Bỏ khe SIM truyền thống để dùng eSim trên iPhone 14: Liệu có phải nước đi hay của Apple?

Thứ bảy, 17/09/2022-16:09
Apple trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn đầu tiên quyết định chuyển sang sử dụng eSim trên các dòng smartphone mới. Điều này có lẽ sẽ thúc đẩy những thương hiệu smartphone khác học tập theo, như trường hợp Apple bỏ jack cắm tai nghe và bỏ củ sạc kèm theo máy.

Suốt nhiều năm qua, Apple luôn gây chú ý khi tuyên bố về một yếu tố không còn hợp thời và thẳng tay loại bỏ hoặc thay thế chúng bằng một bộ phận khác. Trong đó, có lẽ quyết định gây tranh cãi nhiều nhất của hãng là việc loại bỏ jack cắm tai kể từ dòng iPhone 7.

Trong khi nhiều người vẫn không chấp nhận được bước đi này thì những công ty công nghệ lớn cũng dần thay đổi theo để thích ứng. Minh chứng rõ rệt nhất là sau đó 1 năm, đối thủ lớn nhất của Apple là Samsung cũng đã loại bỏ jack cắm khỏi các mẫu điện thoại cao cấp của mình,

Hiện nay cũng có nhiều đồn đoán rằng, Apple cũng sẽ loại bỏ cổng sạc trên điện thoại vào một thời điểm trong giai đoạn tới. Nhà phân phối nổi tiếng Ming-Chi Kuo khá chắc chắn về việc công ty này sẽ thực hiện kế hoạch bỏ cổng sạc vì lý do chống thấm nước hoặc để tránh bị buộc sử dụng cổng USB Type C ở một số thị trường lớn.


Sử dụng eSim trên iPhone 14 có thể mở đầu cho xu hướng tiếp theo trên thị trường smartphone
Sử dụng eSim trên iPhone 14 có thể mở đầu cho xu hướng tiếp theo trên thị trường smartphone

Đối với động thái loại bỏ khe SIM truyền thống để sử dụng eSim trên iPhone 14 series cũng có thể là bước đi mới mở đầu cho xu hướng tiếp theo trên thị trường smartphone thế giới trong thời gian tới.

Vậy, eSim là gì?

Có thể hiểu rằng, eSim chính là phiên bản điện tử của thẻ SIM cứng, đã được tích hợp sẵn trong điện thoại. Thẻ SIM thông thường chỉ chứa được một khối lượng thông tin nhỏ, cơ bản là một mã mạng sử dụng để nhận diện người dùng. 

eSim sẽ hoạt động bằng cách cho phép điện thoại ghi mã lên đó, con chip có thể được viết lại vô số lần nếu cần. Do đó người dùng sẽ không phải lo lắng về việc hoán đổi những mảnh nhựa (thẻ SIM) mỗi khi đổi nhà mạng, cũng không lo chuyện mất SIM.

Tuy không có tuổi đời lâu như thẻ SIM vật lý, nhưng eSim thực tế không phải một khái niệm mới. Từ năm 2012, loại sim này đã được giới thiệu ra thị trường và thu hút một lượng lớn sự quan tâm, nhất là với ngành công nghiệp ô tô.

Công nghệ tiên tiến luôn giúp ích cho việc kết nối giữa các nhà mạng dễ dàng hơn và điều này thu hút sự chú ý của các nhà sản xuất ô tô. Hiện nay, eSIM đã được tìm thấy trên nhiều loại phương tiện khác nhau.


eSIM đã được tìm thấy trên nhiều loại phương tiện khác nhau
eSIM đã được tìm thấy trên nhiều loại phương tiện khác nhau

Nhiều thiết bị của Apple đã có sẵn eSim kể từ iPhone XS hay các dòng iPad Pro mới, tuy nhiên chúng vẫn luôn là một trong các sự lựa chọn của người dùng. Nhưng, khi Apple biến nó thành sự lựa chọn duy nhất sẽ là bước đi rất táo bạo, bởi eSim sẽ thể hiện cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.

