Managing director là gì? Phân biệt giữa MD với CEO

Thứ năm, 01/12/2022-17:12
Managing director ​là một vị trí cấp cao trong bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Đây là những người quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Vậy Managing director là gì? Director và CEO có khác nhau không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Managing Director là gì?

Manager Director là gì? Vậy Managing Director, hay còn được gọi tắt là MD. Có thể được hiểu là giám đốc điều hành, là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty và là người có trách nhiệm cao nhất trong công ty. Đây là người báo cáo các hoạt động và kết quả lên cấp trên cao hơn như Chủ tịch hoặc các cổ đông trong hội đồng quản trị.

Và như trên đã nói, Managing Director là người chịu trách nhiệm điều hành về nhiều mặt khác nhau của công ty. Một Managing Director giỏi là người có thể hiểu được phương pháp kinh doanh và phương pháp quản lý con người. Họ cũng là người quản lý trực tiếp các chiến lược bán hàng, các chính sách quảng bá và chính sách marketing của công ty.

Các mục tiêu kinh doanh đều được giao cho Managing Director và tất cả đều tập trung vào tăng trưởng, lợi nhuận và tăng lợi tức cho cổ đông và giá trị của công ty.Trong những vai trò quan trọng như vậy, Managing Director có những đặc quyền và quyền hạn của riêng mình. Họ có thể triệu tập hội đồng quản trị và quản lý mọi thông tin liên lạc trong hội đồng quản trị với nhau.

Ngoài ra, managing Director sẽ chịu trách nhiệm đại diện thương hiệu tại các sự kiện hoặc giới truyền thông, phụ trách lãnh đạo, tư vấn và hỗ trợ sự phát triển của các thành viên trong công ty, nhưng chức năng truyền thông của managing Director sẽ không mạnh bằng CEO. Vậy qua thông tin trên chắc các bạn đều hiểu rõ khái niệm managing director là gì rồi chứ!


Managing Director có thể được hiểu là giám đốc điều hành
Managing Director có thể được hiểu là giám đốc điều hành

Trách nhiệm và công việc chính của Managing Director

Vậy chúng ta đã hiểu khái niệm manager director là gì, vậy họ có trách nhiệm gì trong công ty. Managing Director mang nhiều công việc và trách nhiệm lớn. Việc không thể kiểm soát tốt hầu hết những công việc này hay không ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của công ty. công việc của Managing Director có thể tóm tắt như sau:

Managing Director chịu trách nhiệm quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh của công ty

Managing Director chịu trách nhiệm quản lý nhân sự như việc tuyển dụng nhân viên, đào tạo nhân viên hoặc thăng chức thích hợp cho nhân viên. Giám đốc điều hành cũng tạo ra một kế hoạch kinh doanh cho công ty vùng với các mục tiêu kinh doanh thường xuyên để đảm bảo hoạt động kinh doanh đi đúng hướng với những hiệu quả và chi phí thấp nhất có thể.


Managing Director chịu trách nhiệm quản lý nhân sự của công ty
Managing Director chịu trách nhiệm quản lý nhân sự của công ty

Managing Director có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn chiến lược cho hội đồng quản trị

Managing Director chịu trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn chiến lược cho hội đồng quản trị. Từ đó, để hội đồng quản trị có thể nắm bắt được những xu hướng phát triển trong ngành cũng như xu hướng hay hướng phát triển của công ty. 

Giám đốc điều hành có nhiệm vụ hình thành và duy trì các mối quan hệ với khách hàng lớn, các cơ quan chính phủ

Đây là một nhiệm vụ cũng rất quan trọng của MD, nhằm để có thể cập nhật được đúng và đủ những thông tin để nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty. Họ cũng đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch, đàm phán với các khách hàng, nhà cung cấp và những cơ quan chính phủ để tạo ra các giao dịch và trao đổi có lợi nhất cho công ty.

Managing Director là người chịu giám sát ngân sách 

MD là người chịu giám sát ngân sách về các mục tiêu, để tăng nguồn tiền hoặc sử dụng nó một cách hợp lý và hiệu quả nhất cho công ty, cũng như chuẩn bị các báo cáo và tổng hợp thông tin để gửi cho hội đồng quản trị.

Managing Director là người đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất 

Để xây dựng thương hiệu cho công ty thì MD là người đảm bảo chất lượng sản phẩm và các dịch vụ tốt nhất. Chính MD cũng quản lý luôn việc chấp hành văn hóa doanh nghiệp, bảo vệ được các quyền lợi cho nhân viên trong công ty của mình.


 Managing Director mang rất nhiều trọng trách và các trách nhiệm khác nhau.
 Managing Director mang rất nhiều trọng trách và các trách nhiệm khác nhau.

Kỹ năng một Managing Director cần có là gì?

