Ba động lực tích cực giúp thị trường chứng khoán đi lên trong tháng 5

Thứ năm, 05/05/2022-16:05
Trong Báo cáo chiến lược tháng 5, VNDirect cho rằng có 3 yếu tố chính tác động tích cực lên thị trường chứng khoán trong tháng 5 này.

Theo Trí thức trẻ, báo cáo chiến lược tháng 5 với chủ đề "Đã tới thời điểm giải ngân?" của VNDirect mới công bố đã đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam đã sụt giảm mạnh hơn 12% so với thời điểm đầu tháng 4 và đây cũng là mức thấp nhất kể từ cuối tháng 8/2021. Nguyên nhân khiến VN-Index giảm mạnh do: (1) Tâm lý thị trường tiêu cực sau khi một số lãnh đạo tập đoàn lớn bị bắt do liên quan đến thao túng cổ phiếu và gian lận trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp; (2) thị trường toàn cầu điều chỉnh do lạm phát tăng cao và đứt gãy chuỗi cung ứng; (3) áp lực giải chấp margin lớn đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, gồm cả những cổ phiếu có cơ bản tốt.

Tuy nhiên, đội ngũ phân tích của VNDirect lại đánh giá tích cực động thái mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 4 vừa qua với giá trị 3.439 tỷ đồng, so với giá trị bán ròng 3.646 tỷ đồng tháng 3. Việc nhà đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng đã cho thấy họ vẫn tin tưởng vào triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những quý tới cũng như định giá thị trường đã trở lại mức hấp dẫn.


VNDirect cho rằng có 3 yếu tố chính tác động lên thị trường trong tháng 5
VNDirect cho rằng có 3 yếu tố chính tác động lên thị trường trong tháng 5

Bên cạnh đó, VNDirect cho rằng có 3 yếu tố chính tác động lên thị trường trong tháng 5, cụ thể:

Động lực 1: Tốc độ hồi phục của nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong những quý tiếp theo

Theo VNDirect dự báo, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,6% so với cùng kỳ trong Quý 2/2022, cải thiện từ mức tăng trưởng 5,0% trong Quý 1/2022. Năm 2022, GDP của Việt Nam tăng trưởng 7,1%. Những yếu tố hỗ trợ đến từ mức nền thấp trong Quý 3/2021 khi GDP của Việt Nam giảm 6,0%, và việc mở cửa trở lại các dịch vụ không thiết yếu, bao gồm giao thông công cộng, du lịch và giải trí. Gói kích thích kinh tế mới được triển khai (giảm thuế VAT, nâng quy mô gói cấp bù lãi suất, giải ngân gói đầu tư cơ sở hạ tầng ...). 

Ngoài ra, dòng vốn FDI phục hồi sau khi Chính phủ cho phép mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục cải thiện cũng là điểm nhấn cho sự phục hồi của nền kinh tế.

Động lực 2: Kế hoạch kinh doanh khả quan cho năm 2022 được công bố trong mùa Đại hội cổ đông thường niên

Theo thống kê của VNDirect, tính đến ngày 25/4 đã có 116 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE công bố kế hoạch kinh doanh cho năm 2022. Các doanh nghiệp này đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 17,3% và lợi nhuận ròng tăng trưởng 19,4% cho năm 2022. Sàn HNX-INDEX, 91 doanh nghiệp niêm yết đã công bố kế hoạch kinh doanh cho năm 2022. Các doanh nghiệp này cũng đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 16,8% và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 13,3% cho năm 2022.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một số ngành có kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm 2022 có thể kể đến như ngân hàng, bất động sản, bán lẻ, thủy sản, dệt may. Các chuyên gia phân tích cho rằng kế hoạch kinh doanh khả quan cho năm 2022 được công bố trong Đại hội cổ đông thường niên sẽ giúp niềm tin của nhà đầu tư với doanh nghiệp niêm yết được nâng cao.

Động lực 3: Kết quả kinh doanh tích cực trong quý 1/2022

Theo thống kê đến ngày 27/4, đã có 529 công ty đã công bố kết quả kinh doanh Quý 1/2022. Trong đó, tổng doanh thu và lợi nhuận của các công ty này tăng lần lượt 31,5% và 68,1% so mức thực hiện trong cùng kỳ. Theo đó, nhóm vốn hóa lớn có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất với 81,3% svck trong Quý 1/2022, vượt trội so với hai nhóm vốn hóa trung bình và vốn hóa nhỏ, có mức tăng trưởng lợi nhuận ròng lần lượt là 45,4% và 23,4%.

Về nhóm ngành, chỉ có 7 ngành có tỷ lệ doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 cao hơn 40% (theo tỷ trọng vốn hóa) còn lại tất cả đều có mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan trong quý 1/2022. Trong số 7 ngành này, Hóa chất là ngành có mức tăng trưởng lợi nhuận ròng mạnh nhất với 500,8%, đóng góp 20,1% vào tăng trưởng lợi nhuận ròng của thị trường quý 1/2022. Các ngành khác gồm Điện (+105,5% ), Công nghệ (+36,6% ), Dịch vụ tài chính (+28,9%), Đồ uống (+27,2%), Dầu khí (+23,8%) và Chăm sóc sức khỏe (+19,4 %).

Thị trường chứng khoán tháng 5 này sẽ diễn biến như thế nào?


Các chuyên gia tin rằng thị trường chứng khoán sẽ phục hồi trong tháng 5 tới đây
Các chuyên gia tin rằng thị trường chứng khoán sẽ phục hồi trong tháng 5 tới đây

Điều mà nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất lúc này là sau chuỗi điều chỉnh mạnh có phần bất ngờ của tháng 4, thị trường chứng khoán thời gian tới sẽ phản ứng như thế nào với hiện tượng "Sell in May". Chia sẻ về vấn đề này, ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam cho rằng nhịp chỉnh của thị trường gần đây tuy có biên độ lớn trong xu hướng giảm lớn là chưa rõ ràng. Qua đó, vị chuyên gia tin rằng thị trường sẽ phục hồi trong tháng 5 tới đây.

"Tháng Năm năm nay sẽ không phải là "sell in may" nữa mà là "buy in may". Tôi thấy đây là cơ hội tốt để nhà đầu tư tham gia thị trường và lựa chọn cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng", ông Ngọc nhận định.

Còn theo đánh giá của ông Bùi Văn Huy, Giám đốc môi giới Công ty Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC). Cả thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, mùa "Earnings Season" tháng Tư vừa qua được xem là mùa kiếm tiền, tuy nhiên cũng không thể khiến thị trường tăng điểm, điều này đã cho thấy thị trường đang không bền vững. "Sell in May" đã diễn ra sớm trong năm nay, nên có thể tháng Năm tới đây, thị trường có thể ít nhiều hồi phục hoặc không giảm quá sâu nữa. 

Song, ông Huy cho rằng trạng thái "vùng trũng thông tin" có khả năng cao tiếp diễn, dẫn đến tình trạng giao dịch lẹt đẹt với thanh khoản thấp như đã diễn ra trong những phiên hồi tuần vừa qua.

Theo: Trí thức trẻ
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

7 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

16 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

16 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

16 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

16 giờ trước