Chỉ viết một chữ duy nhất, vua Càn Long từng khiến Hòa Thân phải kinh hồn bạt vía: Đó là chữ gì?

Thứ bảy, 01/10/2022-09:10
Tương truyền rằng, trong một lần thiết triều, hoàng đế Càn Long bất ngờ viết một chữ ở trước mặt bá quan văn võ, đó chính là chữ “Thiện”. Khi đó, mọi người đều cười vì cho rằng, chữ “Thiện” ở đây ý chỉ thiện ý và ý tốt. Thế nhưng, chỉ riêng Hòa Thân là ngay lập tức thay đổi sắc mặt, trở nên hoảng loạn và sợ hãi.  

“Thiên hạ đệ nhất tham quan” Trung Quốc là Hòa Thân (1750-1799) được biết đến là một vị quan đại thần của triều đại Mãn Thanh dưới thời vua Càn Long. Hòa Thân có xuất thân là một công tử Mãn Châu. Khi mới 10 tuổi, ông đã được đưa vào cung để theo học các lễ nghi phép tắc. Nhờ năng lực của bản thân, ông ngày càng được vua Càn Long sủng ái, từng bước nắm giữ nhiều trọng trách lớn trong triều đình thời bấy giờ. 

Xuất thân vượt trội của “tham quan” Hòa Thân

Thuở nhỏ, Hòa Thân từng được theo học ở Hàm An cung. Thời điểm đó, Hòa Thân đã nhanh chóng bộc lộ được trí thông minh và sự vượt trội hơn hẳn so với các bạn cùng lớp. Từ năm 10 tuổi, ông cũng đã bắt chước kiểu chữ của hoàng đế Càn Long, mục đích là sau này khi viết tấu chương có thể lấy được thiện cảm từ thiên tử.

Hòa Thân không chỉ tinh thông 4 thứ tiếng là Mãn, Hán, Mông Cổ và Tây Tạng mà còn nằm lòng cả Tứ thư, Ngũ Kinh. Chính vì thế, ông được cả 2 thầy giáo và Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang vô cùng yêu mến.


Nhờ việc tinh thông Tứ thư và Ngũ kinh cùng với nhiều thứ tiếng nên dù không được tiến thân bằng gia thế hay từ công danh và khoa bảng, Hòa Thân vẫn dần thăng tiến trong sự nghiệp, dần dần nắm giữ những chức hàm quan trọng ở trong triều đình. Ảnh minh họa
Nhờ việc tinh thông Tứ thư và Ngũ kinh cùng với nhiều thứ tiếng nên dù không được tiến thân bằng gia thế hay từ công danh và khoa bảng, Hòa Thân vẫn dần thăng tiến trong sự nghiệp, dần dần nắm giữ những chức hàm quan trọng ở trong triều đình. Ảnh minh họa

Chưa kể, nhờ việc tinh thông Tứ thư và Ngũ kinh cùng với nhiều thứ tiếng nên dù không được tiến thân bằng gia thế hay từ công danh và khoa bảng, Hòa Thân vẫn dần thăng tiến trong sự nghiệp, dần dần nắm giữ những chức hàm quan trọng ở trong triều đình như: Đại học sĩ, Quân cơ đại thần và cả Cửu môn đề đốc.

Đặc biệt, thời điểm sau năm 1784, Hòa Thân đã nắm giữ nhiều chức vụ khác nhau, đó đều là chức quan nhất phẩm chánh hoặc là nhất phẩm tòng.  

Trở thành tham quan, không ngừng vơ vét của cải vì được hoàng đế sủng ái

Có thể nói, sự nghiệp của Hòa Thân đã lên như diều gặp gió. Từ một thị vệ, ông từng bước trở thành tể tướng quyền khuynh thiên hạ, dưới một người nhưng trên vạn người, quyền thế lộng hành ở khắp nơi. Hòa Thân ngày càng làm càn vì được Càn Long bao che và dung túng. “Đệ nhất tham quan” trong lịch sử Trung Quốc liên tục vơ vét của cải; thậm chí còn thao túng, nhận hối lộ và tham nhũng của cải từ quốc khố. 

