Chân dung Khương Phong - ông chủ công ty Long Mễ: Bán nhà phố về quê làm ruộng, mỗi năm thu về 400 tỷ đồng

Thứ năm, 02/03/2023-09:03
Có thể thấy, chỉ cần bạn đủ tài giỏi thì ở đâu bạn cũng có thể giàu có. Trường hợp của người đàn ông Trung Quốc dưới đây chính là một ví dụ.

Sau mấy chục năm, người đàn ông bán giày ở Trung Quốc đã quyết định bán nhà ở thành phố để về quê làm ruộng. Không ngờ chính quyết định bị cho là điên rồ này lại cho anh có được thành công ngoài sức mong đợi. 

Người đàn ông quyết tâm làm ra loại gạo ngon nhất Trung Quốc 

Được biết, Khương Phong là người từng làm ở trong chuỗi cung ứng của ngành thương mại xuất khẩu giày hơn mười năm. Và sau khi trải qua những sóng gió lớn, anh đã mài dũa bản thân của mình thành một doanh nhân lão luyện, đầy kinh nghiệm. 

Vào năm 2015, Khương Phong đã đột ngột đổi nghề, bán nhà ở thành phố và đã trở về thị trấn Dân Lạc, thành phố Ngũ Thường, Cáp Nhĩ Tân - Hắc Long Giang. Dự định của anh khi trở về nhà đó là trồng và bán gạo Ngũ Thường - đây là loại gạo ngon nhất ở Trung Quốc. 

Và theo quan điểm của anh, thị trường gạo đã có những cơ hội tiềm ẩn như 60% người dân Trung Quốc lấy gạo là lương thực chính, sản lượng gạo trung bình mỗi năm trong nước là 200 triệu tấn và tiêu thụ là 190 triệu tấn. Vậy nhưng vẫn chưa có thương hiệu sản xuất, phân phối gạo thực sự nổi tiếng, uy tín. 


Khương Phong là người từng làm ở trong chuỗi cung ứng của ngành thương mại xuất khẩu giày hơn mười năm
Khương Phong là người từng làm ở trong chuỗi cung ứng của ngành thương mại xuất khẩu giày hơn mười năm

Ngay cả ba công ty hàng đầu là COFCO, Yihai Kerry và Beidahuang  cũng chỉ có chiếm 4% thị phần kết hợp và còn rất nhiều cơ hội để phát triển. Và trong bối cảnh xã hội đang ngày càng phát triển, người dân có đời sống cao hơn nên nhu cầu sử dụng hàng hóa chất lượng cao cũng đã tăng mạnh. Còn về thực phẩm thì những người tiêu dùng sẽ theo đuổi chất lượng hữu cơ không gây ra tình trạng ô nhiễm, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại gạo ngon nhất ở trên thị trường 90% đều là hàng giả. 

Ngoài ra, chuỗi cung ứng gạo truyền thống rất dài. Sau khi nông dân thu hoạch thì sẽ được một tập đoàn lớn thu mua rồi bán buôn, chuyển cho thương lái đóng gói thành nhãn hiệu riêng, cuối cùng là đưa vào siêu thị. 

Được biết, quá trình này không chỉ kéo dài và tăng theo từng khâu, điều lo ngại nhất chính là mỗi mắt xích có thể bị tráo đổi thành gạo rẻ hay gạo cũ từ các năm trước. 

Hơn thế, vào thời điểm lúc bấy giờ, có rất ít công ty gạo sử dụng sàn thương mại điện tử để bán hàng. Cũng chớp lấy cơ hội này, doanh nhân kỳ cực Khương Phong đã đưa ra quyết định đổi nghề sang làm nông nghiệp. 

Vào hồi tháng 2/2015, công ty Long Mễ đã được thành lập với mục tiêu cống hiến hết mình để có thể xây dựng một doanh nghiệp sản xuất nông sản với chuỗi công nghiệp từ cánh đồng cho đến bàn ăn. 

Khác với những thương hiệu khác đóng vai trò là nhà xuất bản gạo, Long Mễ đã bắt đầu từ nguồn gạo. Việc đầu tiên mà Khương Phong làm đó chính là nhận khoán hơn 10.000 mẫu đất ở Trung Quốc (hơn 666ha) và đã bắt đầu trồng lúa, thống nhất quản lý, trồng trọt. 

Còn về phương pháp trồng trọt, Long Mễ đã áp dụng phương pháp trồng trọt truyền thống đó là gieo thưa làm giảm năng suất lúa nhưng cũng có thể giúp cho cây lúa nhận ánh sáng mặt trời tốt hơn. Ngoài ra cũng kết hợp làm cỏ và thu hoạch thủ công, nuôi vịt để có thể diệt côn trùng, bón phân hữu cơ, đảm bảo không sử dụng thuốc trừ sâu. 

