Bí ẩn ghế rồng trong Tử Cấm Thành: Tại sao cho tiền chuyên gia cũng không dám chạm tay vào?

Thứ ba, 24/05/2022-16:05
Được biết, nguyên liệu để làm ghế rồng không phải là loại gỗ để đóng đồ đạc thông thường. Loại gỗ để làm ghế rồng là loại gỗ siêu quý, được gọi là nanmu được chọn lọc tốt nhất, có lõi vàng. Loại gỗ này không chỉ có mùi thơm thoang thoảng mà còn vô cùng bền bỉ. 

Tử Cấm Thành là công trình kiến trúc nổi tiếng bậc nhất tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Tới thời điểm hiện tại, Tử Cấm Thành vẫn giúp mọi người có thể hiểu hơn về cuộc sống cung đình của người xưa, từ trang phục, thức ăn cho tới nơi ở và cuộc sống hàng ngày của họ.

Ngày nay, Tử Cấm Thành vẫn luôn mở cửa để cho du khách có thể thoải mái thăm quan. Tuy nhiên, có một nơi duy nhất ở nơi đây không mở cửa, đó là Chính điện. Đặc biệt, ở giữa chính điện là một chiếc ghế rồng vô cùng tinh xảo. Thời phong kiến, ghế rồng là vật tượng trưng cho quyền uy của Thiên tử. Nhiều lời đồn đại cho rằng, chiếc ghế này chỉ dành cho người xứng đáng; kẻ nào cả gan mạo phạm sẽ bị trừng trị. 

Đáng chú ý, chiếc ghế rồng này được chạm khắc rồng cùng với nhiều hình trang trí phù điêu khác nhau. Tuy nhiên khi nhìn từ xa, nhiều người dễ dàng thấy được đây là một kiệt tác lộng lẫy với màu vàng ánh kim nổi bật. 

Hầu hết những vật dụng cổ thời xưa đều được làm bằng gỗ bởi nguyên liệu này phổ biến và dễ gia công. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết ghế rồng của Thiên tử được chạm khắc từ gỗ hay được đúc bằng vàng từ trong ra ngoài?


Hầu hết các ghế rồng đều được làm từ gỗ, sau đó mạ thêm một lớp vàng ở bên ngoài
Hầu hết các ghế rồng đều được làm từ gỗ, sau đó mạ thêm một lớp vàng ở bên ngoài

Thời phong kiến, vua vốn là người đứng đầu một nước, có trong tay vô vàn vàng bạc châu báu. Do đó, việc đúc một chiếc ghế bằng vàng ròng là điều đơn giản. Thế nhưng, vàng dù quý giá nhưng ngồi lâu sẽ không dễ chịu chút nào. Hoàng đế ngày nào cũng phải ngồi trên ghế rồng để xử lý việc triều chính, ngồi lâu sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì thế, hầu hết các ghế rồng đều được làm từ gỗ, sau đó mạ thêm một lớp vàng ở bên ngoài. 

Cho tiền chuyên gia cũng không dám động vào ghế rồng

Điều đáng nói, nguyên liệu để làm ghế rồng không phải là loại gỗ thông thường. Nó được làm từ loại gỗ siêu quý hiếm có tên gọi là nanmu. Chưa kể, loại gỗ nanmu được chọn cũng là loại tốt nhất, có lõi vàng, không chỉ bền bỉ mà còn có mùi thơm thoang thoảng. 

Thực tế, nanmu vàng sẽ có độ bóng tương tự như ánh satin. Thời xưa, loại gỗ này thường dùng làm quan tài cho quan lại và quý tộc nhờ khả năng tồn tại lâu dài. Đặc biệt, chất liệu này còn có thể ngăn chặn các loại côn trùng, nấm mốc cũng như các loại vi khuẩn có hại. Nhiều người còn đồn rằng, loại giường làm bằng gỗ nanmu mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, rất tốt cho sức khỏe.  


Trải qua hàng loạt biến cố lịch sử, hàng loạt triều đại đổi thay, chiếc ghế rồng do người tiền nhiệm để lại có thể bị thất truyền
Trải qua hàng loạt biến cố lịch sử, hàng loạt triều đại đổi thay, chiếc ghế rồng do người tiền nhiệm để lại có thể bị thất truyền

Tuy nhiên, trải qua hàng loạt biến cố lịch sử, hàng loạt triều đại đổi thay, chiếc ghế rồng do người tiền nhiệm để lại có thể bị thất truyền. Do đó, nhiều khi những người đời sau muốn sửa chữa nhưng kỹ thuật và vật liệu độc nhất vô nhị thời bấy giờ đã bị thất truyền từ lâu. Mọi người dù có cố gắng thế nào cũng không thể khôi phục được nguyên trạng.

