Các quỹ đầu tư lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam làm ăn ra sao trong tháng 5?

Thứ sáu, 03/06/2022-00:06
Tính từ đầu năm, hầu hết các quỹ đầu tư lớn trên thị trường Việt Nam đều đang có hiệu suất đầu tư âm trong tháng 5, thậm chí nhiều cái tên còn có hiệu suất thua xa so với các chỉ số quan trọng như VN-Index hay VN30.

Hầu hết các quỹ đầu tư lớn đều có hiệu suất âm trong tháng 5

Theo Nhịp sống kinh tế, thị trường chứng khoán đã khép lại tháng "Sell in May" với khoảng thời gian phục hồi tích cực trong nửa sau của tháng 5. Có thời điểm VN-Index đã mất gần 200 điểm trước khi đảo chiều trở lại vùng 1.300 qua đó kết thúc tháng 5 với mức giảm được thu hẹp chỉ còn 5,425.

Trong bối cảnh đó, hầu hết các quỹ lớn tại thị trường Việt Nam đều có hiệu suất âm trong tháng 5, nhiều cái tên thậm chí còn thua xa so với các chỉ số quan trọng như VN-Index hay VN30. 

Trong đó, SSIAM VNFinLead ETF là cái tên duy nhất có hiệu suất âm trên 10% trong tháng 5. Được biết, danh mục đầu tư của quỹ ETF này toàn bộ là cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Theo báo cáo chiến lược mới đây của VNDirect, những nhóm ngành trên đều nằm trong nhóm "đuối" nhất thị trường và giảm mạnh hơn so với VN-Index. Vì vậy, không bất ngờ khi hiệu suất tháng 5 của SSIAM VNFinLead ETF lại "đội sổ" trong số các quỹ đầu tư lớn. 

Tương tự, một số quỹ ETF tên tuổi khác trên thị trường như Fubon ETF, FTSE Vietnam ETF, V.N.M ETF hay DCVFM VN30 ETF cũng đều ghi nhận hiệu suất âm thua xa so với VN-Index. Nguyên nhân chủ yếu đến từ cơ cấu danh mục đa phần là các Bluechips còn room ngoại như VIC, VHM, VRE, VNM, NVL, MSN,... trong khi đây đều là các cổ phiếu phải "đứng mũi chịu sào" trước áp lực bán mạnh trên thị trường trong thời gian qua.


Hầu hết các quỹ đầu tư lớn đều có hiệu suất âm trong tháng 5
Hầu hết các quỹ đầu tư lớn đều có hiệu suất âm trong tháng 5

Không chỉ riêng ETF, các quỹ đầu tư chủ động lớn cũng gặp khó khăn bởi biến động không mấy thuận lợi của thị trường chung. Cụ thể, Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) - quỹ tỷ USD lớn nhất do Dragon Capital quản lý là một ví dụ điển hình khi có hiệu suất âm đến 8,75% trong tháng 5.. Báo cáo cập nhật ngày 19/5 cho thấy, quỹ ngoại này đã nâng mức tiền mặt lên mức 8,71% (~184,6 triệu USD), đây là mức cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Ngoài ra, một quỹ chủ động khác cũng có hiệu suất âm và thua kém so với VN-Index đó là JPMorgan VOF (-6,14%).

Chỉ duy nhất Diamond ETF "về bờ" thành công

Trong khi hầu hết các quỹ ngoại có hiệu suất âm trong tháng 5 thì ở chiều ngược lại cũng có không ít quỹ đầu tư vẫn chiến thắng thị trường dù hiệu suất âm. Tiêu biểu là DCVFM VNDiamond ETF – cái tên đang hút tiền rất mạnh trong thời gian gần đây. Cụ thể, riêng trong tháng 5 vừa qua, dòng tiền đổ vào Diamond ETF đã lên đến hơn 3.000 tỷ, nâng con số lũy kế từ đầu năm lên mức 4.700 tỷ đồng, dẫn đầu toàn thị trường. Sức hút của Diamond ETF đến từ danh mục chất lượng với những cổ phiếu hết room "hot" như FPT, MWG, PNJ, REE chiếm tỷ trọng lớn.

