Bất động sản tháng "cô hồn": Môi giới xin nghỉ việc tạm thời, nhà đầu tư "ủ rũ" vì thị trường chậm nhịp

Thứ tư, 03/08/2022-16:08
Không chỉ môi giới "ngán" tháng cô hồn mà các nhà đầu tư cũng đang "ủ rũ" vì thị trường bất động sản chậm nhịp. Nhiều người lo lắng nếu như tình hình khó khăn kéo dài sẽ khó gồng gánh BĐS, thậm chí có thể phải tính đến phương án bán dưới giá vốn.

Tháng cô hồn trở thành "cú bồi" đối với thị trường bất động sản 

Theo Nhịp sống kinh tế, nếu trong giai đoạn đầu năm, đất nền các tỉnh lân cận Tp. Hồ Chí Minh giao dịch nhộn nhịp, hoạt động mua bán sang tay rục rịch ở cả loại hình đất thổ cư và đất nông nghiệp, thì đến nay đã có dấu hiệu chững lại. Theo đó, nhiều nhà đầu tư sau thời gian "hăng say" săn đất, hiện đã "nghỉ ngơi" chờ đợi. Bên cạnh đó, tháng cô hồn (tháng 7  m lịch) cũng khiến việc buôn bán chậm, đây gần như là tháng nghỉ ngơi của cả môi giới bất động sản và nhà đầu tư. Tháng này đến đúng thời điểm thị trường đang chững lại, nên tháng cô hồn bỗng trở thành "cú bồi" đối với thị trường bất động sản.

Anh Vinh (sống tại TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) đầu tư 2 mảnh đất nông nghiệp, theo dự định, anh sẽ bán ra vào tháng 5/2022. Tuy nhiên, sau nhiều tháng rao bán, đất của anh Vinh vẫn chưa có giao dịch. Nhà đầu tư này cho biết, tháng cô hồn dù không ảnh hưởng nhiều đến thị trường bất động sản nhưng nó lại trở thành "cú bồi" thời điểm này khi mà tâm lý người mua nhìn chung đang dao động. Do đó, hoạt động mua bán hiện tại chậm, việc ra hàng cũng khó khăn hơn so với thời điểm đầu năm.


Đến đúng thời điểm thị trường đang chậm lại, tháng cô hồn trở thành "cú bồi" đối với thị trường bất động sản
Đến đúng thời điểm thị trường đang chậm lại, tháng cô hồn trở thành "cú bồi" đối với thị trường bất động sản

Anh Vinh cho biết, trong 3 mảnh đất đầu tư thì có một mảnh anh sử dụng đòn bẩy tài chính, nên cũng khá lo lắng nếu thị trường mất thanh khoản, khó bán hoặc bán dưới giá mua vào. Tuy nhiên, nhà đầu tư này vẫn lạc quan cho rằng bản thân có thể trụ vững để chờ thêm tín hiệu tốt lên của thị trường.

Trong khi đó, dù là môi giới lâu năm của thị trường bất động sản khu Đông TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Lan cũng "trầy trật" tìm khách hàng suốt mấy tháng nay. Theo chị Lan, thực tế tháng cô hồn là quan niệm nếu như thị trường bất động sản tốt thì không lo ngại. Nhưng do hiện tại là thời điểm thị trường khó khăn, quan điểm này lại càng là  cái "cớ" để người mua ngại xuống tiền. "Hơn 1 tháng nay, team không có giao dịch nào. Tháng cô hồn coi như ăn chơi tiếp", chị L cười bộc bạch.

Nữ môi giới này cho biết thêm, nhiều môi giới bất động sản đã mấy tháng qua không bán được hàng nên đan xen tìm việc khác chờ thị trường tốt lên. Thậm chí, một số môi giới còn xin nghỉ tạm thời.

"Mặc dù thị trường chưa tắt hẳn giao dịch nhưng nhìn chung khó khăn cả về nguồn hàng lẫn thanh khoản nên việc bán hàng của môi giới không còn ổn như thời điểm đầu năm", chị L cho biết.

