F0 có được tính lương khi tự nguyện làm việc online và đã hưởng BHXH nghỉ ốm?

Thứ bảy, 12/03/2022-13:03
Mới đây, Bộ Y tế đã đưa ra đề xuất đối với trường hợp F0 không có triệu chứng, đang trong thời gian cách ly, đang trong thời gian cách ly, tự nguyện quay lại làm việc trực tuyến, chăm sóc người bệnh COVID-19. Hiện nay người lao động là F0 đang được hưởng BHXH chế độ nghỉ ốm đau, theo đó, vấn đề lao động trở lại làm việc có được hưởng lương hay không vẫn rất được người lao động quan tâm.

F0 đang được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nghỉ ốm đau như thế nào? 

Dựa theo quy định tại Điều 25 Luật BHXH năm 2014, người lao động bị ốm đau hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà có xác nhận từ cơ quan y tế có thẩm quyền sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Hiện nay, chế độ này được áp dụng cho người lao động mắc COVID-19, bên cạnh đó còn áp dụng cho người nghỉ việc để chăm sóc cho con dưới 7 tuổi mắc COVID-19. 

Đối với trường hợp người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm sẽ được hưởng 40 ngày nếu như đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm, 50 ngày nếu đã đóng đủ 15 - 30 năm, 70 ngày nếu đóng đủ từ 30 năm trở lên. Thời gian nghỉ nêu trên sẽ tính theo ngày làm việc, không kể những ngày lễ, nghỉ Tết hoặc nghỉ hàng tuần. 


Theo quy định tại Điều 25 Luật BHXH năm 2014, người lao động bị ốm đau hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà có xác nhận từ cơ quan y tế có thẩm quyền sẽ được hưởng chế độ ốm đau
Theo quy định tại Điều 25 Luật BHXH năm 2014, người lao động bị ốm đau hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà có xác nhận từ cơ quan y tế có thẩm quyền sẽ được hưởng chế độ ốm đau

Theo Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. 

Và theo quy định tại Điều 100, Luật BHXH năm 2014, hồ sơ chế độ ốm đau đối với người mắc COVID-19 có hai giấy tờ đó là bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với những người lao động hoặc của người lao động điều trị nội trú, đối với trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. 

Chính vì thế, Bộ Y tế đang đề xuất Chính phủ ban hành nghị quyết công nhận 7 loại giấy tờ có giá trị như: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để BHXH làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc COVID-19. 

Theo đó, 7 loại giấy từ đang được Bộ Y tế đề xuất bao gồm: 

1. Quyết định cách ly tại nhà do chính quyền địa phương cấp

2. Giấy xác nhận hoàn thành thời hạn cách ly do chính quyền địa phương cấp

3. Giấy xét nghiệm (Test nhanh/PCR) cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 do các cơ sở y tế cấp

4. Giấy chứng nhận bị mắc COVID-19 của Trạm y tế xã, Trạm y tế lưu động, Tổ COVID cộng đồng; y tế cơ quan hoặc doanh nghiệp

5. Giấy chứng nhận nghỉ việc được hưởng BHXH do Trạm y tế xã, Trạm y tế lưu động cấp nhưng cấp lùi lại thời gian trước đó người lao động đã nghỉ việc với mục đích điều trị Covid-19 tại nhà

6. Quyết định phê duyệt danh sách đã hoàn thành cách ly y tế tập trung

7. Phiếu xác nhận đã điều trị Covid-19 tại các bệnh viện dã chiến

Tự nguyện làm việc trực tuyến, F0 có được tiếp tục hưởng lương

Bộ Y tế cũng đang tiến hành xin ý kiến của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19, trường hợp F0 không có triệu chứng và đang trong thời gian cách ly, tự nguyện quay lại làm việc có thể làm việc trực tuyến và chăm sóc người bệnh COVID-19. Cụ thể, đối với trường hợp F0 không có triệu chứng đang trong thời gian cách ly tự nguyện làm việc. Các đơn vị, địa phương có thể xem xét, bố trí thực hiện các công việc trực tuyến, không tiếp xúc với những người xung quanh hoặc được phép tham gia hỗ trợ chăm sóc, theo dõi, điều trị  người nhiễm SARS-CoV-2 trong gia đình, cơ sở lưu trú hoặc tại các cơ sở điều trị bệnh Covid-19 phù hợp với nhiệm vụ được giao, trình độ nghiệp vụ đồng thời thực hiện nghiêm thông điệp 5K. 


Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

Còn đối với những người được bố trí thực hiện các công việc tại các cơ sở điều trị COVID-19 sẽ phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ đúng theo quy định, thường xuyên theo dõi sức khỏe và xét nghiệm SARS-CoV-2, không được chăm sóc hoặc tiếp xúc với những người bệnh suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ cao như người có bệnh nền, phụ nữ mang thai và người trên 50 tuổi. 

Ở trong trường hợp này thì F0 sẽ được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng tới nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại. Trong quá trình thực hiện 5K thì không được phép tiếp xúc với những người xung quanh đồng thời thực hiện nghiêm Thông điệp 5K nhằm phòng ngừa lây nhiễm. 

Đề xuất này của Bộ Y tế đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía người lao động đặc biệt là vấn đề khi F0 làm việc có được trả lương làm thêm giờ hay không khi họ đang được hưởng BHXH chế độ nghỉ ốm đau. 

Giám đốc điều hành Công ty luật ANVI - Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng: "Về nguyên tắc, người lao động chỉ được hưởng một chế độ. Nếu như đã hưởng chế độ đi làm thì sẽ không thể đồng thời hưởng được BHXH nghỉ việc và ngược lại". Dù vậy nhưng trong trường hợp này, theo ông Đức, cũng giống như đang nghỉ ốm mà vẫn đi làm thì trước hết người lao động phải được hưởng lương. Còn về trường hợp cơ quan Nhà nước cho hưởng chế độ do chính sách không thay đổi kịp thời thì người lao động vẫn được hưởng lương và coi đó như là chế độ bồi dưỡng cho người đã đóng bảo hiểm xã hội". 

Vị luật sư này cũng nói thêm điều này là quá sức đối với BHXH, bất hợp lý và không cần thiết đối với F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, cụ thể: "Trước đây, người lao động là F0 phải cách ly ít nhất 14 ngày và một loạt F1 cũng bị cách ly 14 ngày. Nhưng diễn biến đã thay đổi rất nhanh, chủ yếu giờ tự do khai báo, những lao động là F0, F1 có thể chiếm vài chục % doanh số. Nếu không thay đổi thì BHXH có thể sẽ phải chi trả cho hàng chục triệu lao động". 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

5 phút trước

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

2 giờ trước

Hà Nội: Tài chính không đủ, nhiều người chấp nhận rủi ro mua chung cư không có sổ hồng

2 giờ trước

Tuổi Tuất hợp hướng nào? Mẹo phong thủy để chọn hướng nhà, hướng phòng mang lại may mắn, tài lộc

2 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản cần một cơ chế thông thoáng hơn

12 giờ trước