Châu Âu vật lộn vì thiếu năng lượng, trong khi quốc gia tỷ dân này lại có đủ dùng tới 2-3 thập kỷ

Thứ năm, 22/09/2022-21:09
Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho biết với tốc độ như hiện tại, nước này có đủ dầu để dùng ít nhất 18 năm và đủ than cho 50 năm nữa.

Ngày 21/9, sau khi công bố kiểm đếm trữ lượng hàng năm, Trung Quốc cho biết có thể đến năm 2030 mới đạt đỉnh về phát thải carbon.

Đối với than đá, quốc gia tỷ dân khó có thể đạt được tham vọng đưa mức phát thải về 0 vào năm 2060.

Hàng năm, Trung Quốc sử dụng hơn 4 tỷ tấn, đa phần được khai thác trong nước, trong khi lượng nhập khẩu chiếm chưa tới 1/10 nhu cầu nội địa. Trữ lượng than của Trung Quốc năm 2021 là 208 tỷ tấn, nhiều hơn 28% so với năm trước đó. Mặt khác, chi phí thăm dò tăng 10%, đạt 1,3 tỷ NDT.

Trữ lượng dầu mỏ của nước này tăng 2,8% đạt 3,7 tỷ tấn. Về cơ bản, trữ lượng này sẽ đủ để Trung Quốc tiêu thụ trong 20 năm tới, trong giả định hàng năm ổn định với sản lượng 200 triệu tấn. Về khí đốt tự nhiên, trữ lượng cũng cao hơn một chút, đạt 6,339 tỷ mét khối, đủ dùng cho 30 năm tới.


Trung Quốc có đủ dầu mỏ để dùng trong 2 thập kỷ tới nếu duy trì sản lượng ổn định 200 triệu tấn mỗi năm
Trung Quốc có đủ dầu mỏ để dùng trong 2 thập kỷ tới nếu duy trì sản lượng ổn định 200 triệu tấn mỗi năm

Thế nhưng, nước này vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu phần lớn khí đốt và dầu mỏ. Theo báo cáo, đầu tư cho việc thăm dò trong năm tăng 13% đạt 80 tỷ nhân dân tệ, với những sự bứt phá về tìm kiếm trữ lượng mới.

Trung Quốc cung cấp khí đốt cho EU

Tờ DW của Đức cho biết gần đây xuất hiện nhiều thông tin nói rằng châu Âu mua khí đốt Nga qua đường vòng - Trung Quốc.

Giám đốc phụ trách nghiên cứu năng lượng của công ty tư vấn vĩ mô Greenmantle - ông Nicholas Kumleben nói: “Thị trường LNG toàn cầu đang ngày càng sôi nổi, thị trường đang bị thắt chặt có thể được cân bằng nhờ sự dịch chuyển nhu cầu giữa các khu vực. Các bên liên quan đều hưởng lợi với sự chuyển hướng của các dòng chảy”.

Dự trữ khí đốt của châu Âu hiện nay ở mức 80% công suất, nhanh hơn so với kế hoạch. Điều này là nhờ những lô LNG nhập khẩu từ Trung Quốc. Các công ty dầu khí Trung Quốc đã tăng cường xuất khẩu LNG ra nước ngoài để bán với giá cao khi nhu cầu trong nước chững lại.

Họ đã bán 4 triệu tấn LNG năm nay, khoảng 7% tổng tiêu thụ khí đốt của EU trong 6 tháng đầu năm. JOVO Group, một công ty môi giới LNG của Trung Quốc đã bán một lô LNG 100 triệu USD cho một khách hàng tại châu Âu.

Sinopec Group - hãng lọc hóa dầu lớn nhất Trung Quốc cũng cho biết đang bán bớt lượng LNG ra thị trường nước ngoài. Trong năm 2022, Sinopec đã xuất khẩu 45 lô LNG, khoảng 3,15 triệu tấn.

Chuyên gia Anna Mikulska thuộc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng, Đại học Rice cho biết: “Nếu châu Âu đang nhập khẩu LNG từ Trung Quốc, một phần trong đó có thể là LNG của Nga, hoặc được pha trộn. Tôi cho rằng đây là chuyện về sự dịch chuyển của dòng chảy năng lượng”.

Về cơ bản, điều này cũng giống như lách lệnh trừng phạt của EU áp đặt lên Nga. Nga đã đáp trả bằng cách cắt giảm nguồn cung tới EU và rồi các thị trường LNG có sự kết nối chặt chẽ. Kết quả tạo ra sự chuyển hướng của dòng chảy năng lượng.

Bà Mikulska nói thêm: “Ngoài việc dừng không mua LNG của Trung Quốc thì EU không thể làm gì khác. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến họ thiết khí đốt trầm trọng vào mùa đồng. Theo cách đó, Trung Quốc sẽ hưởng lợi nhuận tăng thêm từ việc bán những lô LNG đó”.

Theo cảnh báo từ các chuyên gia, so với những nguồn cung khác, đặc biệt là Nga, lượng khí đốt mà Trung Quốc có thể xuất sang châu Âu là hạn chế. Do vậy, châu Âu không thể trông chờ vào Trung Quốc để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng.

Bên cạnh đó, tình hình sẽ thay đổi khi hoạt động kinh tế Trung Quốc hồi phục. Đó là châu Âu phải chịu giá khí đốt Trung Quốc cao hơn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Lạm phát Mỹ hạ nhiệt giúp giá vàng tăng 27 USD/ounce, chứng khoán cũng lập đỉnh mới

4 giờ trước

Tội phạm công nghệ cao gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD mỗi năm

4 giờ trước

Giá điện trong nước rẻ do được trợ giá

4 giờ trước

Khả năng hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội vào cuối năm nay

4 giờ trước

Môi trường làm việc đầy khắc nghiệt tại Shein

4 giờ trước