Thậm chí, dân gian còn truyền nhau câu nói vô cùng nổi tiếng rằng: “Cái gì Càn Long có thì Hòa Thân cũng có; cái Càn Long không có chưa chắc Hòa Thân đã không có”, câu nói để ám chỉ sự giàu có cũng như mức độ ảnh hưởng khủng khiếp của vị tham quan Hòa Thân. Thậm chí, sau này bị tịch thu tài sản, lượng tiền bạc của cải của Hòa Thân còn tương đương với quốc khố của triều đại nhà Thanh 15 năm cộng lại.

Không chỉ nhận hối lộ và ăn chặn tiền bạc của triều đình, Hòa Thân còn nhân tài sản mình lên mỗi ngày thông qua việc mua bán quan tước. Trong khoảng thời gian 24 năm đương quyền, ước tính Hòa Thân đã bỏ túi được khoảng 40 triệu lượng bạc chỉ nhờ công việc mua quan bán tước này. Để kiếm thêm thật nhiều tiền bạc, Hòa Thân còn nghĩ ra mọi biện pháp để có thể vơ vét thật nhiều của cải từ quốc khố của triều đình. 


Vào năm 1788, Càn Long vì quá sủng ái Hòa Thân nên đã giao cho ông tự do chi phí mọi hoạt động của triều đình trong 3.000 lạng bạc tiền thu thuế. Ảnh minh họa
Vào năm 1788, Càn Long vì quá sủng ái Hòa Thân nên đã giao cho ông tự do chi phí mọi hoạt động của triều đình trong 3.000 lạng bạc tiền thu thuế. Ảnh minh họa

Đặc biệt, vào năm 1788, Càn Long vì quá sủng ái Hòa Thân nên đã giao cho ông tự do chi phí mọi hoạt động của triều đình trong 3.000 lạng bạc tiền thu thuế. Với tài biến hóa sổ sách thần sầu, Hòa Thân đã không bỏ qua cơ hội này và đút túi được không ít bạc. Thậm chí, sử sách Trung Quốc còn ghi lại rằng, vào thời điểm cuối đời Càn Long, trong số những cống phẩm và vật dụng được các tỉnh cống nạp lên triều đình, chỉ có 12% được đưa vào trong ngân khố, còn 88% còn lại đã bằng những cách nào đó mà được “sung” vào phủ của Hòa Thân. Thế nhưng, dù có sở hữu tài sản nhiều đến mấy, cuối cùng nó cũng không cứu được mạng của vị tham quan này. 

Chỉ viết một chữ duy nhất, vua Càn Long từng khiến Hòa Thân phải kinh hồn bạt vía

Vì giữ trọng trách lớn trong triều đình và được hoàng đế trọng dụng và nắm quyền khuynh thiên hạ, khi ấy không ai dám chống lại Hòa Thân, ông cũng khiến nhiều người phải khiếp sợ. Thế nhưng, điều này không phải đồng nghĩa với việc Hòa Thân không biết sợ. Hòa Thân từng phải xanh xao mặt mày chỉ với một chữ của hoàng đế Càn Long. 

Tương truyền trong một lần thiết triều, hoàng đế Càn Long bất ngờ viết một chữ ở trước mặt bá quan văn võ, đó chính là chữ “Thiện”. Khi đó, mọi người đều cười vì cho rằng, chữ “Thiện” ở đây ý chỉ thiện ý và ý tốt. Thế nhưng, chỉ riêng Hòa Thân là ngay lập tức thay đổi sắc mặt, trở nên hoảng loạn và sợ hãi. Hóa ra, chỉ có một mình Hòa Thân hiểu được chữ “Thiện” mà Càn Long viết ra. Chữ này không có nghĩa là thiện ý mà là thiện vị, tức là nhường ngôi. 

Nguyên nhân bởi, dù được Càn Long sủng ái hết mức nhưng quan hệ của Hòa Thân với các hoàng tử lại không được tốt đẹp. Vì thế, dù là hoàng tử nào của Càn Long lên ngôi, Hòa Thân vẫn phải đối diện với rất nhiều khó khăn và sóng gió, không thể nào lộng hành như thế, thậm chí là mất mạng. 

Quả đúng như thế, khi vua Càn Long qua đời, vua Gia Khánh lên ngôi đã quyết định xử tội của tham quan Hòa Thân. Cụ thể, vào ngày mùng 3 tháng Giêng năm Gia Khánh thứ 4, tức là ngày 7/2/1799, thái thượng hoàng Càn Long vì tuổi cao sức yếu đã băng hà, thọ 89 tuổi. Cũng từ đây, chỗ dựa vững chắc của Hòa Thân đã chính thức sụp đổ.

