Chuyên gia cho rằng nền kinh tế Mỹ không bị ảnh hưởng bởi sự lao dốc của tiền số

Thứ tư, 29/06/2022-21:06
Theo tờ CNBC trích dẫn lời một số chuyên gia cho biết rằng họ không quá lo lắng về tác động của thị trường tiền số lên nền kinh tế Mỹ rộng lớn.

Theo Nhịp sống kinh tế, trong phiên giao dịch chiều ngày 19/6, đã có lúc Bitcoin rơi vào vùng giá 18.000 USD, mức thấp nhất được dự báo cách đây ít lâu. Được biết, điều này đồng nghĩa với việc đồng tiền số lớn nhất thế giới vừa mất đi tới 34,38% giá trị chỉ trong vòng một tuần.

Do là đồng mã hoá giá trị nhất toàn cầu, đà sụt giảm giá trị của đồng Bitcoin đã kéo theo sự sụp đổ của thị trường. Chỉ trong vỏn vẹn 24 giờ, toàn bộ các đồng coin đã mất đi tới hơn 7,24% giá trị và rơi khỏi mốc 1.000 tỷ USD.

Một số người đã dự báo Bitcoin có thể sẽ rơi về giá 10.000 USD, thậm chí là thủng mốc 8.000 USD trong tháng 8 hoặc tháng 9 tới đây. Điều này, cùng với làn sóng sa thải nhân sự ồ ạt của một loạt tập đoàn tiền số đã khiến nhiều nhà đầu tư hoảng loạn và bán tháo đi lượng coin trị giá tới 2.000 tỷ USD trên thị trường.

Khoản tiền tiết kiệm cả đời của nhiều người đã bị bốc hơi khi đặt trọn vẹn niềm tin mù quáng vào những dự án tưởng chừng như an toàn. Sự sụt giảm khủng khiếp này đã làm dấy lên vô cùng nhiều mối lo rằng cú sụp đổ của thị trường tiền số có thể sẽ khiến đà suy thoái kinh tế đứng trước nguy cơ bị lan rộng hơn.


 
 

Sự ràng buộc

Theo CNBC, vốn hoá thị trường dưới 1.000 tỷ USD của thị trường tiền số (thấp hơn một nửa vốn hoá của tập đoàn Apple) chỉ chiếm một phần vô cùng nhỏ khi so với thị trường nhà đất trị giá tới 43.000 tỷ USD.

Những hộ gia đình tại Mỹ sở hữu tới 30% thị trường tiền số toàn cầu, theo những ước tính từ Goldman Sachs, một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew cũng đã chỉ ra rằng 16% người trưởng thành tại Mỹ đã đầu tư, giao dịch và sử dụng tiền số.

Theo CNBC, trích dẫn lời của một số chuyên gia cho biết rằng họ không quá lo lắng về những tác động của thị trường tiền số lên nền kinh tế Mỹ rộng lớn vì một lý do đó là tiền số không bị ràng buộc với nhiều khoản tín dụng.

Chuyên gia kinh tế thuộc Đại học Toronto, Joshua Gans cho biết rằng: "Mọi người không sử dụng tiền số làm tài sản thế chấp khi vay nợ, vì vậy đây chỉ là những khoản lỗ trên giấy tờ và chúng nằm ở mức khá thấp trong danh sách những vấn đề có thể gây ảnh hưởng lên nền kinh tế", ông đồng thời khẳng định lý do vì sao thị trường tiền số vẫn luôn chỉ đươc coi là "bộ phận phụ".

Đối với hầu như mọi tài sản truyền thống trên thực tế thì giá trị của chúng vẫn vô cùng ổn định trong một khoảng thời gian dài nhất định. Vậy nên, những loại tài sản sở hữu này có thể được sử dụng để làm tài sản thế chấp vay nợ.


 
 

Gans cho biết: "Tiền số mới chỉ được sử dụng để mua một số loại tài sản trong thế giới thực. Mọi người cũng sử dụng chúng để có thể vay những loại tiền số khác, nhưng điều này chỉ diễn ra trong thị trường coin mà thôi".

