meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Châu Âu đạt được bước đi quan trọng trong cuộc đua phát triển quy định AI

Thứ tư, 28/06/2023-10:06
Liên minh châu Âu đang là khu vực dẫn đầu trong cuộc đưa thiết lập các quy định đầu tiên trên thế giới về sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Kết quả này sẽ mở đường cho các tiêu chuẩn khác trên toàn cầu áp dụng cho tất cả các công nghệ AI hiện có và trong tương lai. 

Làm nên lịch sử

Các nhà lập pháp của Liên minh châu Âu đã đồng ý một phiên bản dự thảo của Đạo luật AI, dự thảo này hiện đang được Hội đồng Liên minh châu  u và các quốc gia thành viên EU xem xét trước khi trở thành luật chính thức. 

Ông Brando Benifei, thành viên Nghị viện châu Âu nghiên cứu Đạo luật AI nói: “Chúng tôi đã làm nên lịch sử”. 

CNN Business nhận xét với việc thông qua dự thảo được Nghị viện kỳ vọng sẽ mở đường cho các tiêu chuẩn trên toàn cầu áp dụng cho mọi công nghệ AI hiện có, từ chatbot như Chat GPT của OpenAI đến hệ thống phát hiện gian lận tại các ngân hàng.

"Trong khi các Big Tech liên tiếp hé lộ về những công nghệ hiện đại, châu Âu đã đi trước một bước và đề xuất hành động cụ thể đối với rủi ro mà AI có thể tạo ra", ông Benifei nói thêm.


Ngày 14/6, Nghị viện châu Âu, cơ quan lập pháp của EU, đã bỏ phiếu thông qua dự thảo Đạo luật AI.
Ngày 14/6, Nghị viện châu Âu, cơ quan lập pháp của EU, đã bỏ phiếu thông qua dự thảo Đạo luật AI.

Trước đó, hàng trăm nhà khoa học và nhà nghiên cứu AI đã cảnh báo công nghệ này có nguy cơ gây ra thảm họa tuyệt chủng đối với nhân loại. Thậm chí Chủ tịch Microsoft Brad Smith và Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman đều cho rằng cần có quy định chặt chẽ hơn để kiểm soát AI.

Trong tuần qua, tại Hội nghị Thượng đỉnh CEO có hơn 40% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp bao gồm Walmart Doug là McMillion và Giám đốc điều hành Coca-Cola James Quincy cho biết AI có khả năng hủy diệt nhân loại từ 5 đến 10 năm nữa.

Trong bối cảnh này, việc xây dựng Đạo luật AI của EU nhằm hướng đến việc "thúc đẩy sự phát triển của trí tuệ nhân tạo lấy con người làm trung tâm, đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe con người, quyền cơ bản, dân chủ, pháp quyền và môi trường khỏi các tác động có hại". 

Phân loại nguy cơ tiềm ẩn của AI 

Có thể thấy, sau khi dự thảo Đạo luật AI được thông qua sẽ áp dụng cho toàn bộ các nhà phát triển và triển khai hệ thống AI tại EU, kể cả các doanh nghiệp nằm ngoài khu vực này. Mức độ quy định phụ thuộc nhiều vào rủi ro tiềm ẩn mà một ứng dụng AI có thể tạo ra, từ tối thiểu đến mức “không thể chấp nhận được”. 

Những ứng dụng AI gây ra rủi ro cao nhất sẽ bị cấm hoàn toàn. Ví dự như hệ thống nhận dạng khuôn mặt theo thời gian thực tại các không gian công cộng, các công dự kiểm soát dự đoán và hệ thống tính điểm xã hội, khi AI có thể đánh giá điểm của người dùng dựa trên hành vi. 


Sự ra đời của ChatGPT như một "hồi chuông" thúc giục các nhà lập pháp EU nhanh chóng ban hành quy định về AI.
Sự ra đời của ChatGPT như một "hồi chuông" thúc giục các nhà lập pháp EU nhanh chóng ban hành quy định về AI.

Đạo luật AI cũng đặt ra những hạn chế chặt chẽ đối với các ứng dụng AI “có nguy cơ cao”, đây là những ứng dụng đe dọa “đáng kể đến sức khỏe, sự an toàn, các quyền cơ bản và môi trường”. Ví dụ như một số hệ thống được sử dụng để tác động đến cử tri trong các cuộc bầu cử, mạng xã hội đề xuất nội dung cho người dùng dựa trên theo dõi dữ liệu người dùng như Facebook, Instagram, Twitter. 

Đạo luật AI còn quy định các hệ thống như Chat GPT sẽ phải tiết lộ rõ ràng đâu là nội dung được tạo ra bởi AI, phân biệt giả thuyết với thông tin đã được xác thực và cung cấp các biện pháp chống lại việc tạo ra nội dung bất hợp pháp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải công bố các tóm tắt chi tiết dữ liệu có bản quyền được sử dụng để đào tạo các hệ thống AI. 