Theo Bảo tàng Cố Cung, muốn sửa chữa một lỗi nhỏ trên ghế rồng phải mất đến 3 năm ròng rã. Đây chính là nguyên nhân mà có cho tiền các chuyên gia cũng không dám động vào ghế rồng. Ghế rồng trong Tử Cấm Thành cũng chỉ còn cách cất giữ trong Chính điện và không cho khách tham quan ghé thăm.

Chỉ chân mệnh thiên tử mới dám ngồi

Ghế rồng hay ngai vàng là chiếc ghế quyền lực của các vị hoàng đế thời xưa, giúp họ toát ra sự tôn nghiêm, quyền lực. Có nhiều lời đồn đại về chiếc ghế này, rằng đây chỉ dành riêng cho chân mệnh thiên tử, chỉ bậc cửu ngũ chí tôn có thân phận cao quý mới có thể ngồi.

Họ cũng quan niệm, thiên tử ngồi vào sẽ vạn sự hanh thông. Những người tầm thường không xứng đáng khi ngồi vào sẽ gặp tai họa, thậm chí chết bất đắc kỳ tử. Tưởng chừng như một chiếc ghế vàng thông thường, ghế rồng trong lịch sử từng “quyết định” được nhiều số mệnh của những người ngồi lên nó. Theo các thông tin trong sử sách Trung Quốc xưa, có 3 người sau khi tự ý ngồi lên ghế rồng trong Tử Cấm Thành đã phải bỏ mạng, đó chính là  Lý Tự Thành, Viên Thế Khải và Waldersee.

Trong đó, có tới 2 người là Lý Tự Thành và Viên Thế Khải đã từng lên ngôi vua và trị vì đất nước Trung Hoa xưa. Tuy nhiên, có thể do ghế rồng biết được đây không phải là chân mệnh thiên tử đích thực nên đã khiến cả 2 người phải đối mặt với cái chết quỷ dị và bí ẩn. 


Ghế rồng hay ngai vàng là chiếc ghế quyền lực của các vị hoàng đế thời xưa, giúp họ toát ra sự tôn nghiêm, quyền lực
Ghế rồng hay ngai vàng là chiếc ghế quyền lực của các vị hoàng đế thời xưa, giúp họ toát ra sự tôn nghiêm, quyền lực

Cụ thể, Lý Tự Thành chỉ sau 40 ngày lên ngôi đã chết trong một lần chạy trốn khỏi hoàng cung. Riêng Viên Thế Khải, chỉ sau 83 ngày ngồi lên ngai vàng thì đột tử không rõ nguyên do. Cái chết cuối cùng được cho là thường dân Waldersee. Chỉ vì  muốn thử cảm giác lạ, Waldersee đã ngồi lên ghế rồng, sau đó cũng đột ngột qua đời không rõ nguyên nhân.

Sau 3 cái chết này, người dân càng thêm tin tưởng vào sự linh thiêng của ghế rồng. Họ cho rằng chiếc ghế này có thể loại trừ kẻ gian cũng như những kẻ không có đủ quyền năng để trị vì đất nước. Chưa kể, ghế rồng có quyền định đoạt số mệnh của con người, đặc biệt những kẻ có ý định lăm le muốn lên ngai vàng.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người khẳng định, 3 cái chết này đơn giản chỉ là ngẫu nhiên và không liên quan đến lời nguyền bí ẩn của ghế rồng. Vào thời điểm chiến tranh loạn lạc, 3 người này đều là những người cầm đầu các phong trào lật đổ chính quyền cũ để xây dựng đế chế mới, nên việc bị mưu sát rất dễ xảy ra. 

Thế nhưng, cho tới thời điểm hiện tại, bí ẩn  về ghế rồng trong Tử Cấm Thành vẫn còn nhiều khúc mắc. Đặc biệt là câu chuyện về những giai thoại gây ra 3 cái chết quỷ dị với những người không phải là chân mệnh thiên tử ngồi lên ghế rồng. Thực tế, vẫn chưa có ai có thể giải đáp được những bí ẩn về những cái chết trên nên nó còn tồn tại mãi cho tới sau này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Nhà tập thể cũ được đẩy giá gần nửa tỷ đồng chỉ sau 1 tháng

14 giờ trước

Ủy quyền sử dụng đất là gì? Mẫu giấy tờ ủy quyền sử dụng đất chuẩn nhất năm 2024

14 giờ trước

Nam Long (NLG) báo lỗ 65 tỷ đồng trong quý I/2024

15 giờ trước

Bất động sản sẽ là "kênh dẫn vốn" kiều hối tốt trong thời gian tới

15 giờ trước

Fed giữ nguyên lãi suất lần thứ 6

19 giờ trước