cầu định giá thấp hơn và tham gia vào bộ máy lãnh đạo của công ty. Đây là điều có thể thay đổi hoạt động của công ty gọi vốn nhưng họ bắt buộc phải đánh đổi để có người đồng hành.
Nguyên nhân xuất hiện Down Round
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng Down Round là các nhà đầu tư “mặc cả” giá xuống thấp để tránh rủi ro trong quá trình đàm phán. Đây là điều rất dễ hiểu khi các nhà đầu tư lo ngại thị trường khủng hoảng hoặc chiến lược kinh doanh của công ty chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, việc xuất hiện các đối thủ cạnh tranh cũng có thể làm giảm khả năng phát triển của công ty dẫn đến kết quả không như kì vọng.
Đôi khi, Down Round cũng có thể xuất hiện trong các điều khoản quy định trước đó trong hợp đồng góp vốn. Thông thường, các nhà đầu tư sẽ đưa ra điều khoản góp vốn cao hơn nếu như công ty đạt được các điều kiện thỏa thuận về lợi nhuận, doanh thu, chiếm lĩnh thị phần... nếu công ty không đáp ứng được các điều kiện này thì trong các vòng gọi vốn sau nhà đầu tư có thể mua cổ phần với mức giá thấp hơn.
Một trường hợp nữa có thể xảy ra Down Round là khi có sự tham gia của quỹ đầu tư mạo hiểm. Với các quỹ đầu tư mạo hiểm thường sẽ yêu cầu mức giá thấp hơn kèm theo một yêu cầu khi tham gia vào vị trí trong ban lãnh đạo hoặc tham gia vào các quyết định của công ty.
Tác động của Down Round?
Giảm giá trị định giá của công ty
Down Round xuất hiện khiến định giá công ty giảm khi phải bán cổ phiếu với giá thấp hơn hoặc bán với số lượng nhiều hơn. Chính điều này khiến giá trị công ty giảm sustt, hoạt động của công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng do tiền vốn ít đi, bên cạnh đó, nhà sáng lập không thể đưa công ty đi theo hướng chiến lược ban đầu.
Giảm giá trị cổ phần của cổ đông hiện hữu
Giá trị công ty giảm dẫn đến việc cổ phần của cổ đông cũng bị giảm theo, đối với các nhà đầu tư mạo hiểm thì việc giảm giá trị cổ phần này cũng là một bất lợi. Bên cạnh đó, nếu không có chiến lược để chốt lời với doanh nghiệp khởi nghiệp thì họ cũng phải chịu rủi ro.
Làm thế nào để tránh Down Round trong kinh doanh
Tiến hành thương lượng
Cách đầu tiên để tránh Down Round chính là thương lượng các điều khoản từ vòng gọi vốn với các nhà đầu tư. Muốn thương lượng được mức giá phù hợp thì công ty bắt buộc phải có những quyền lợi hấp dẫn với nhà đầu tư.
Chi tiêu hợp lý
Nếu đã đạt điểm hòa vốn hoặc tạo ra doanh thu thì cần phải cân nhắc việc chi tiêu và trì hoãn nhu cầu huy động vốn nếu thấy không khả quan. Nên duy trì công ty đến thời điểm thị trường khởi sắc thì mới có thể deal giá hợp lý.
Xem xét các khoản vay
Trong thời điểm ngắn hạn, công ty có thể chuyển một số khoản vay của nhà đầu tư thành cổ phần để trì hoãn việc gọi vốn.
Down Round là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng với những startup khi tham gia gọi vốn với các nhà đầu tư. Để tránh trường hợp Down Round lặp lại nhiều lần cần phải hết sức cẩn thận và không nên quá liều lĩnh vào những phi vụ mình chưa chắc chắn.