Các mức phạt nặng 

Ông Racheal Muldoon, luật sư công ty luật Maitland Chambers cho biết, hầu hết các hệ thống AI có khả năng rơi vào loại rủi ro cao hoặc bị cấm, khiến chủ sở hữu phải chịu mức phạt khổng lồ nếu vi phạm quy định. 

Nếu doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động AI bị cấm thì có thể dẫn đến khoảng tiền phạt lên tới 40 triệu Euro (khoảng 43 triệu USD), hoặc số tiền tương đương với 7% doanh thu hàng năm trên toàn thế giới của công ty, tùy theo mức độ vi phạm. 

"Tiền phạt từ Đạo luật AI đóng vai trò như một lời kêu gọi các nhà lập pháp xung trận và cảnh cáo công ty hãy thực hiện quy định một cách nghiêm túc", ông Muldoon nói.


Nghị sĩ Dragos Tudorache, một trong những người khởi thảo dự luật kiểm soát AI của Nghị viện châu Âu.
Nghị sĩ Dragos Tudorache, một trong những người khởi thảo dự luật kiểm soát AI của Nghị viện châu Âu.

Đạo luật AI sẽ có những hình phạt tương ứng và phù hợp với từng đơn vị cung cấp. Do đó, các công ty khởi nghiệp nhỏ nếu vi phạm sẽ nhận được mức xử phạt nhẹ hơn. Một dung khác trong đạo luật cũng yêu cầu các quốc gia thành viên EU thiết lập ít nhất một trung tâm kiểm tra các hệ thống AI trước khi triển khai ra ngoài thị trường. 

"Một mục tiêu mà chúng tôi muốn đạt được khi đưa ra bộ quy định này là sự cân bằng", ông Dragoș Tudorache, thành viên Nghị viện châu Âu nhấn mạnh với các nhà báo. Đạo luật này bảo vệ công dân nhưng đồng thời phải "thúc đẩy đổi mới, không cản trở sự sáng tạo, triển khai và phát triển AI ở châu Âu", ông nói thêm.

Đạo luật AI của Liên minh châu Âu cũng cho phép công dân có quyền nộp đơn khiếu nại chống lại các nhà cung cấp hệ thống AI và đề xuất điều khoản cho Văn phòng AI của EU để giám sát việc thực thi pháp luật. Về phía các quốc gia thành viên được yêu cầu có cơ quan giám sát quốc gia về AI. 

Phản hồi từ các “ông lớn” công nghệ

Hiện nay, Microsoft và Google là hai công ty đi đầu trong phát triển AI trên toàn cầu. Trước những nội dung của dự thảo Đạo luật AI mới được EU thông qua, hai “ông lớn” ngành công nghệ đều có thái độ tích cực, đồng thời mong muốn các quy định cần được “hoàn thiện hơn nữa”.

"Chúng tôi tin rằng AI cần có các hành lang pháp lý, được liên kết ở cấp độ quốc tế và các hành động tự nguyện có ý nghĩa từ những công ty phát triển AI", phát ngôn viên của Microsoft cho biết trong một tuyên bố.


Các "ông lớn" công nghệ đều hưởng ứng các quy định quản lý AI.
Các "ông lớn" công nghệ đều hưởng ứng các quy định quản lý AI.

IBM kêu gọi các nhà hoạch định chính sách EU thực hiện “cách tiếp cận dựa trên rủi ro” và đề xuất bốn cải tiến chính cho dự thảo Đạo luật AI, cần sự rõ ràng hơn về AI có rủi ro cao “để chỉ những trường hợp sử dụng thực sự có rủi ro cao được kiểm soát”.

Theo ông Muldoon, có thể phải sau 2026 thì Đạo luật mới có thể có hiệu lực, do phải sửa đổi vì AI đang phát triển quá nhanh chóng. Kể từ khi bắt đầu soạn thảo năm 2021, Đạo luật AI đã có nhiều lần sửa đổi. Các nhà lập pháp của EU khẳng định: “Sẽ không ngừng mở rộng phạm vi khi công nghệ phát triển”. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Thẻ:AI
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chiến lược mới của các Big Tech nhằm thâu tóm thị trường AI

Các “ông lớn” công nghệ gia tăng nỗ lực chinh phục thị trường Ấn Độ

Châu Âu ấp ủ xây dựng các trung tâm dữ liệu mới trên quỹ đạo

Lo ngại lộ dữ liệu, Mỹ tiếp tục mở cuộc điều tra ba nhà mạng của Trung Quốc

Hãng sản xuất pin đến từ Trung Quốc “trình làng” dòng pin mới với hiệu suất khủng

Trung tâm dữ liệu AI Cloud quy mô lớn đầu tiên của Đông Nam Á đi vào vận hành

Sau ChatGPT, những AI nào đang rục rịch được tích hợp vào iPhone?

Cuộc chạy đua trí tuệ nhân tạo ngày càng “nóng”, đối thủ lớn nhất của OpenAI công bố chatbot mạnh nhất

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước