meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Việt Nam sẽ xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia về trí tuệ nhân tạo 

Thứ ba, 02/05/2023-13:05
Hiện nay, lĩnh vực tiêu chuẩn hóa về trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam vẫn còn trống, chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào mà mới chỉ có một số tiêu chuẩn có liên quan.

AI xuất hiện ở mọi lĩnh vực

Theo Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng và lấy ý kiến góp ý về dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về về trí tuệ nhân tạo - quy trình vòng đời và yêu cầu chất lượng gồm 2 phần (siêu mô hình chất lượng và độ bền vững). Dự thảo tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, đơn vị thẩm định là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ công bố.

Trong thời đại công nghệ số 4.0, công nghệ AI đang phát triển với tốc độ “hàm mũ”, có đóng góp to lớn vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống của con người. Mặc dù vậy, AI là một lĩnh vực rất phức tạp và cũng tạo ra nhiều thách thức rất đáng lo ngại. Do đó, mỗi con người, mỗi tổ chức và mỗi quốc gia cần hiểu biết đúng về AI để nắm bắt đúng và kịp thời các cơ hội và thách thức từ AI.


Trí Nhân là robot tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên của Việt Nam.
Trí Nhân là robot tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên của Việt Nam.

Cơ hội dành cho AI trong ngành ICT hầu như là vô hạn, nhưng tập trung vào một số cơ hội chính bao gồm AI trong dữ liệu lớn, chipset, chatbot, IoT, an ninh mạng, máy thông minh và người máy. AI sẽ góp phần nâng cao hiệu suất của truyền thông, ứng dụng, nội dung và thương mại kỹ thuật số. Trí tuệ nhân tạo cũng sẽ thúc đẩy các mô hình kinh doanh mới và tạo ra các cơ hội kinh doanh hoàn toàn mới. Đồng thời, được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của Cuộc cách mạng 4.0. 

Tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo AI đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông, thương mại điện tử... Trong thời gian qua công nghệ AI cũng đã mang lại cho Việt Nam sự phát triển vượt bậc.

Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 76/172 toàn cầu và xếp thứ 10/15 khu vực về ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Năm 2021, theo báo cáo "Chỉ số sẵn sàng về AI của chính phủ” do Tổ chức Oxford Insights kết hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế của Canada thực hiện, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 62/160 quốc gia được đánh giá xếp hạng trên thế giới, tăng 14 bậc so với năm trước. Trong năm 2022, Việt Nam xếp vị trí thứ 55/181 quốc gia trong việc khai thác những ứng dụng AI để vận hành và cung cấp dịch vụ, tăng 7 bậc so năm 2021.


Phân bố ứng dụng AI trong các ngành kinh tế xã hội ở Việt Nam
Phân bố ứng dụng AI trong các ngành kinh tế xã hội ở Việt Nam

Trí tuệ nhân tạo đa rất được quan tâm tại Việt Nam, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 127 Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030. Đặc biệt nhấn mạnh quan điểm xác định AI là một lĩnh vực công nghệ nền tảng của cách mạng 4.0, góp phần quan trọng vào việc phát triển đột phá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững.

Tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các công ty và sản phẩm AI

Ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam nhận thức rằng cần có một cách tiếp cận có trách nhiệm đối với AI để đảm bảo việc sử dụng các công nghệ này một cách an toàn, có lợi và hợp lý. Bao gồm nhu cầu xem xét ý nghĩa về mặt đạo đức của các quyết định do máy móc đưa ra và xác định tình trạng pháp lý của AI.

Việc thiết kế, phát triển, sử dụng có trách nhiệm các hệ thống AI có liên quan đến các ứng dụng AI như phương tiện tự lái, rô-bốt chăm sóc sức khỏe, người đồng hành, các thuật toán xếp hạng và lập hồ sơ, những thứ đã và đang ảnh hưởng đến xã hội con người hoặc sẽ ảnh hưởng trong một vài năm tới.

Theo các chuyên gia, có ba lĩnh vực sử dụng chính trong ngành công nghệ thông tin là các ứng dụng do AI điều khiển gồm đảm bảo chất lượng, quản lý dịch vụ và tự động hóa quy trình. Vì vậy, vấn đề tiêu chuẩn hóa AI về “Quy trình vòng đời và yêu cầu chất lượng” được đặt ra nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lượng đối với sản phẩm và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực ICT.


Hệ thống Giám sát lái xe sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) do Việt Nam phát triển.
Hệ thống Giám sát lái xe sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) do Việt Nam phát triển.

Hiện nay việc nhiều tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và trong khu vực công bố tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan tới trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn đang bỏ trống tiêu chuẩn hóa về AI, hầu như chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào mà mới chỉ có một vài tiêu chuẩn có liên quan tới AI.

Những tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật có thể tạo nên một sản phẩm AI an toàn, chất lượng cao, đáng tin cậy và dễ giải thích.

Theo dự thảo của Bộ Thông tin và Truyền thông, mục đích của tiêu chuẩn nhằm thiết lập vòng đời đảm bảo chất lượng và minh bạch của các mô-đun AI. Các tiêu chí chất lượng quan trọng được xác định và các vấn đề AI cụ thể sẽ được giải quyết. Tiêu chuẩn trình bày một tập hợp các yêu cầu chất lượng được cấu trúc trong siêu mô hình chất lượng cụ thể cho AI để đạt được các tiêu chí trên. 

Dự thảo lưu ý rằng không phải tất cả các mô-đun AI đều áp đặt các yêu cầu chất lượng giống nhau. Vì vậy, tiêu chuẩn đã đề xuất sự khác biệt giữa các mô-đun AI liên quan đến tính an toàn, quyền riêng tư, bảo mật, mức độ phù hợp về đạo đức của trí tuệ nhân tạo. Mức độ an toàn, bảo mật, quyền riêng tư, đạo đức của một mô-đun AI yêu cầu phải xem xét và đáp ứng tất cả các yêu cầu chất lượng, trong khi các yêu cầu này ít nghiêm ngặt hơn, khi không đưa ra mức độ phù hợp này…

Tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra sẽ áp dụng cho tất cả các giai đoạn vòng đời của mô-đun AI gồm khái niệm, phát triển, triển khai, vận hành và ngừng hoạt động. Cùng với đó, đề cập đến các quy trình vòng đời khác nhau.

Trên thực tế, công nghệ trí tuệ nhân tạo được sử dụng cho một phạm vi rộng lớn của các nhiệm vụ khác nhau, do đó tiêu chuẩn này không chỉ nhắm đến một lĩnh vực cụ thể mà áp dụng cho các công ty và sản phẩm AI thuộc mọi lĩnh vực.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Meey Group chia sẻ kinh nghiệm về proptech tại Hội nghị Thượng đỉnh Khoa học và Kinh tế toàn cầu

Chủ nhân giải VinFuture 2024 khuyên người trẻ chấp nhận rủi ro và luôn tò mò

Liên danh FPT Nha Trang muốn làm khu đô thị công nghệ rộng hơn 50ha tại "hòn ngọc biển Đông"

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

18 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

18 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

18 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

18 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước