meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thông tin cần biết về Burn Rate

Thứ hai, 29/05/2023-08:05
Việc các công ty startup mới gia nhập thị trường lại Burn Rate mãnh liệt là điều không còn xa lạ, nhưng không phải công ty nào cũng làm được điều này.

Burn Rate là gì?

Trong tiếng Anh Burn Rate có nghĩa là tỷ lệ hoặc tốc độ đốt tiền của các công ty, thông thường, thuật ngữ này chủ yếu để mô tả các doanh nghiệp mới thành lập hoặc những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Đây là cụm từ để miêu tả về các chi phí mà công ty đã sử dụng trước khi tạo ra lợi nhuận cho công ty. Các doanh nghiệp startup thường dùng Burn Rate như một thước đo cho khoảng thời gian khởi nghiệp mà doanh nghiệp hoạt động, vận hành trơn tru trước khi hết tiền. Khi nguồn tiền cạn kiệt, công ty sẽ phải tìm những nguồn vốn mới để bổ sung nhằm duy trì sự phát triển và các hoạt động nếu không sẽ phải đóng cửa công ty. 

Ý nghĩa Burn Rate đối với các công ty startup

Burn Rate được xác định dựa trên số tiền chi tiêu mỗi tháng, ví dụ trong một tháng công ty đó chi tiêu khoảng 100 triệu đồng thì Burn Rate là 100 triệu đồng họ bỏ ra cho tổng cộng những khoản chi hàng tháng. Các startup và nhà đầu tư áp dụng Burn Rate vào trong kinh doanh để theo dõi lượng tiền mặt mà họ chi tiêu hàng tháng, thông qua đó để tính được khoảng thời gian mà công ty có thể duy trì hoạt động đến khi có thể tạo ra lợi nhuận hoặc ít nhất là đến vòng gọi vốn tiếp theo. 

Burn Rate càng cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đang phải cho rất nhiều cho tất cả các khoản, nhưng không phải cứ chi tiêu cao là không tốt vì nếu tạo ra lợi nhuận thì việc chi cao cũng là điều xứng đáng để mang lại kết quả đáng mong đợi. Đồng thời, việc tiêu tiền cũng là để đưa sản phẩm ra thị trường một cách rộng rãi, phổ biến thì cũng rất xứng đáng để chi chứ không thể quá tiết kiệm.

Các công ty hoàn toàn có thể điều chỉnh lại việc chi tiêu của mình để giảm Burn Rate bằng nhiều cách khác nhau như cắt giảm chi phí, thu hẹp văn phòng, cắt giảm nhân viên, tìm nguồn nhập hàng có giá rẻ và hợp lý hơn… Tuy nhiên, việc cắt giảm này phải cân đối một cách chi tiết, có khoa học tránh làm ảnh hưởng đến kết quả tổng thể của công ty. 


Trong tiếng Anh Burn Rate có nghĩa là tỷ lệ hoặc tốc độ đốt tiền của các công ty, thông thường, thuật ngữ này chủ yếu để mô tả các doanh nghiệp mới thành lập
Trong tiếng Anh Burn Rate có nghĩa là tỷ lệ hoặc tốc độ đốt tiền của các công ty, thông thường, thuật ngữ này chủ yếu để mô tả các doanh nghiệp mới thành lập

Những thước đo tài chính các công ty startup nên lưu ý

Việc điều chỉnh Burn Rate phù hợp nhu cầu thực tế của công ty rất quan trọng, vì thế, các công ty khởi nghiệp cần phải dựa vào những thước đo tài chính để tìm ra phương án thích hợp như sau:

- Ngân sách cố định

Đây là những ngân sách sẽ không thay đổi dù công ty có sản xuất sản phẩm ít hay nhiều, nghĩa là đây là khoản chi cố định bất di bất dịch mà các doanh nghiệp phải giữa nguyên. Ví dụ ngân sách thuê văn phòng, nộp phí dịch vụ, trả tiền bảo hiểm, vật tư văn phòng phẩm. 

- Ngân sách phát sinh

Đây là những khoản ngân sách phát sinh mà công ty có thể dự tính hoặc cũng có thể không dự tính được. Những khoản phát sinh này không cố định mà chỉ phát sinh trong một tháng hoặc 2 tháng… Nên các công ty luôn phải có những đề phòng với khoản chi phí phát sinh này. Ví dụ như giá nhập nguyên liệu sản xuất sẽ biến động theo thị trường và từng thời điểm chứ không giữ mãi một giá, hay phí phát sinh về việc di chuyển, đi lại, công tác. Ngân sách này sẽ không cố định và có thể phát sinh nhiều hơn hoặc ít hơn trong những tháng tiếp theo nên chủ doanh nghiệp luôn phải có một  khoản dự phòng để chi cho khoản này. 

Đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là những công ty startup thì việc nắm rõ về các ngân sách vận hành, ngân hàng phát sinh dự kiến là điều hết sức cần thiết để doanh nghiệp biết cách cân đối chi tiêu giữa các bộ phận, nên cắt giảm và nên tăng những khâu nào. Đồng thời, đây cũng là một cách để tránh thất thoát nguồn tiền của doanh nghiệp.

Vận dụng Burn rate vào hoạt động công ty

Đối với các công ty khởi nghiệp thì Burn rate hay được dùng để tính khoản thời gian giữa các vòng gọi vốn nhằm đảm bảo cho việc công ty có thể hoạt động trơn tru, không bị gián đoạn trong thời gian đó. Có thể vận dụng công thức tính như sau:  

Thời gian có khả năng hoạt động = Lượng tiền còn lại trong tài khoản / Net Burn Rate

Ví dụ: Một công ty khởi nghiệp A vừa gọi vốn hạt giống số tiền 50.000$, tiền mặt doanh nghiệp hiện có là 20.000$. Đồng thời, những khoản chi cơ cấu cho doanh nghiệp mỗi tháng sẽ bao gồm: 

10.000$ hàng tháng cho văn phòng,

20.000$ cho tiền lương và tiền công cho nhân viên.

Theo công thức trên có thể tính ra Gross Burn Rate của doanh nghiệp là 40.000$. 

Bên cạnh đó, doanh thu từ việc bán hàng của doanh nghiệp trung bình hàng tháng rơi vào khoảng 30.000$. Vậy Net Burn Rate của tổ chức hàng tháng sẽ là = 40.000 – 30.000 = 10.000$.

Như vậy, doanh nghiệp A sẽ phải trích thêm 10.000$ từ số tiền huy động được thì mới có thể trang trải các hoạt động chi tiêu. Vì thế, với số tiền hiện tại công ty A sẽ có thể duy trì hoạt động trong vòng 7 tháng trước khi nguồn tiền cạn kiệt (70.000$ Tiền mặt doanh nghiệp có một khi gọi vốn / 10.000$ Net Burn Rate = 7 tháng).

Để có thể duy trì được hoạt động của doanh nghiệp trong những khoảng thời gian gọi vốn thì doanh nghiệp cũng có thể cân đối để cắt giảm bớt chi phí để tăng thêm thời gian tự “sống” khi chờ nguồn tiền mới.


Đối với các công ty khởi nghiệp thì Burn rate hay được dùng để tính khoản thời gian giữa các vòng gọi vốn nhằm đảm bảo cho việc công ty có thể hoạt động trơn tru
Đối với các công ty khởi nghiệp thì Burn rate hay được dùng để tính khoản thời gian giữa các vòng gọi vốn nhằm đảm bảo cho việc công ty có thể hoạt động trơn tru

Burn Rate là một danh mục mà các công ty startup luôn phải hết sức lưu tâm vì có ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai phát triển của doanh nghiệp. Nếu như Burn Rate quá cao có thể khiến doanh nghiệp cạn tiền nhanh hơn dự kiến khi chưa nhận được nguồn vốn mới. Vì thế, cần phải điều chỉnh và cân đối chi tiêu một cách hợp lý. 

Thẻ:Burn Rate
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Hà Nội thêm một cầu vượt sông Hồng chuẩn bị khởi công

"Ông lớn" Hà Lan và Ấn Độ chạy đua đầu tư vào dự án cảng biển lớn nhất miền Trung

Hải Phòng chuẩn bị cho sự "ra đời" của khu kinh tế ven biển rộng 20.000ha

Bài học từ thất bại của start-up xe điện SUV không “đụng hàng”

Công ty mẹ Shopee đạt doanh thu quý cao kỷ lục

Những việc làm tưởng tiết kiệm hóa ra lại “đốt” tiền

Tin mới cập nhật

Công nhân, người lao động tự do và nỗi lo “bão giá” khi lương cơ sở tăng

4 giờ trước

NOXH: Nơi muốn mua không được, nơi muốn bán cũng không xong

4 giờ trước

“Rổ hàng” bất động sản nghỉ dưỡng vẫn đang mắc kẹt

4 giờ trước

Shophouse không còn hấp dẫn được dòng tiền đầu tư

5 giờ trước

Cài xác thực khuôn mặt để chuyển tiền: Nhiều người phải đổi điện thoại

5 giờ trước