Bị kẹp giữa Nga và Trung Quốc, thị trường sắt thép đang giao dịch thận trọng

Thứ bảy, 26/03/2022-15:03
Các thị trường thép và quặng sắt trên thế giới đang bị mắc kẹt ở giữa, một bên là khả năng xuất khẩu từ Nga sang Ukraine đứt gãy, một bên là chính sách phong tỏa chống Covid-19 của Trung Quốc.

Yếu tố đầu tiên là lệnh phong tỏa ở Trung Quốc. Bởi vậy, giá giảm và sản lượng thép của Trung cũng giảm do các nơi sản xuất tạm nghỉ hoạt động như Đường Sơn. Thứ hai là áp lực tăng giá hoặc giảm giá, tùy theo cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. 

Theo dữ liệu công bố, một vài năm gần đây, Nga xuất khẩu khoảng 28 triệu tấn thép hàng năm. Con số này chỉ đứng sau Nhật Bản, dù vẫn còn kém xa Trung Quốc (nước sản xuất số một thế giới). Năm ngoái, Trung Quốc xuất khẩu 52,63 triệu tấn thép. 


 
 

Ngoài Nga, Ukraine cũng là nhà xuất khẩu thép lớn. Mỗi năm, nước này xuất khẩu 15 triệu tấn thép, đứng thứ 8 toàn cầu.

Bên cạnh đó, cũng là quốc gia xuất khẩu quặng sắt lớn thứ 5 dù khối lượng xuất đi còn kém xa Australia và Brazil - những nhà xuất khẩu hàng đầu. Theo đó, vào năm ngoái, Ukraine đã xuất khẩu 21,26 triệu tấn quặng sắt, ứng với khoảng 2,5% mức 884 triệu tấn mà Úc đã xuất đi, theo nghiên cứu của Refinitiv.

Từ khi Nga đặt chiến dịch quân sự tại Ukraine, các nhà nhập khẩu đã ngừng mua thép của Nga. Khi các lệnh trừng phạt rõ ràng hơn, điều này có thể diễn ra trong vài tháng. 

Do có giao tranh tại một số cảng biển lớn, nên nhiều chuyến tàu sắt thép của Ukraine cũng bị tác động. Các chủ tàu, thương nhân hay công ty bảo hiểm đều không muốn qua lại.

Nguồn cung tại Nga có thể bị thắt chặt. Bởi vậy, thép của Nga có thể hướng sang châu Á. Nếu xảy ra, thị trường thép của châu Á có thể đảo lộn, nhất là các sản phẩm Nga giảm giá mạnh và giá mềm hơn nhiều so với giá từ các nhà cung cấp như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Bên cạnh đó, vì Nga không thể xuất khẩu sang châu Âu, các nhà xuất khẩu châu Á có thể chớp lấy cơ hội xuất hàng sang phương Tây. Điều này là hoàn toàn có thể khi mà nhà máy thép châu Âu bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng tăng cao đột biến. Về cơ bản, rất có thể các dòng chảy thương mại sẽ thay đổi, khi Nga có thể bị loại bỏ khỏi phần lớn thị trường thép phương Tây. 

Tình huống này sẽ phụ thuộc ít nhiều vào nhu cầu thép của Trung Quốc và thời gian phong tỏa Covid-19 của nước này kéo dài đến khi nào. Bên cạnh đó là liệu họ có tiếp tục đẩy mạnh chương trình kích thích kinh tế không trong khi Bắc Kinh đang rất cố gắng củng cố kinh tế.

Sản lượng thép của Trung Quốc tăng trở lại?

Theo dữ liệu được công bố, trong 2 tháng đầu năm nay, sản lượng thép thô của Trung Quốc đã giảm 10% còn 157,96 triệu tấn, từ 172,99 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.


Sản lượng và giá thép của Trung quốc 
Sản lượng và giá thép của Trung quốc 

Nguyên nhân khiến sản lượng sụt giảm là do hạn chế sản xuất nhằm giảm bớt sự ô nhiễm không khí trước Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh. Bên cạnh đó, giá than cốc và quặng sắt cao cũng làm hạn chế khả năng hoạt động với năng suất cao của các nhà máy.

Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, trong 2 tháng đầu năm, Trung Quốc cũng xuất khẩu sản phẩm thép ít hơn, chỉ đạt 8,23 triệu tấn, đã giảm 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Ở một mặt khác, nếu những tháng đầu năm xuất khẩu với lượng thép như vậy, không có nghĩa là những tháng sau sẽ tiếp tục ghi nhận con số sụt giảm này. Thực tế cho thấy một vài dấu hiệu sản lượng thép xuất khẩu của Trung đang gia tăng.

Sản lượng thép thô của Trung quốc trong 10 ngày tính đến 20/3 đã tăng 4,61% so với 10 ngày trước đó, theo Hiệp hội Sắt thép Quốc gia.

Đứng trước bối cảnh tác động từ xung đột Nga - Ukraine và sự không chắc chắn trong lĩnh vực thép của Trung Quốc, thị trường sắt thép toàn cầu đang rất thận trọng trong giao dịch, bởi vậy, giá sắt thép không có nhiều biến động giống như dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.

Theo Cơ quan báo giá hàng hóa Argus, thứ 5 (24/3) giá quặng hàm lượng 62% sắt nhập khẩu vào Trung Quốc là 146,40 USD/tấn, đây là mức tăng nhẹ so với 137,20 USD vào ngày 23 tháng 2, một ngày trước khi xảy ra chiến sự giữa Nga và Ukraine.

Trong ngày 24/3, giá thép thanh vằn kỳ hạn tương lai trên sàn Thượng Hải dừng lại ở mức 4.976 nhân dân tệ (782 USD)/tấn vào thứ Năm. Con số đã tăng lên so với mức 4.775 nhân dân tệ hôm 23 tháng 2.

Với mức giá sắt thép tăng lên một cách khiêm tốn tại châu Á, dường như thị trường đang băn khoăn về yếu tố kích thích kinh tế của Trung Quốc và những tổn hại nguồn cung xuất khẩu do căng thẳng giữa Nga và Ukraine sẽ được thực thi giải quyết ra sao.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Các startup công nghệ “kỳ lân” đang rất bấp bênh

1 giờ trước

Nhiều chất xúc tác cho cổ phiếu hàng không “cất cánh”

1 giờ trước

Loạt ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm ngay đầu tháng 5

1 giờ trước

TP.HCM nỗ lực thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

1 giờ trước

Vàng thiết lập kỷ lục giá mới, cầu đầu tư vàng miếng tại Việt Nam tăng 12%

1 giờ trước