Bên cạnh đó, các quỹ chủ động lớn như PYN Elite Fund (-1,59%), KIM Vietnam Korea (-3,35%) hay VOF VinaCapital (-4,38%),... cũng đều ghi nhận hiệu suất không đến nỗi quá tệ. Ngoài ra, còn có Passion Investment "sống khỏe" qua 2 tháng giông bão liên tiếp nhờ ôm lượng lớn tiền mặt chưa giải ngân.


Chỉ duy nhất Diamond ETF "về bờ" thành công
Chỉ duy nhất Diamond ETF "về bờ" thành công

Tính từ đầu năm, hầu hết các quỹ đầu tư lớn đều có hiệu suất đầu tư âm, đặc biệt sau nhịp giảm sâu của thị trường từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5. Chỉ có duy nhất DCVFM VNDiamond ETF đã "về bờ" thành công trong khi chỉ có 2 cái tên có hiệu suất âm dưới 10% là KIM Korea Vietnam và VOF VinaCapital. Các quỹ VEIL, PYN Elite Fund và DCVFM VN30 ETF khỏe hơn đôi chút so với VN-Index nhưng cũng đều có hiệu suất âm trên dưới 13% từ đầu năm.

Trong khi đó, nhóm thua sâu so với thị trường gồm nhiều ETF như Fubon ETF, SSIAM VNFinLead ETF, FTSE Vietnam ETF hay V.N.M ETF đều có hiệu suất âm trên 15%. Đặc thù của quỹ đầu tư thụ động là mô phỏng theo một chỉ số cụ thể khiến các ETF khó xoay sở trước các biến động của thị trường. Quỹ chủ động có hiệu suất kém hơn so với VN-Index là JPMorgan VOF cũng lỗ hơn 18% từ đầu năm.

Việc các quỹ đầu tư lớn có hiệu suất âm trong giai đoạn sóng gió bủa vây là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, những quỹ ngoại chủ động lớn như Dragon Capital, PYN Elite Fun,... vẫn đánh gái cao thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ vĩ mô ổn định cùng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết được dự báo ở mức 20-25% trong năm 2022 sẽ là động lực thúc đẩy thị trường tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Thêm nữa, câu chuyện nâng hạng thị trường cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự trở lại của khối ngoại trên thị trường Việt Nam. Theo ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm TGĐ FiinGroup, nâng hạng thị trường sẽ là tiến trình tất yếu trong sự phát triển và hội nhập của thị trường chứng khoán về dài hạn. 


 
 

Hiện nay, quy mô vốn mà các quỹ có thể phân bổ cho các thị trường cận biên chỉ khoảng 95 tỷ USD, còn quy mô vốn dành cho các thị trường mới nổi đang vào khoảng 6.800 tỷ USD. Nếu thành công nâng hạng lên thị trường mới nổi (Emerging Markets), Việt Nam có thể được đón nhận tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD đổ vào thị trường.

Ngày 26/5 vừa qua, S&P Global Ratings ("S&P") đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ với triển vọng Ổn định. Trong bối cảnh triển vọng không mấy sáng sủa của kinh tế thế giới sau Covid-19 và ảnh hưởng của xung đột Nga-Ucraina, việc Việt Nam được một tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín hàng đầu thế giới nâng hạng cho thấy góc nhìn tích cực đối với Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế. 

Đối với thị trường chứng khoán, việc Việt Nam triển vọng ổn định cũng sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với dòng vốn ngoại, do đó, kỳ vọng dòng vốn này vào thị trường Việt Nam sẽ tích cực hơn trong thời gian tới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Cuộc đua sôi nổi trên thị trường thương mại điện tử

21 phút trước

ĐHCĐ Bidiphar (DBD): Kế hoạch doanh thu chạm mốc 2.000 tỷ đồng, cổ tức tối thiểu 20%

21 phút trước

Trong 4 tháng đầu năm gần 9,3 tỷ USD nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam

21 phút trước

TS. Cấn Văn Lực: Chúng ta nên tiếp cận Fintech theo nghĩa rộng

21 phút trước

Thị trường tháng 5 vẫn hứa hẹn nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn

21 phút trước