CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về quá trình khởi nghiệp của bản thân: Khởi nghiệp từ trà, lẩu nấm đến ông chủ chuỗi nhà hàng Golden Gate

Thứ bảy, 28/05/2022-09:05
Bí quyết gây dựng nên chuỗi Golden Gate lớn mạnh tại Việt Nam của doanh nhân Đào Thế Vinh là gì?

Theo Trí thức trẻ, ông Đào Thế Vinh được biết thuộc lứa áp chót của thế hệ du học sinh Liên Xô. Ông nhận học bổng Nhà nước đi Tây vào năm 1989, và ông đã có 3 năm học tại Liên bang Xô Viết trước khi thành trì này tan rã vào mùa đông năm 1991. Ông Vinh cho hay: "Đấy là một sự kiện chỉ thấy trên tivi mà mình không hề nghĩ là nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời mình sau này". 

Thực tế thì sự tan rã của Liên Bang Xô Viết không chỉ ảnh hưởng đến các yếu tố vĩ mô mà còn tác động đến cuộc sống, nhân sinh quan, trải nghiệm, kỹ năng và tư duy,... của rất nhiều người Việt Nam học và làm việc tại Liên Xô thời điểm đó. Ông Vinh khẳng định: "Thậm chí, cả việc kiếm những đồng tiền đầu tiên của mình cũng bị ảnh hưởng bởi sự kiện đó". 


CEO Đào Thế Vinh
CEO Đào Thế Vinh

Doanh nhân Đào Thế Vinh khởi nghiệp từ Nga đến lẩu nấm Ashima

Được biết, vào năm 1995, sau khi tốt nghiệp thì ông Vinh mới tập kinh doanh. Ngày đó, ai tốt nghiệp xong đều ở lại hết bởi lúc đó xã hội Liên Xô đã thay đổi rất lớn. Ông Vinh nhớ lại: Mình còn nhớ năm 1998, một năm mà đồng Rúp mất giá đến 4 lần và thay đổi 4 đời Thủ tướng, chắc là không có nước nào như thế". 

Thời điểm đó, việc kinh doanh cũng giống như rất nhiều người Việt Nam ở Liên Xô thời điểm đó. Thị trường lúc này có rất nhiều cơ hội, khi bỏ hệ thống màn sắt (cơ chế bảo hộ sản xuất trong nước) thì mặt hàng công nghiệp nhẹ của Liên Xô và khối Xã hội chủ nghĩa không thể nào cạnh tranh được với sản phẩm của các nước khác. 

Và với việc thiếu hụt nghiêm trọng hàng hóa tiêu dùng, phải tiến hành nhập rất nhiều từ các nước khác đã tạo nên một môi trường kinh doanh vô cùng sôi động. Ông Vinh đã tham gia vào thị trường và trải nghiệm kinh doanh đầu tiên cũng đến từ đó và ông chọn ở lại đó 7 năm, đến năm 2002 mới về Việt Nam.

Chia sẻ nguyên nhân về nước, ông Vinh cho hay: "Năm đó, có một anh học năm trên, ở cùng trong khu tập thể ngày xưa, cũng đi Nga, đã về Việt Nam trước mình khoảng 6 năm. Lúc đó, anh ấy đã là nhà xuất khẩu trà số 1 trên thị trường và xuất khẩu sang Nga rất nhiều. Anh ấy có ước mơ là tạo ra một thương hiệu trà túi lọc nổi tiếng của Việt Nam nhưng theo style Tây và kêu gọi anh em về thử sức". 


Được biết, vào năm 1995, sau khi tốt nghiệp thì ông Vinh mới tập kinh doanh
Được biết, vào năm 1995, sau khi tốt nghiệp thì ông Vinh mới tập kinh doanh

Được biết, ông Vinh là một trong 4 cổ đông về đóng tiền vào rồi lập nên thương hiệu Cozy. Với ông Vinh, đó chính là một ý tưởng khá hão huyền vào thời điểm đó nên phải trả giá. Trong thời gian 3 - 4 năm đầu, ông Vinh cùng mọi người đã mất khá nhiều tiền và kinh doanh rất khó khăn. Tuy nhiên thì đến hiện tại đã tạo ra được một thương hiệu trà Cozy nổi tiếng, dẫn đầu thị trường Việt Nam về sản lượng. Mặc dù là về cùng nhau nhưng khi công ty đi vào hoạt động thì các cổ đông khác đã tập trung vào những thứ mà họ đang làm còn lại thì mỗi ông Vinh gánh cả công ty. Ông Vinh cho hay: "Nhưng cũng vui vì thách thức đi cùng với cơ hội. Đấy cũng là thời gian đầu tiên mình thu nạp được nhiều kỹ năng cần thiết để vận hành một công ty thực sự. Thực tế là cách kinh doanh ngày xưa ở Liên Xô rất khác với cách kinh doanh bài bản. Đấy là trải nghiệm đầu tiên của mình dưới sức ép lớn và làm cho việc kinh doanh tốt dần lên". 

Nói về bước ngoặt chuyển sang lẩu nấm Ashima, vị CEO này cho hay, lúc đó bản thân kiểu như con kiến bò đụng tường thì lại bò đi chỗ khác và nó đúng kiểu mà ông từng khởi nghiệp kinh doanh ở Nga nên rất chịu khó thay đổi. Ông Vinh cho biết khó khăn ở Cozy thì phải tìm đường bò sang chỗ khác. Ý tưởng về lẩu nấm Ashima bắt nguồn từ một chuyến đi tới vùng Vân Nam - Trung Quốc để tham gia vào một triển lãm trà. Trên đường đi đến Tây Tạng có vùng đất tên Shangrila, ông Vinh đã được ăn món lẩu nấm rất ngon. Và vùng cao nguyên đó chính là vựa nấm của thế giới - bởi vì là vùng ôn đới nên trong năm sẽ có 2 tháng là mùa nấm. Những người dân ở đó vào thu hái và bán lại cho các nhà máy. Sau đó nhà máy sẽ rửa, lọc, cắt và đông lạnh rồi tiến hành phân loại, xuất khẩu đi khắp các nơi trên thế giới. Tại các nước khác, họ đa phần sẽ dùng trong Cuisine của món Tây. Còn đối với ông Vinh thì mua cái đó để dành cho lẩu nấm. Cái ngon của loại nấm này chính là nấm thiên nhiên từ trong rừng được giữ đông lạnh. 

Mô hình lẩu nấm Ashima thành công ngoài mong đợi

Theo ông Vinh, đến lần khởi nghiệp với lẩu nấm thì lại ổn. Đầu tiên là bản thân ông thấy đã biết cách vận hành kinh doanh. Nhờ làm Cozy mà ông đã hiểu thị trường trong nước và biết cách làm marketing. Thứ hai chính là ông cũng bước chân vào một ngành còn non trẻ. Thời điểm đó, trên thị trường hầu như không có chuỗi nhà hàng và thực tế chỉ có một chuỗi KFC nhưng lại là fastfood còn về casual dining là không có, nên Ashima kinh doanh thuận lợi. Và vì thế mà mở ra là thành công luôn và chuỗi này cứ thế mà nhân rộng lên. Ông Vinh cho hay: "Khi đó, cửa hàng đầu tiên mở vào tháng 11 thì câu hỏi là mùa đông người ta ăn lẩu nấm thì mùa hè có ăn không? Rất là lo, nhưng rồi mùa hè người ta vẫn đi ăn lẩu. Rồi lại tính là thế một cửa hàng còn được, cửa hàng thứ 2 thì thế nào? Mở cửa hàng thứ 2 vẫn thấy đông… lại mở tiếp. Sau đó lại tự hỏi, không biết liệu Hà Nội ăn thì TPHCM có ăn không… và có đến 6 cửa hàng lẩu nấm". 

