Cố gắng thoát khỏi việc phụ thuộc năng lượng vào Nga, châu Âu lại tự buộc chặt mình với Trung Quốc

Chủ nhật, 25/09/2022-20:09
Những nỗ lực chuyển đổi năng lượng để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga có vẻ không dễ dàng gì với châu Âu khi khối này lại tự dấn thân vào một "mối quan hệ ràng buộc" khác với Trung Quốc.

Suốt nhiều thập kỷ qua, châu Âu đã phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng từ Nga. Tuy nhiên, khi mối quan hệ hiện tại không thể duy trì khi Nga xảy ra xung đột với Ukraine, khiến EU phải ban bố các lệnh trừng phạt lên năng lượng của Nga. Châu Âu cuối cùng cũng phải cảnh giác với các mối lo về an ninh năng lượng khi họ đã phụ thuộc quá nhiều vào một quốc gia.

Nhưng khi khối này cố gắng giảm thiểu sự phụ thuộc vào Nga thì họ lại phải đối mặt với một quốc gia khác là Trung Quốc về những tấm pin mặt trời trong các nỗ lực khai thác nguồn năng lượng thay thế.

Thời gian này, xuất khẩu tấm pin mặt trời Trung Quốc sang châu Âu đang tăng tốc mạnh hơn bao giờ hết.

Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, xuất khẩu tấm pin mặt trời sang châu Âu đã tăng đáng kể. Giá trị những tấm pin này được bán cho EU trong 8 tháng đầu năm nay đạt tổng hơn 16 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với mức 7,2 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái.

Giá trị xuất khẩu một phần do chi phí sản xuất tấm pin mặt trời ngày càng tăng. Chẳng hạn như Polysilicon - nguyên liệu thô rất quan trọng để sản xuất pin mặt trời hiện nay đạt mức giá kỷ lục tại Trung Quốc khiến các nhà sản xuất buộc phải tăng giá.

Tương tự, động thái đo lường doanh số bán hàng điều khiển năng lượng mặt trời của Trung Quốc tới châu Âu theo công suất phát điện chứng tỏ sự gia tăng đáng kể.


Châu Âu nỗ lực thoát khỏi mối quan hệ buộc chặt với Nga
Châu Âu nỗ lực thoát khỏi mối quan hệ buộc chặt với Nga

InfoLink - Công ty tư vấn năng lượng tái tạo tại Đài Loan cho biết, trong nửa đầu năm 2022, châu Âu đã nhập khẩu 42,4 GW modun quang điện từ Trung Quốc, tăng 137% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, một GW sẽ tương đương khoảng 3,125 triệu tấm pin mặt trời.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, năm 2021, Trung Quốc đã chiếm 75% sản lượng pin mặt trời toàn cầu, còn châu Âu chỉ chiếm 2,8%. Thậm chí Trung Quốc còn đang phát triển mạnh hơn với sự thống trị về những vật liệu, thành phần cần thiết sản xuất các tấm pin mặt trời, tấm silicon và polysilicon.

Khi châu Âu nỗ lực thoát khỏi mối quan hệ buộc chặt với Nga, ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Trung Quốc nhờ đó mà đạt được lợi nhuận có khả năng phải trả giá bằng an ninh năng lượng từ EU. 

Bằng chứng là, trong tháng 5, khối này đã công bố kế hoạch trị giá 210 tỷ euro (tương đương 208 tỷ USD) nhằm cắt bỏ năng lượng của Nga. Cổ phiếu những nhà sản xuất năng lượng mặt trời của Trung Quốc đồng loạt tăng giá.

"Châu Âu đã nhập khẩu 80% tâm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc, đồng nghĩa là sự phụ thuộc sẽ đơn thuần là chuyển từ dầu hoặc khí đốt nhập khẩu sang thiết bị năng lượng mặt trời nhập khẩu. Việc này chỉ ra rằng sự phụ thuộc của châu Âu chưa thể chấm dứt" - Kjeld van Wieringen và Julia Hüntemann của Nghị viện Châu Âu nhận định.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Không hề tích cực hoàn toàn, AI còn tiềm ẩn nhiều "mặt trái" đáng sợ

1 giờ trước

Ngành đường sắt và hàng không báo lãi đậm

1 giờ trước

Bất chấp lãi suất huy động tăng nhẹ, một số ngân hàng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà

1 giờ trước

Nóng bỏng “cuộc chiến” cạnh tranh về giá của các nhà bán lẻ nội địa

5 giờ trước

Tháng 4/2024, PMI Việt Nam vượt ngưỡng 50 điểm

6 giờ trước