Vậy chúng ta đã sáng tỏ khái niệm Managing Director là gì và trách nhiệm của họ. Để Managing Director đảm đương được nhiều công việc như vậy thì họ phải là một người rất tài giỏi và có các kỹ năng khác nhau để có thể hoàn thành tốt được công việc của mình. Những kỹ năng của một Managing Director như:

  • MD cần có tầm nhìn xa trông rộng, kỹ năng lãnh đạo để có thể tổ chức, động viên và thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên. Hoặc có thể quản lý tốt và có thể ủy quyền một cách hiệu quả.
  • Có kỹ năng giao tiếp và truyền thông tốt, ngoài ra họ còn sử dụng tốt các phương tiện truyền thông để có thể làm công tác quảng bá và quan hệ công chúng cho công ty. Kỹ năng trình bày ý tưởng phải luôn hoàn thiện để báo cáo với hội đồng quản trị cũng như phổ biến rộng rãi cho nhân viên.
  • Một kỹ năng quan trọng khác MD cần có chính là kỹ năng giải quyết vấn đề và phản xạ, đây là những kỹ năng luôn cần được trau dồi.

Managing Director cần có tầm nhìn xa trông rộng, kỹ năng lãnh đạo để điều hành tốt công ty 
Managing Director cần có tầm nhìn xa trông rộng, kỹ năng lãnh đạo để điều hành tốt công ty 

Lợi ích, thách thức và kỳ vọng nghề nghiệp của Managing Director.

Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã hiểu Managing Director là gì và có những trách nhiệm, kỹ năng như thế nào. Thông thường trong các loại hình công ty bạn sẽ thấy các MD cũng là cổ đông trong công ty và ngồi trong hội đồng quản trị. Họ được hưởng lợi từ cả cổ phần và tiền lương cùng với các khoản tiền liên quan khác. 

Cùng với mức lương và thu nhập cao như vậy, MD cũng phải chịu đựng một khối lượng công việc vô cùng lớn và áp lực công việc nặng nề. Họ là người đưa ra những quyết định quan trọng, có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến công ty, vì vậy họ không thể sắp xếp và quản lý thời gian của bản thân và gia đình. Và khi sự nghiệp của MD thăng tiến, họ có thể bước sang vai trò Chủ tịch và đóng vai trò hỗ trợ cho người kế nhiệm mới. Họ cũng có thể giữ các vị trí khác trong hội đồng quản trị của nhiều công ty khác nhau.


Cùng với mức lương và thu nhập cao, MD cũng phải gánh vác một khối lượng công việc vô cùng lớn và áp lực công việc nặng nề
Cùng với mức lương và thu nhập cao, MD cũng phải gánh vác một khối lượng công việc vô cùng lớn và áp lực công việc nặng nề

Sự khác biệt giữa CEO (Chief Executive Officer) và MD (Managing Director)

Chúng ta đã hiểu được managing director là gì, vậy managing director là gì có khác biệt gì với khái niệm CEO không? Thực ra, CEO và MD khá giống nhau và thường được sử dụng thay thế cho nhau. Nhưng ở Mỹ, vị trí CEO rất cao và có quyền lực lớn, vì vậy nếu bạn gọi một CEO là Managing Director, bạn đang hạ thấp vị trí của họ khá nhiều.


CEO và MD khá giống nhau và thường được sử dụng thay thế cho nhau
CEO và MD khá giống nhau và thường được sử dụng thay thế cho nhau

CV của Managing Director - mũi tên chinh phục nhà tuyển dụng

Vậy qua bài viết chúng ta đã biết rõ được managing director là gì? Vậy để trở thành một MD, trước tiên bạn phải tìm ra cơ hội. Để tạo ra một sơ yếu lý lịch (CV) hấp dẫn, bạn cần thể hiện rõ ràng các kỹ năng của mình, đặc biệt là kỹ năng mềm hoặc khả năng lãnh đạo. Sau đó, cho họ thấy bạn đã có kinh nghiệm ở vị trí đó bao lâu, còn nếu không, thì liệu điều gì khiến họ muốn thuê bạn ở vị trí tiềm năng như thế.


Để tạo ra một sơ yếu lý lịch hấp dẫn, bạn cần thể hiện rõ ràng các kỹ năng của mình
Để tạo ra một sơ yếu lý lịch hấp dẫn, bạn cần thể hiện rõ ràng các kỹ năng của mình

Lời kết

Như vậy, chúng tôi vừa giúp các bạn hiểu được managing director là gì. Hy vọng rằng qua bài viết, các bạn đã biết được thêm nhiều thông tin hữu ích hơn về khái niệm này, cũng như trách nhiệm và kỹ năng cần có của một managing director.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Lạm phát Mỹ hạ nhiệt giúp giá vàng tăng 27 USD/ounce, chứng khoán cũng lập đỉnh mới

4 giờ trước

Tội phạm công nghệ cao gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD mỗi năm

4 giờ trước

Giá điện trong nước rẻ do được trợ giá

4 giờ trước

Khả năng hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội vào cuối năm nay

4 giờ trước

Môi trường làm việc đầy khắc nghiệt tại Shein

4 giờ trước