Creative director là gì? Vai trò và nhiệm vụ của một giám đốc sáng tạo trong doanh nghiệp

Thứ năm, 29/09/2022-00:09
Creative director là một chức danh và vị trí khá phổ biến và quen thuộc với nhiều người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mặc dù vậy thì mọi người vẫn chưa hẳn hiểu rõ nhất về công việc của một Creative director là gì? Creative director là một giám đốc sáng tạo, đây là một vị trí quan trọng nhất trong những doanh nghiệp truyền thông, cụ thể về chức vụ này cũng như vai trò của nó trong một doanh nghiệp hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Thông tin xoay quanh khái niệm về Creative director

Creative director là một thuật ngữ mô tả vị trí giám đốc sáng tạo, đây là một người có trách nhiệm gây dựng nên hình ảnh của một thương hiệu, công ty hoặc doanh nghiệp. Họ thực hiện những nhiệm vụ và công việc có liên quan tới truyền tài thông điệp, hình ảnh của doanh nghiệp tới những công ty, nhãn hàng thông qua những kênh truyền thông hoặc giao tiếp.


Creative director là một giám đốc sáng tạo, đây là một vị trí quan trọng nhất trong những doanh nghiệp truyền thông.
Creative director là một giám đốc sáng tạo, đây là một vị trí quan trọng nhất trong những doanh nghiệp truyền thông.

Hiện nay thì giám đốc sáng tạo là một vị trí quan trọng trong nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực giải trí, thời trang, truyền thông, quảng cáo. Creative director là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất cũng như phát triển những sản phẩm và dịch vụ.

Creative director là những người lãnh đạo, thực hiện những sáng tạo, thiết kế những chiến dịch, dự án truyền thông cũng như hướng dẫn đội ngũ nhân lực cấp dưới thực hiện những công việc theo đúng với kế hoạch ban đầu đã đề ra.

Chức năng cụ thể của một Creative director

  • Trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông thì Creative director là người phát triển những dự án, kế hoạch, chiến lược tiếp thị, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc công ty đó dựa trên những nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra thì họ cùng người quản lý những dự án, hợp tác trực tiếp với chủ đầu tư để tạo ra được những sản phẩm đúng với nhu cầu, sở thích khách hàng.

  • Đối với lĩnh vực trò chơi điện tử, game thì Creative director là người đứng đầu trong việc phát triển sản phẩm, chính là bộ phận thiết kế trong toàn bộ quá trình sản xuất. Bên cạnh đó thì một Creative director còn đưa ra những ý tưởng định hướng cho những trò chơi, dẫn dắt những hoạt động của nhân viên, bộ phận cấp dưới để có thể đảm bảo được sự gắn kết, liên kết và hợp tác giữa những phòng ban khác nhau.

  • Trong lĩnh vực điện ảnh thì chức năng và vai trò của một Creative director là thiết kế giao diện cho nhiều bộ phim, đưa ra những ý tưởng mới mẻ, ấn tượng nhằm phát triển chúng và truyền đạt được những mong muốn, thông điệp và nội dung của tác phẩm điện ảnh đó tới với đông đảo quần chúng.

  • Thời trang chính là một trong những lĩnh vực vô cùng cần tới Creative director, đây là người đóng vai trò thiết kế, tạo ra những mẫu trang phục và bộ đồ ấn tượng, độc đáo, sáng tạo, vô cùng phù hợp với sự phát triển của thị trường, từ đó có thể áp dụng và phân phối với nhiều doanh nghiệp và nhà thiết kế khác, có trách nhiệm đối với nhiều sản phẩm mà bản thân tạo ra.

Những công việc của một Creative director


Creative director là một thuật ngữ mô tả vị trí giám đốc sáng tạo, đây là một người có trách nhiệm gây dựng nên hình ảnh của một thương hiệu, công ty hoặc doanh nghiệp. 
Creative director là một thuật ngữ mô tả vị trí giám đốc sáng tạo, đây là một người có trách nhiệm gây dựng nên hình ảnh của một thương hiệu, công ty hoặc doanh nghiệp. 

Creative director - Giám đốc sáng tạo chính là người có vai trò khá quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp và công ty, đưa ra những thiết kế, ý tưởng xây dựng chiến lược, kế hoạch độc đáo và hiệu quả nhất, từ đó giúp cho doanh nghiệp phát triển theo đúng hướng, mô tả công việc của giám đốc sáng tạo cụ thể như sau:

  • Triển khai ý tưởng, xây dựng kế hoạch, chiến lược với những giải pháp mới mẻ, sáng tạo những dự án của doanh nghiệp.

  • Creative director chính là người trực tiếp hợp tác và làm việc với nhiều chuyên viên để có thể tìm hiểu và phục vụ tốt nhất với những nhu cầu của khách hàng.

  • Là người hướng dẫn và chỉ đạo cho đội ngũ sáng tạo là những chuyên viên quảng cáo - PR, chuyên viên thiết kế, thực hiện được những công việc theo kế hoạch đã đề ra.

  • Creative director còn là người tổ chức cho những buổi họp ban thường xuyên để thực thi nên những ý tưởng và kiểm tra những nội dung, những bản báo cáo và đảm bảo được tiến độ của công việc được hoàn thành kịp thời hạn, mang lại hiệu quả tốt nhất của công việc.

  • Một giám đốc sáng tạo còn là người nghiên cứu và định hướng, thiết lập ra những kế hoạch cho dự án cũng như chiến dịch quảng cáo, ngoài ra còn đảm nhiệm công việc thiết lập nên một hệ thống ngân sách cũng như quản lý những mối quan hệ với khách hàng của doanh nghiệp.

Tố chất và điều kiện của một giám đốc sáng tạo

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ ngày nay của truyền thông, càng ngày càng có nhiều những công ty quảng cáo và PR tham gia vào thị trường để có thể đáp ứng được nhu cầu lớn của khách hàng.

Hơn hết, khách hàng luôn là người mong muốn những công ty quảng cáo đưa ra được những ý tưởng, giải pháp thông minh và sáng tạo nhất xứng đáng với số tiền mà họ đã bỏ ra được. Điều này đã gây nên nhiều áp lực đối với công ty và doanh nghiệp nhất là giám đốc sáng tạo, vậy thì tiêu chí nào để có thể tạo nên được một Creative director đủ khả năng, chuyên nghiệp có thể chinh phục được những khách hàng khó tính nhất.’

Creative director là người làm sáng tạo


Creative director là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất cũng như phát triển những sản phẩm và dịch vụ.
Creative director là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất cũng như phát triển những sản phẩm và dịch vụ.

Đúng với tên gọi “giám đốc sáng tạo” - một người Creative director phải luôn có góc nhìn, tư duy độc đáo, mới lạ, đem một làn gió mới vào thị trường. Đặc biệt hơn trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển liên tục, biến đổi theo thời gian thì việc cập nhật đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới mẻ, bắt kịp được xu hướng là điều vô cùng thiết yếu. Một người giám đốc sáng tạp không dừng lại ở việc tạo nên những dịch vụ và sản phẩm nhàm chán và quen thuộc, thiếu sức hút và thiếu tính cạnh tranh.

Khi nhiều doanh nghiệp PR và quảng cáo phát triển mạnh mẽ hơn thì vấn đề sáng tạo càng phải được đặt lên hàng đầu, tiêu chí quan trọng nhất có thể thúc đẩy cũng như mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho những công ty và doanh nghiệp.

Khả năng thúc đẩy và xây dựng thương hiệu thực tiễn

Xây dựng thương hiệu chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của một Creative director, tuy vậy thì không phải ai cũng có những khả năng thực hiện được, những chiến lược một cách thành công và hiệu quả được.

Vì khi xây dựng nên một chiến lược và kế hoạch, ngoài có ý tưởng thì bạn phải thực thi được nó nữa, có nhiều giám đốc sáng tạo đưa ra được nhiều ý tưởng xây dựng thương hiệu vô cùng mới mẻ, độc đáo tuy nhiên khi thực hiện lại không khả thi.

Vậy nên một giám đốc sáng tạo chuyên nghiệp và  giỏi cần tư duy tốt, nhạy bén trong việc nắm bắt được nhu cầu thị trường, từ đó xây dựng được những chiến lược thương hiệu thích hợp, thực tiễn nhất, đem lại một hiệu quả lớn cho doanh nghiệp.

Kỹ năng lãnh đạo

Là một giám đốc sáng tạo, người đó chắc chắn phải có kỹ năng và khả năng lãnh đạo và quản lý tốt trong nhiều vấn đề của doanh nghiệp. Từ những việc như đưa ra chiến lược, kế hoạch cụ thể tới việc phân chia và chỉ đạo những đầu việc cho những bộ phận khác, tạo dựng những mối quan hệ tốt giữa những thành viên trong nhóm, để họ có cùng một mục đích phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. 


Xây dựng thương hiệu chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của một Creative director
Xây dựng thương hiệu chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của một Creative director

Ngoài ra thì một Creative director phải có khả năng quản lý hệ thống công việc, đảm bảo tiến độ diễn ra đúng như kế hoạch ban đầu đề ra cũng như nguồn ngân sách thực hiện hợp lý nhất, mang đến doanh thu và lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Vậy nên, khả năng lãnh đạo là phẩm chất và điều kiện cần thiết ở một Creative director.

Khả năng giao tiếp khéo léo

Là người đứng đầu, lãnh đạo và quản lý một tập thể trong doanh nghiệp thì một người giám đốc sáng tạo phải có khả năng truyền đạt và thuyết trình tốt nhất mới có thể thực hiện và chỉ đạo những công việc, tạo ra được một sự tin tưởng, tiếng nói đối với nhân viên, xây dựng nên nền văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp.

Bên cạnh đó thì một giám đốc sáng tạo phải thường xuyên làm việc và gặp gỡ với đối tác và khách hàng, vậy nên kỹ năng giao tiếp là điều vô cùng cần thiết giúp cho những cuộc thảo luận, đàm phán thành công đi tới việc ký kết hợp đồng, giúp cho việc kinh doanh được đẩy nhanh tiến độ.

Hy vọng với bài viết trên đây đã đưa đủ thông tin cơ bản nhất về vị trí của một Creative director cũng như những tố chất cần có của một giám đốc sáng tạo, từ đó giúp bạn có những hướng đi đúng đắn trong công việc tương lai.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Nhu cầu mua vàng cao kỷ lục trong quý I, Việt Nam lọt Top 10 toàn cầu

5 giờ trước

Bức tranh thị trường bất động sản "tích cực" cả về nguồn cung và thanh khoản

6 giờ trước

Đất DTT là gì? Ưu nhược điểm và mục đích sử dụng ra sao?

6 giờ trước

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục hơn 4.300 tỷ đồng quý I/2024

8 giờ trước

"Ông lớn” Vingroup, Hoa Sen, Thế giới Di động, Bamboo Capital sẽ đưa “con cưng” IPO trong năm 2024

9 giờ trước