Bộ Y tế: F0 được ra khỏi nhà nhưng phải giữ khoảng cách và đeo khẩu trang

Thứ hai, 14/03/2022-15:03
Ngày 14/3, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn mới về quản lý người mắc Covid-19 tại nhà. Bên cạnh việc thay đổi điều kiện cách ly, F0 có thể ra khỏi nhà nhưng phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với mọi người.

Ngày 14/3, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 604 kèm theo hướng dẫn quản lý tại nhà đối với những người mắc Covid-19. Quyết định này sẽ thay thế cho Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế: số 261 ngày 31/01/2022 ban hành Hướng dẫn quản lý người mắc Covid-19 tại nhà và số 528 ngày 03/03/2022 ban hành Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với trẻ em mắc Covid-19.

Theo như hướng dẫn mới của Bộ Y tế, tiêu chí lâm sàng của người mắc Covid-19 điều trị tại nhà được bổ sung thêm rằng: “Là người bệnh Covid-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi Covid-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc”.

Hướng dẫn mới của Bộ Y tế ngày 14/3 cũng kèm theo quyết định 604, bổ sung mục Khai báo y tế đối với những bệnh nhân F0 điều trị tại nhà.


Hướng dẫn mới của Bộ Y tế ngày 14/3 cũng kèm theo quyết định 604, bổ sung mục Khai báo y tế đối với những bệnh nhân F0 điều trị tại nhà. Ảnh: minh họa
Hướng dẫn mới của Bộ Y tế ngày 14/3 cũng kèm theo quyết định 604, bổ sung mục Khai báo y tế đối với những bệnh nhân F0 điều trị tại nhà. Ảnh: minh họa

Theo đó, F0 hoặc người chăm sóc F0 sẽ thông báo với trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý F0 tại nhà... theo hướng dẫn của địa phương về: thông tin cá nhân, thời điểm được xác định mắc Covid-19, đối tượng được quản lý tại nhà, thời điểm hết cách ly, điều trị tại nhà. 

Ngoài ra, trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà sẽ thu thập thông tin và lập danh sách người mắc Covid-19 quản lý tại nhà theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01.

Bệnh nhân F0 điều trị tại nhà cần chuẩn bị những gì? 

Những bệnh nhân F0 điều trị tại nhà cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết như: Khẩu trang y tế, nhiệt kế, phương tiện vệ sinh tay, vật dụng cá nhân, máy đo SPO2 (nếu có), thùng chứa chất thải có nắp đậy, phương tiện liên lạc.

Các thuốc để điều trị tại nhà bao gồm: Thuốc hạ sốt (paracetamol) với số lượng đủ dùng trong khoảng 3-5 ngày, gói bù nước, chất điện giải, dung dịch điện giải Oresol, thuốc giảm ho đủ dùng trong 5-7 ngày, dung dịch nhỏ mũi natri clorid 0,9% đủ dùng 5-7 ngày. Ngoài ra, những người có bệnh nền cần có thêm thuốc điều trị bệnh được bác sĩ kê đơn. 

Trong trường hợp bệnh nhân F0 sốt trên 38,5ºC hoặc đau đầu nhiều, với người lớn sẽ dùng paracetamol, mỗi lần 1 viên 500mg hoặc 10-15 mg/kg, trong khoảng 4-6 giờ dùng một lần. Tuy nhiên, tổng liều thuốc một ngày không vượt quá 4g (4.000mg). Đối với trẻ em, dùng paracetamol liều 10-15mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn), nhắc lại tối thiểu 4 - 6 giờ hoặc có thể sử dụng liều theo tuổi nếu không biết cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, tổng liều thuốc không vượt quá 60 mg/kg/ngày.


Những bệnh nhân F0 điều trị tại nhà cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết. Ảnh: minh họa
Những bệnh nhân F0 điều trị tại nhà cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết. Ảnh: minh họa

Trong trường hợp mất nước do tiêu chảy, sốt cao, mệt mỏi thì bệnh nhân F0 nên uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol pha và uống đúng theo hướng dẫn. Nếu không muốn uống Oresol, bệnh nhân F0 có thể thay thế bằng nước trái cây hoặc nước đun sôi để nguội. Tuyệt đối không dùng nước ngọt công nghiệp để bù nước. 

Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, người bệnh F0 có thể dùng thuốc điều trị trong trường hợp cần thiết. Cụ thể như sau:

Nếu ho nhiều: Có thể dùng các thuốc giảm ho từ thảo dược hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, thuốc giảm ho kết hợp với kháng histamin… Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo/thận trọng khi sử dụng thuốc.

Ngạt mũi, sổ mũi: Dùng rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%. 

Tiêu chảy: Dùng chế phẩm vi sinh có lợi cho đường ruột (probiotic) hoặc men tiêu hóa.

Với những người đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú: Tiếp tục sử dụng thuốc theo như hướng dẫn.

Các thuốc khác: Thuốc kháng virus chỉ dùng khi có chỉ định, kê đơn của bác sĩ theo quy định hiện hành.

Đáng chú ý, Bộ Y tế lưu ý, bệnh nhân F0 khi điều trị tại nhà không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, kháng viêm… khi chưa có chỉ định, chưa được kê đơn. Đặc biệt, không tiến hành xông cho trẻ em.  

F0 có thể ra khỏi nhà nhưng phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách

Trong hướng dẫn mới của Bộ Y tế ngày 14/3, điều kiện cách ly cho bệnh nhân F0 cũng được thay đổi. Cụ thể, “tạo không gian cách ly riêng. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; luôn mở cửa sổ”.

Nhìn chung, các hướng dẫn về “Theo dõi sức khỏe người mắc Coid-19” hầu như không thay đổi so với các văn bản được ban hành trước đó (số 261 và số 528). Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng bổ sung yêu cầu về thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm.

Theo đó, bệnh nhân F0 và người chăm sóc người bệnh hoặc người ở cùng nhà với F0 phải thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm. Cụ thể như sau:

F0 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Trong trường hợp rời khỏi nơi cách ly phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn với những người khác.

Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà với bệnh nhân F0 phải luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc.

Nơi cách ly phải được giữ thông thoáng, hạn chế chế đề các đồ dùng vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa...) tại khu vực này.

Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên; khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa... hàng ngày và khi dây bẩn.

Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng theo quy định.


Trong hướng dẫn mới của Bộ Y tế ngày 14/3, điều kiện cách ly cho bệnh nhân F0 cũng được thay đổi. Ảnh: minh họa
Trong hướng dẫn mới của Bộ Y tế ngày 14/3, điều kiện cách ly cho bệnh nhân F0 cũng được thay đổi. Ảnh: minh họa

Về chế độ ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân F0: Cần phải uống nước thường xuyên, không phải cứ khát thì mới uống nước; tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể: ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung trái cây và uống nước hoa quả đầy đủ. Tuyệt đối không được bỏ bữa; người bệnh ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi và rau xanh.

Nên nghỉ ngơi đầy đủ: Đối với người lớn nên vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe), tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày, suy nghĩ tích cực và duy trì tâm lý thoải mái.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

2 giờ trước

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

4 giờ trước

Hà Nội: Tài chính không đủ, nhiều người chấp nhận rủi ro mua chung cư không có sổ hồng

5 giờ trước

Tuổi Tuất hợp hướng nào? Mẹo phong thủy để chọn hướng nhà, hướng phòng mang lại may mắn, tài lộc

5 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản cần một cơ chế thông thoáng hơn

14 giờ trước