Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?
BÀI LIÊN QUAN
Huawei ra mắt biệt thự 5,5G đầu tiên trên thế giớiQuốc gia châu Á dẫn đầu thế giới về tốc độ WiFi, bỏ ra hơn 26 tỷ USD để giành 25% thị phần công nghiệp 5GMạng 5G là gì? Những điều cần biết về mạng 5G không dây nhanh nhất hiện nayTrước đó, Viettel là nhà mạng đầu tiên ở Việt Nam triển khai 5G tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ ngày 15/10. Sau hơn 10 ngày sử dụng, nhiều người dùng phản ánh tình trạng kết nối dịch vụ 5G hiện chưa ổn định. Thậm chí, tốc độ 5G tại một số khu vực gần như không khác biệt so với 4G.
Lý giải nguyên nhân, bà Nguyễn Thị Tâm - Phó Tổng giám đốc phụ trách quy hoạch mạng lưới, Tổng công ty Mạng lưới Viettel cho biết, có nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra tốc độ mạng 5G. Đến thời điểm hiện tại, số lượng trạm phát sóng 5G vẫn còn hạn chế và chưa tương đương khi so với trạm phát 4G. Ở khung giờ thấp tải, tốc độ 5G có thể đạt mức trên 500Mbps. Tuy nhiên, khi có quá nhiều người dùng thử nghiệm trong cùng một thời điểm, tốc độ kiểm tra có thể sẽ bị giảm xuống.
"Khi test, tốc độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố gì? Ở đây có mấy yếu tố chính. Đầu tiên là câu chuyện gần trạm hay xa trạm - để xem là sóng yếu hay sóng khoẻ. Thứ hai tại cùng ở thời điểm đấy là có nhiều người dùng hay ít người dùng. Thứ ba nữa là phụ thuộc vào server mình test - phổ biến nhất hiện tại Speedtest và i-SPEED của Bộ. Với hai phần mềm đấy có rất nhiều server test. Ở giai đoạn đầu rất nhiều khách hàng trải nghiệm muốn test thì có thể là hai người đứng gần nhau hoặc là trong trạm đấy đều test là có thể là lấy hết tài nguyên thì chỉ trong một tích tắc, vài giây thôi thử lại test nó lại sẽ khác. Đấy là vì sao mà cảm nhận khách hàng test lúc cao, lúc thấp"- bà Tâm nói.
Bên cạnh thế mạnh công nghệ, vùng phủ sóng, Viettel cũng cho biết, đã gặp một số khó khăn khi triển khai 5G ở Việt Nam, đó là chi phí đầu tư cho 5G rất lớn, gấp 4 - 5 lần so với 4G hiện tại và cần nhiều thời gian để triển khai. Chia sẻ về lộ trình phủ sóng 5G tại Việt Nam, hiện Viettel đang ưu tiên triển khai tại các khu vực thành thị. Theo đó, hơn 6.500 trạm phát sóng 5G đã được lắp đặt, phủ 95% dân số ngoài trời. Đến năm 2025, nhà mạng này sẽ tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng trong nhà. Theo kế hoạch 3 - 5 năm tới, người dùng ở các khu vực thành thị, khu du lịch và khu chế xuất, công nghiệp có thể sử dụng mạng 5G trong nhà giống như trải nghiệm 4G ở thời điểm hiện tại.
Ông Hoàng Đức Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật toàn cầu (Tổng Công ty Mạng lưới Viettel) nhấn mạnh: "Về mặt lộ trình thì trong các năm tới Viettel sẽ đẩy mạnh tập trung triển khai phủ sóng ở khu vực thủ phủ, tỉnh trước. Sang năm bắt đầu triển khai vào phần Indoor. Theo định hướng thì trong vòng 3-5 năm tới thì Indoor của Viettel sẽ tốt như 4G hiện tại, đấy là cho khu vực thành thị, sau đó sẽ lan dần ra các vùng nông thôn. Trong khoảng 5 - 7 năm tới, định hướng của Viettel mở rộng vùng phủ ra khu vực nông thôn và mức độ phủ sóng phụ thuộc rất nhiều vào đầu cuối hỗ trợ cũng như nhu cầu của thị trường".
Đại diện Viettel cũng nhận định, thời gian tới, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ đẩy mạnh thiết bị đầu cuối 5G vào thị trường. Hiện, mới chỉ có 15% (khoảng 10 triệu) thiết bị đầu cuối hỗ trợ 5G, chủ yếu ở khu vực thành thị (chiếm 85 - 90%). Chia sẻ về “cuộc đua” 5G, Viettel cho hay, nếu so sánh Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN, trong vòng 1 - 2 năm nữa, Việt Nam sẽ đi cùng nhịp với Thái Lan, thậm chí là hơn. Còn riêng về vùng phủ 4G, đến hết năm nay, Việt Nam sẽ đứng đầu khu vực Đông Nam Á.