Ngoài việc đảm bảo chất lượng gạo, tự trồng còn thể sẽ đảm bảo nguồn cung gạo được liên tục. Bởi vì gạo Ngô Thường mỗi năm một mùa, nếu như không tự trồng thì tháng 7, tháng 8 sẽ khó có gạo. 

Sau khi họ thu hoạch, lúa sẽ được đưa vào kho lạnh rồi tách vỏ mỗi tháng một lần theo khối lượng đặt hàng ước tính rồi sẽ vận chuyển đến kho ở Thượng Hải và Quảng Châu. Khách hàng cũng có thể nhận hàng trong thời gian hai hoặc ba ngày để có thể đảm bảo độ tươi ngon của gạo ở mức cao nhất. 

Cách tiếp thị độc đáo của doanh nhân Khương Phong

Có thể thấy, bao bì cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của sản phẩm khi tung ra thị trường. Và vào thời điểm đó, gạo sẽ thường được đựng trong túi nilon và bao tải. Bao bì như thế không chỉ dễ gây hư hỏng trong quá trình vận chuyển mà còn không thể giải quyết được vấn đề bảo quản độ tươi, dễ ẩm, hư hỏng trong những ngày mưa. Trong lúc chưa biết làm thế nào để giải quyết vấn đề này, Khương Phong đột nhiên lóe lên ý tưởng đựng gạo ở trong lon như nước giải khát. 

Và thông qua việc hợp tác với Wanglaoji, Long Mễ cũng đã chuyển đổi dây chuyền sản xuất, chuyển đổi thiết bị đo lường, phễu, đóng hộp cũng như sử dụng sắt mạ thiếc để làm hộp đóng gói. 

Và bao bì kiểu này không chỉ đẹp về hình thức mà nó còn đáp ứng được nhu cầu bảo quản gạo. Quy trình nạp nitơ tức thì nguyên gốc của Long Mễ cũng đảm bảo gạo không bị oxy hóa, ẩm ướt hay là sâu mọt từ đó giúp cho gạo luôn tươi ngon trong thời gian dài. 


Thông qua việc hợp tác với Wanglaoji, Long Mễ cũng đã chuyển đổi dây chuyền sản xuất, chuyển đổi thiết bị đo lường, phễu, đóng hộp cũng như sử dụng sắt mạ thiếc để làm hộp đóng gói
Thông qua việc hợp tác với Wanglaoji, Long Mễ cũng đã chuyển đổi dây chuyền sản xuất, chuyển đổi thiết bị đo lường, phễu, đóng hộp cũng như sử dụng sắt mạ thiếc để làm hộp đóng gói

Bên cạnh đó, mỗi hộp gạo mà Long Mễ sản xuất cũng sẽ được bán theo phương thức 7+1 (bảy ngày một tuần, mỗi ngày một hộp). Và cách bán hàng này cũng sẽ có thể làm tăng tần suất mua hàng của người tiêu dùng. Và điều đặc biệt là doanh nghiệp sẽ luôn đề cao quan điểm bảo vệ môi trường, phát động "Chương trình tái chế lon gạo" với mục đích tái sử dụng tài nguyên một cách khoa học, tối đa hóa giá trị của "lon".

Và sau khi sản phẩm và bao bì đã được tạo ra thì bước tiếp theo chính là giải quyết vấn đề làm thế nào để có thể bán nó. Còn về các kênh bán hàng, ban đầu công ty của Khương Long cũng nhấn mạnh vào bán hàng trực tuyến. Họ sẽ sử dụng các trang như JD.com, Taobao, WeChat, Country Garden, Ngân hàng Công thương Trung Quốc cùng các nền tảng phúc lợi nhân viên khác. Tuy nhiên trừ các liên kết trung gian để có thể tiếp cận được nhiều người tiêu dùng nhất. 

Mang đến thành công vang dội

Vào hồi tháng 9/2015, gạo Long Mễ đã chính thức được bán thông qua Wechat. Trong thời gian 6 tháng, sản phẩm đã tích lũy được 100.000 thành viên cũng như doanh thu tích lũy đạt mức khoảng 13,77 triệu NDT. Mặc dù mới thành lập được hơn 2 năm nhưng doanh thu đã vượt 40 triệu NDT, năm 2017 đã tăng gấp đôi, một năm bán được 120 triệu NDT. 