Lợi ích và nhược điểm của eSim

Về lợi ích, thứ nhất, người dùng không phải tới những điểm đăng ký sim để mua sim vật lý và phải lo lắng để không làm mất chúng. Với eSim, người dùng đều có thể thực hiện một cách trực tuyến và bắt đầu sử dụng dịch vụ chỉ sau vài giây đăng ký. Bên cạnh đó, eSim cũng chứa nhiều gói dịch vụ khác nhau.

Hai là khách hàng được sử dụng bản thử miễn phí để trải nghiệm cũng như làm quen với việc dùng eSim trước khi quyết định việc chuyển đổi hoàn toàn. Thậm chí, người dùng cũng có thể thử dùng một mạng mới trong khi vẫn tiếp tục gói điện thoại hiện tại trên cùng một thiết bị.

Ngoài ra, một gói dịch vụ mạng còn có thể sử dụng trên một số eSim. Như vậy nếu có gói dịch vụ gồm cả điện thoại, iPad và ô tô thì khách hàng hoàn toàn không cần sử dụng nhiều thẻ SIM khác nhau cho từng thiết bị nữa.

Ba là, eSim sẽ không tốn diện tích như SIM thông thường, điều này giúp điện thoại gọn hơn hoặc sử dụng chỗ trống cho một thành phần khác.

Cuối cùng là người dùng eSim sẽ không phải lo lắng về việc cần giữ gìn phần vỏ SIM bằng nhựa rời mỗi lần muốn tháo SIM ra khỏi thiết bị để vệ sinh hoặc chuyển sang dùng tại thiết bị khác có kích thước không tương ứng.


Apple có khả năng sẽ triển khai iPhone sử dụng eSim trên toàn cầu
Apple có khả năng sẽ triển khai iPhone sử dụng eSim trên toàn cầu

Có thể nói đây là bước đi quan trọng và hứa hẹn sẽ mang tới nhiều tiềm năng trên thị trường smartphone trong tương lai. Tuy nhiên eSim thực tế vẫn có một số nhược điểm. 

Một là, Con chip của eSim bắt buộc phải tích hợp sẵn trên điện thoại, vì nó không thể thêm hay bỏ được sau này. Do đó những chiếc điện thoại giá rẻ sẽ khó để được cài đặt eSim. Do đó, eSim khi đã được tích hợp vào điện thoại, người dùng không thể loại bỏ nó hoặc lắp vào điện thoại khác như khi sử dụng thẻ SIM vật lý. Tuy nhiên điều này cũng không quá rắc rối, bởi chưa chắc đã có nhiều trường hợp người dùng chuyển đổi thẻ SIM giữa các điện thoại của họ.

Hai là, một điểm trừ liên quan tới nhà cung cấp dịch vụ không dây là không phải mọi nhà mạng đều hỗ trợ công nghệ eSim. Vì vậy người dùng cân tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi kích hoạt dịch vụ. Hiện nay, việc tiết lập eSim đối với tất cả các nhà mạng lớn sử hữu công nghệ này đều được miễn phí.

Với quyết định chỉ để một lựa chọn là eSim thì Apple chính là nhà sản xuất smartphone đầu tiên có sự chuyển đổi này. Ở những thị trường khác, iPhone vẫn có những thiết kế cũ. Theo The Verge, Apple cho biết iPhone 14 bản tiêu chuẩn có thể chứa tới 6 eSim, tuy nhiên chỉ có 2 eSim sẽ sử dụng được cùng lúc; iPhone 14 Pro sẽ lưu trữ được 8 eSim.

Sau động thái này, rất có thể những thương hiệu smartphone lớn khác cũng sẽ đi theo “con đường” này. Một khi eSim được sử dụng phổ biến hơn trên toàn cầu và người dùng chấp nhận sử dụng iPhone không khe SIM thì Apple có khả năng sẽ triển khai thiết bị này trên toàn cầu.

Rất có thể, những thương hiệu smartphone khác cũng sẽ “học tập” Apple đối với eSIM tương tự như trường hợp jack cắm tai nghe và loại bỏ củ sạc. Một khi eSIM phổ biến trên toàn cầu và người dùng đón nhận iPhone không khay SIM, Apple khả năng sẽ triển khai thiết bị trên khắp thế giới.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

4 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

12 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

12 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

13 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

13 giờ trước