Ngay khi lên ngôi, Gia Khánh không lập tức ra tay với Hòa Thân. Theo đó, Gia Khánh vẫn dùng Hòa Thân như bình thường, cùng với hoàng thân quốc thích cùng với văn võ bá quan, lo sắp xếp tang nghĩa đại sự. Đến ngày mùng 4, Gia Khánh phát chỉ dụ trấn áp khởi nghĩa của Bạch Liên giáo, cũng bắt đầu chĩa mũi nhọn về phía Hòa Thân. Cùng ngày này, Gia Khánh đã bất ngờ bãi miễn chức quân cơ đại thần đối với Phúc Trường An và Hòa Thân. Đồng thời, Gia Khánh đế còn ra lệnh ngày đêm phải túc trực linh cữu thái thượng hoàng ở trong đại nội, không được phép ra ngoài và tạm thời giảm lỏng trong cung, đồng thời cách li không cho liên lạc với bên ngoài.


Hóa ra, chỉ có một mình Hòa Thân hiểu được chữ “Thiện” mà Càn Long viết ra. Ảnh minh họa
Hóa ra, chỉ có một mình Hòa Thân hiểu được chữ “Thiện” mà Càn Long viết ra. Ảnh minh họa

Đến ngày mùng 8, bên cạnh việc thông báo về di chiếu của thái thượng hoàng, hoàng đế Gia Khánh cũng tuyên bố về việc miễn chức vụ của Phúc Trường An và Hòa Thân, sau đó giao cho hình bộ tống giam; giao cho thành thân vương Vĩnh, nghi thân vương Vĩnh Tuyền cùng với ngạch phụ lạc vượng Đa Nhĩ Tế, định thân vương Miên  n, Đại học sĩ Lưu Dong, Đổng Cáo cùng với binh bộ thượng thư Khánh Quế phụ trách điều tra gia sản của Hòa Thân và thẩm vấn.

Đến ngày 11, sau khi thẩm vấn cũng như kê biên tịch thu tài sản, vua Gia Khánh đã công bố 20 tội lớn của Hòa Thân, cũng thông báo việc này đến tổng đốc, tuần phủ của các tỉnh để có thể cùng nhau bàn luận và định tội Hòa Thân. Trong tất cả các chỉ dụ đều có ghi rõ ràng: Hòa Thân phạm tội với tiên hoàng Càn Long, thế nên trong thời gian đại tang, dù có xử lý sủng thần của tiên hoàng cũng phải hoàn toàn một cách danh chính ngôn thuận.

Đến ngày 18 tháng Giêng (tức là ngày 22/2/1799), trong buổi họp văn võ đại thần diễn ra ở kinh thành, các đại thần cũng đã tấu thỉnh hoàng thượng về việc xử tội Hòa Thân cùng với Phúc Trường An theo đúng luật pháp. Thế nhưng Gia Khánh nói rằng, tội danh của Hòa Thân tất nhiên sẽ phải trừng trị, nhưng dù có dùng cách nào đi chăng nữa cũng không thích đáng. Thế nhưng, chỉ cần nghĩ đến bản thân Hòa Thân từng giữ thủ phụ đại thần, vì thể diện quốc gia nên gia ân ban cho tự vẫn.

Kết quả, Phúc Khánh An bị tống giam vào đại lao để đợi điều tra, tận mắt nhìn thấy Hòa Thân tự vẫn. Chỉ trong vòng nửa tháng ngắn ngủi, hoàng đế Gia Khánh đã xử được Hòa Thân - tên đại gian thần nổi tiếng nhất trong lịch sử.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Kịch bản phục hồi nào cho thị trường bất động sản giai đoạn mới?

31 phút trước

Công ty chứng khoán mở rộng danh mục, mua vào trái phiếu

1 giờ trước

Khách hàng “gen Z” quan tâm đến bất động sản sớm hơn

4 giờ trước

Khuyến nghị mua 3 mã cổ phiếu đầu ngành, lợi nhuận gấp nhiều lần lãi suất tiền gửi

5 giờ trước

Giải bài toán dự án treo từ Luật Đất đai mới thế nào?

6 giờ trước