Vào hồi tháng 10/2016, Long Mễ đã tiến hành khởi động một dự án gây quỹ cộng đồng trên Jingdong, "Hương thơm gạo Long Mễ đóng hộp, mỗi bữa ăn đều tuyệt vời". Sau một tuần ra mắt, số tiền này đã tăng vọt lên 1,28 triệu NDT, vượt xa mục tiêu huy động vốn từ cộng đồng ban đầu đó là 200.000 NDT.

Và phương thức gây quỹ cộng đồng không chỉ gây ra quỹ lý tưởng trong thời gian ngắn mà còn có khả năng tăng truyền thông thương hiệu cũng như nâng cao nhận thức về thương hiệu một cách nhanh chóng. 

Cũng nối tiếp đó, Khương Phong đã bắt đầu phát triển các kênh bán hàng mới cũng như hợp tác với các nhà hàng, cung cấp suất ăn có thương hiệu như Taier Sauerkraut Fish, Yeke, Shiwai Jianghu. Anh cũng đặt ra yêu cầu nhà hàng mua nồi cơm điện theo tiêu chuẩn với xới cơm trước mặt người tiêu dùng. Như thế, phía Nhà hàng còn có thể sẽ nhận được hoa hồng từ Long Mễ. 

Vừa mở các kênh trực tuyến cũng như tiếp cận người tiêu dùng thông qua hợp tác với các nhà hàng thì đây là cách quảng bá sản phẩm thông minh của Long Mễ. Và điều này cũng không làm giảm chi phí mở cửa hàng mà còn làm giảm chi phí quảng cáo, tiết kiệm được một khoản tiền hiệu quả. 

Cũng trên đà thắng lợi đó, Long Mễ đã phấn đấu trở thành đơn vị sản xuất và phân phối các loại gạo ngon được cả nước công nhận, phục vụ đa dạng các đối tượng người tiêu dùng từ bình dân cho đến cao cấp. 

Và từ ngành công nghiệp giày dép, sau nhiều thập kỷ gắn bó để trở về với đồng ruộng và hạt lúa thì Khương Phong chưa bao giờ cảm thấy hối hận với quyết định của bản thân. Anh cũng hy vọng sẽ có thể thay đổi cơ cấu lạc hậu của nền nông nghiệp truyền thống ở Trung Quốc thông qua nỗ lực của chính bản thân và làm một việc có ý nghĩa liên quan đến sinh kế của người dân. 


Mỗi hộp gạo mà Long Mễ sản xuất cũng sẽ được bán theo phương thức 7+1 (bảy ngày một tuần, mỗi ngày một hộp)
Mỗi hộp gạo mà Long Mễ sản xuất cũng sẽ được bán theo phương thức 7+1 (bảy ngày một tuần, mỗi ngày một hộp)

Bí quyết thành công của ông chủ Long Mễ

Luôn hiểu những gì bản thân muốn

Và một trong những bí quyết thành công ở trong kinh doanh, cuộc sống chính là biết chính xác về những gì mà bạn muốn. Vậy nên, bạn cần biết những gì quan trọng đối với bản thân và đặt ra những mục tiêu rõ ràng để hướng đến sự nghiệp cũng như cuộc sống mà bạn mong muốn. Những người thành công không có khát vọng mơ hồ mà thay vào đó là họ đặt ra những mục tiêu rất cụ thể phù hợp với những ưu tiên của họ, hướng thời gian và nỗ lực của bản thân để đạt được mục tiêu đề ra. 

Luôn có niềm đam mê, hành động và kiên trì

Có thể thấy, thời gian sẽ giúp cho mọi người thực hiện được những điều bản thân muốn. Nguyên tắc giúp cho cuộc sống cũng như công việc của bạn được thực hiện một cách có khoa học. Còn lòng đam mê thì sẽ thôi thúc bạn đi đến hành động cũng như giúp cho bạn có thể kiên trì hơn để đạt được những gì bản thân mong muốn. 

Chính sự kiên trì sẽ giúp cho ý chí và quyết tâm càng được nâng cao, vững chắc hơn. Trong cuộc sống, chúng ta cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, rào cản và có thể sẽ có những thất bại. Tuy nhiên, nếu như bạn thực sự là một người kiên trì thì tất cả những điều đó sẽ bị đẩy lùi về phía sau, nhường đường cho những điều tốt đẹp ở phía trước.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

3 giờ trước

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

5 giờ trước

Hà Nội: Tài chính không đủ, nhiều người chấp nhận rủi ro mua chung cư không có sổ hồng

5 giờ trước

Tuổi Tuất hợp hướng nào? Mẹo phong thủy để chọn hướng nhà, hướng phòng mang lại may mắn, tài lộc

5 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản cần một cơ chế thông thoáng hơn

15 giờ trước