Không chỉ môi giới "ngán" tháng cô hồn mà cả các nhà đầu tư bất động sản cũng "ủ rũ" vì thị trường chậm nhịp. Nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo lắng nếu như tình hình khó khăn kéo dài sẽ khó gồng gánh bất động sản, thậm chí có thể phải tính đến phương án bán dưới giá vốn. Tuy nhiên, theo ghi nhận cho thấy, thị trường bất động sản hiện tại chưa đến mức bi quan. Nhiều nhà đầu tư có tài sản vẫn cố giữ để chờ thị trường bước sang chu kỳ mới, hoặc tìm cách bán bớt tài sản chứ chưa ồ ạt bán ra ở giai đoạn này.


Không chỉ môi giới "ngán" tháng cô hồn mà các nhà đầu tư BĐS cũng đang "ủ rủ" vì thị trường chậm nhịp
Không chỉ môi giới "ngán" tháng cô hồn mà các nhà đầu tư BĐS cũng đang "ủ rủ" vì thị trường chậm nhịp

Nhiều quy định ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư

Thời gian qua, nhiều quy định thắt chặt hoạt động cho vay với việc sử dụng vốn vay liên quan đến bất động sản nhằm kiểm soát rủi ro của Ngân hàng nhà nước đã phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư.

Theo đó, chỉ số tâm lý người tiêu dùng bất động sản Việt Nam - CSS nửa cuối năm 2022 đã giảm 7 điểm so với nửa đầu năm, từ 47 điểm giảm còn 40 điểm. Đồng thời, mức độ lạc quan của người tiêu dùng cũng giảm mạnh nhất khi đề cập đến khả năng tăng giá bất động sản trong tương lai, cụ thể giảm 22 điểm và các chính sách hiện tại của Chính phủ giảm còn 9 điểm...

Theo Chợ Tốt Nhà, các chỉ số quan tâm và tìm kiếm căn hộ chung cư trong quý 2/2022 tại TP. Hồ Chí Minh đã đồng loại giảm trên toàn bộ các phân khúc từ bình dân đến trung cấp và cao cấp. Đơn vị này cho rằng, có 3 yếu tố tác động đến nguồn cầu căn hộ. Một là, các ngân hàng thắt chặt tín dụng. Hai là, yếu tố giá đang trên đà tăng hoặc vẫn duy trì ở mức cao tại đa số các khu vực. Cuối cùng, những nghi ngại về vấn đề sở hữu pháp lý từ đề xuất về thời hạn sở hữu chung cư của Bộ Xây dựng.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam, từ nay đến cuối năm, nguồn cung sẽ không nhiều với bối cảnh cuộc chiến tranh Nga - Ukraine vẫn diễn ra, xăng, dầu sẽ tăng cao và không có nhiều thay đổi.

“Nguồn cung mới trên thị trường khá hạn chế, chủ đầu tư tăng giá bán, người mua sơ cấp kỳ vọng giá trị gia tăng do lạm phát, giá cả nguyên vật liệu xây dựng gia tăng. Đây là những diễn biến trong thị trường vừa qua và 1 năm trở lại đây, đặc biệt là bất động sản nhà ở”, ông Sử Ngọc Khương nhận định.

Theo vị chuyên gia, giá bất động sản tăng trong thời gian vừa qua được coi là tăng theo tính tịnh tiến và tiệm cận. Điều đó có nghĩa giá bất động sản không tăng nóng như các năm trước (tăng một lúc từ 10-15%) mà giá sẽ tăng vài % hàng tháng.

Tuy nhiên, khi nhìn lại thị trường trong suốt một năm thì bất động sản tăng giá từ 20-25%. Đây chính là diễn biến thị trường trong thời gian qua. Do đó, từ đây đến cuối năm, thị trường sẽ không thay đổi nhiều so với 6 tháng đầu năm khi nguồn cung bị hạn chế, ngân hàng vẫn mạnh tay thắt chặt tín dụng.

“Ở một góc độ khác, thị trường bất động sản tăng nhưng tính thanh khoản lại chậm do người có nhu cầu mua ở thực khó có khả năng chi trả. Đây là một vấn đề chúng ta cần nhìn ở thị trường ở góc độ cung cầu, tính thanh khoản và giá cả”, chuyên gia Savills Việt Nam nhấn mạnh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

10 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

12 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

13 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

16 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

17 giờ trước