Mặc dù vậy, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ như MicroStrategy đã thực hiện được một khoản vay được hỗ trợ bởi Bitcoin trị giá tới 205 triệu USD trong hồi tháng 3 vừa qua với ngân hàng Silvergate vốn tập trung vào tiền số.

Theo một số nghiên cứu gần đây của Morgan Stanley, tiền số chủ yếu được vay nợ qua lại trong nhóm những đầu tư coin hoặc công ty thuộc lĩnh vực tiền số. Vì vậy, rủi to từ sự sụp đổ của thị trường tiền số lan sang nền hệ thống ngân hàng bằng đồng USD gần như "sẽ bị hạn chế".

Bên cạnh đó, theo nhà đầu tư nổi tiếng Kevin O'Leary thì hầu như mọi tài sản tiền số đang được nắm giữ đều không có tính tổ chức. Nhận định này cũng đã nhận được sự đồng tình của những chuyên gia kinh tế Gans.

Gans nói rằng: "Chắc chắn một vài ngân hàng hoặc có những tổ chức tài chính đã từng quan tâm tới việc coi tiền số như là một loại tài sản để khách hàng có thể đầu tư vào. Nhưng thực tế cho thấy rằng chúng ta không có quá nhiều loại tài sản như thế. Tôi cho rằng những gì mà chúng ta đang được chứng kiến khác với những cuộc khủng hoảng tài chính trước đây". Ông đồng thời lưu ý rằng những ngân hàng có bộ quy quy chuẩn riêng cho những khoản đầu tư thích hợp.

Sức ảnh hưởng không đáng kể


 
 

Theo nhiều chuyên gia cho rằng thiệt hại trên thị trường tiền số không mấy đáng kể khi so với tổng giá trị 150.000 tỷ USD của những hộ gia đình Mỹ. Goldman Sachs trong tháng 5 vừa qua đã cho rằng tỷ lệ nắm giữ tiền số rơi vào khoảng 0,3% trong khi đối với cổ phiếu là 30%.

Một nhà đầu tư nắm giữ nhiều Bitcoin cho biết rằng: "Bitcoin hay Ether cũng chỉ là những khoản đầu tư phi tập trung. Bitcoin giảm thêm 20% nữa cũng không thực sự quan trọng vì sự ảnh hưởng của nó bị chia nhỏ ra sau khi lan rộng ra khắp mọi nơi".

Để so sánh, tờ CNBC đã dẫn chứng BlackRock, tập đoàn trị giá tới 10.000 tỷ USD và 4 công ty công nghệ lớn nhất nước Mỹ hiện có giá trị 5.000 tỷ USD ngay cả khi đã bị điều chỉnh.

Một số nhà phân tích tại Phố Wall còn tin rằng sự sụp đổ của những dự án tiền số là thông tin tích cực đối vơi toàn ngành. Chúng chính là "bài kiểm tra căng thẳng" để có thể thanh lọc được thị trường.


 
 

Alkesh Shah, chuyên gia về tiền số và tài sản tại Bank of America nói rằng: "Sự sụp đổ của những mô hình kinh doanh yếu kém chẳng hạn như Terra USD và Luna sẽ có lợi về lâu về dài cho lĩnh vực tiền số". Đồng thời cho biết rằng đây chính là sự điều chỉnh tất yếu, tiền số không chịu được áp lực từ những yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm cả lạm phát xoắn ốc và chính sách tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED.

Shah cho biết rằng: "Việc tăng lãi suất cao hơn dự kiến cùng với rủi ro kinh tế suy thoái đã tác động vô cùng lớn lên những loại tài sản rủi ro trong đó có cả tiền điện tử. Cùng với sự thắt chặt hơn của những ngân hàng trung ương trên thế giới, chúng tôi dự đoán rằng những cơ quan này sẽ lấy đi khoảng 3.000 tỷ USD thanh khoản từ những thị trường khác".

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

2 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

3 giờ trước

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

4 giờ trước

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

4 giờ trước

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

4 giờ trước