Chia sẻ về mục tiêu đầu tiên khi mở cửa hàng lẩu nấm, doanh nhân Đào Thế Vinh cho biết, lúc đó khi mở quán tiêu chí đầu tiên chính là nếu không thành công thì sẽ mất ít tiền nhất. Chính vì thế, ông Vinh đã thuê một cái nhà đẹp nhất trong số những cái đó có thể tìm được. Ông cho hay: "Đó là căn nhà ở 44 phố Phan Đình Phùng – một nhà Pháp cổ rất đẹp, hầu như không cần sửa chữa gì, chỉ bê bàn ghế vào là có thể kinh doanh được". 



Nói về bước ngoặt chuyển sang lẩu nấm Ashima, vị CEO này cho hay, lúc đó bản thân kiểu như con kiến bò đụng tường thì lại bò đi chỗ khác và nó đúng kiểu mà ông từng khởi nghiệp kinh doanh ở Nga nên rất chịu khó thay đổi
Nói về bước ngoặt chuyển sang lẩu nấm Ashima, vị CEO này cho hay, lúc đó bản thân kiểu như con kiến bò đụng tường thì lại bò đi chỗ khác và nó đúng kiểu mà ông từng khởi nghiệp kinh doanh ở Nga nên rất chịu khó thay đổi

Điều thứ hai ông Vinh nghĩ đến chính là bàn ghế đưa vào cũng phải là loại lỡ 2 tháng sau đóng cửa thì bán cũng được giá. Một công đôi việc, đó chính là bàn ghế của đời Minh bằng gỗ trắc, đóng tay ở Đồng Kỵ. Ở thời điểm đó thì loại bàn này được người Trung Quốc luôn luôn mua nên giá chỉ có tăng. Nếu như làm ăn thua lỗ thì đóng cửa vẫn bán được bàn ghế và thu hồi vốn.

Gây dựng chuỗi nhà hàng Golden Gate lớn mạnh

Ông Vinh cho hay giai đoạn khởi nghiệp Golden Gate suôn sẻ hơn và phát triển nhanh, lợi nhuận tốt nhưng số lượng nhà hàng vẫn còn nhỏ. Sau đó là đến giai đoạn phát triển số lượng nhưng lợi nhuận lại có nhiều biến động. Từ năm 2010 đến trước năm 2018, lúc đó lãi ít và có nhiều thứ phải hy sinh, đánh đổi. Còn giai đoạn từ năm 2018 trở về sau thì Golden Gate đã ở trạng thái mới đó là phát triển tinh, hoàn thiện cũng như đi sâu vào những nền tảng cốt lõi, ổn định, bền vững.


Ông Vinh cho hay giai đoạn khởi nghiệp Golden Gate suôn sẻ hơn và phát triển nhanh, lợi nhuận tốt nhưng số lượng nhà hàng vẫn còn nhỏ
Ông Vinh cho hay giai đoạn khởi nghiệp Golden Gate suôn sẻ hơn và phát triển nhanh, lợi nhuận tốt nhưng số lượng nhà hàng vẫn còn nhỏ

Và đây chính là thời điểm Golden Gate đầu tư vào những nền tảng đem lại ưu thế cạnh tranh chuyển đổi. Đến hiện tại, Golden Gate là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng mô hình chuỗi nhà hàng tại Việt Nam. Chuỗi nhà hàng này với 5 phong cách ẩm thực chính đó là Lẩu, Nướng, Á, Âu và quán cà phê. Golden Gate hiện đang sở hữu hơn 22 thương hiệu cùng gần 400 nhà hàng đa phong cách trên 40 tỉnh thành trên cả nước, phục vụ cho 18 triệu lượt khách hàng mỗi năm và vẫn đang không ngừng nỗ lực phát triển hơn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Bất động sản khủng hoảng, môi giới Trung Quốc “tuyệt vọng”: Từng bán nghìn căn/tháng, giờ chật vật tạo dòng tiền để sống sót

Môi giới “tái xuất” thị trường khi bất động sản “khởi sắc”

Người hành nghề môi giới bất động sản phân vân trở lại thị trường

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

14 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

16 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

16 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

20 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

21 giờ trước