meeyland app
Meey Land
Sàn giao dịch bất động sản
Tải ứng dụng

Apple cần thêm ít nhất 3-4 năm mới có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc

Thứ hai, 12/12/2022-14:12
Các chuyên gia cho rằng Apple vẫn gặp khó trong việc giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc dù đã dự định chuyển một phần hoạt động sản xuất sang Việt Nam và Ấn Độ. Táo Khuyết cần thêm thời gian, ít nhất từ nay đến năm 2025-2026 để thực hiện được kế hoạch đó vì Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng đối với công ty.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, vài tuần trước khi mùa mua sắm cao điểm bắt đầu - vào đầu tháng 11, Apple đã đề cập đến một cảnh báo hiếm khi xảy ra trong lịch sử của hãng. Đó là việc khách hàng sẽ phải chờ lâu hơn khi mua các mẫu máy mới nhất thuộc dòng iPhone 14 Series.

CNN cho biết cảnh báo của Apple xuất phát từ việc một trong những cơ sở lắp ráp chính thức của hãng tại Trịnh Châu, Trung Quốc đang chịu những tác động của biện pháp phòng dịch Covid 19 buộc phải giảm công suất hoạt động đáng kể.

Apple đã có nhiều năm dựa vào mạng lưới sản xuất rộng lớn tại Trung Quốc nhằm sản xuất hàng loạt iPad, iPhone và các sản phẩm phổ biến khác được dùng trong các hộ gia đình trên khắp toàn cầu. Thế nhưng, sự phụ thuộc của Apple vào Trung Quốc đã bắt đầu đối mặt với những rủi ro trong năm 2022 vì chiến lược Zero Covid cũng như các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt của Trung Quốc.


Apple đã phụ thuộc vào mạng lưới sản xuất rộng lớn tại Trung Quốc trong nhiều năm 
Apple đã phụ thuộc vào mạng lưới sản xuất rộng lớn tại Trung Quốc trong nhiều năm 

Hiện nay, Apple được cho là đang tìm giải pháp thúc đẩy kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, tuy nhiên việc giảm sự phụ thuộc vào quốc gia đông dân nhất thế giới có thể mất tới nhiều năm nếu như điều này thực sự xảy ra.

Một phân tích của các nhà đầu tư Wedbush Securities hồi đầu tuần này ước tính cho thấy ít nhất đến năm 2025 hoặc 2026, Apple mới có thể chuyển phần lớn hoạt động sản xuất iPhone của mình tới các thị trường khác như Việt Nam và Ấn Độ. Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra khi Apple triển khai một cách quyết liệt với chiến lược này.

Giáo sư Gad Allon tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, người có nghiên cứu tập trung vào hoạt động cũng như quản lý chuỗi cung ứng, có vẻ như đã đưa ra một đánh giá thận trọng hơn về thời gian. Giáo sư Allon nói: “Tôi không cho rằng chúng ta có thể nói về bất kỳ thay đổi lớn nào trước năm 2025”.

Trung Quốc đã là nhà cung cấp chính của Apple

Ước tính từ công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint cho thấy nhà máy lắp ráp iPhone của Foxconn đã sản xuất 85% dòng sản phẩm iPhone Pro của Apple trước khi đại dịch covid 19 bùng phát tại Trung Quốc vào tháng khiến Trịnh Châu phải đóng cửa. 


Trung Quốc được xem là “trụ xương sống” của Apple 
Trung Quốc được xem là “trụ xương sống” của Apple 

“Apple sẽ không thể phát triển lớn mạnh như hiện tại nếu không có Trung Quốc làm cơ sở sản xuất. Thậm chí, Apple cũng gặp nhiều khó khăn khi muốn tách hoàn toàn khỏi quốc gia tỷ dân khi muốn chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Trong dài hạn, vẫn sẽ có những sản phẩm của Apple được sản xuất tại Trung Quốc”, theo nhận định của Eli Friedman, giáo sư tại Đại học Cornell, người có nghiên cứu tập trung vào lao động và phát triển ở Trung Quốc.

Ông Friedman cho biết thêm rằng liên quan đến việc lắp ráp và sản xuất iPhone tại Trung Quốc, có những yếu tố cần xem xét như “không thể sao chép ở bất kỳ nước nào khác”.

Một số yếu tố khác gồm sự có sẵn của linh kiện và vật liệu từ các nhà cung cấp gần đó, hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng cao đã sẵn sàng cho việc sản xuất quy mô lớn, có thể tiếp cận nguồn lao động kỹ sư đông đảo và chi phí lao động thấp.

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook, người đã hỗ trợ tạo dựng chuỗi cung ứng toàn cầu của công ty, cũng từng đưa ra thừa nhận thế mạnh sản xuất của Trung Quốc vào năm 2015.
Vào tháng 10/2010, Steve Jobs, cố CEO của Apple từng chỉ ra vấn đề lao động trong cuộc gặp gỡ với cựu Tổng thống Mỹ Obama. Ông đề cập đến hệ thống giáo dục mờ nhạt của Mỹ giống như một rào cản với Apple. Ở thời điểm đó, công ty cần 30.000 kỹ sư công nghiệp để hỗ trợ công nhân tại nhà máy.

Gặp ông Obama, người viết tiểu sử về Steve Jobs, Walter Isaacson, cố CEO Apple đã nói: “Ông không thể tìm được nhiều kỹ sư đến vậy tại Mỹ để có thể tuyển dụng. Chúng ta có thể chuyển nhiều nhà máy sản xuất hơn đến Mỹ nếu ông có thể đào tạo những kỹ sư này”.

Apple gặp khó khăn tại những thị trường tiềm năng khác

Táo Khuyết đã đề cập đến thông tin rằng họ sẽ chuyển sản xuất sang Ấn Độ một thời gian. Tuy vậy, việc tạo nên các trung tâm lắp ráp rộng lớn cho Apple tại Ấn Độ gặp nhiều vấn đề hơn tại Trung Quốc dù nước này có lực lượng lao động lớn và nhiều công nhân có kỹ năng kỹ thuật cần thiết (khác với Mỹ, nơi mà đã phải đối mặt với việc thiếu kỹ sư từ rất lâu).

Friedman cho biết: “Một số thông tin đồn đại rằng Việt Nam là một quốc gia khác được Apple lựa chọn để chuyển sản xuất sang. Tuy chính phủ có nhiều năng lực hơn nhưng nguồn đất đại lại không được như Trung Quốc”. Hơn nữa, so với cả Ấn Độ và Trung Quốc, Việt Nam cũng có dân số nhỏ hơn đáng kể.

Apple cần thêm ít nhất 3-4 năm mới có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc - ảnh 3

Giáo sư Allon của Wharton cho rằng một yếu tố quan trọng khác lý giải vì sao Apple lại miễn cưỡng hợp tác với Trung Quốc. Đó là vì Trung Quốc cũng là một thị trường lớn của hãng này. Theo báo cáo của Apple, doanh thu của hãng tại thị trường quốc gia tỷ dân đạt 74 tỷ USD trong giai đoạn 12 tháng kết thúc vào tháng 9, bằng khoảng gần 20% doanh thu toàn cầu của Táo Khuyết trong năm.

Allon nói: “Nếu bạn nhìn vào những tập đoàn công nghệ khác của Mỹ, Amazon, Google, và Meta đều không ở Trung Quốc. Do đó, Apple đang rất thận trọng để không khiến con tàu đi lệch hướng”. Ngoài ra, vị giáo sư cũng lưu ý rằng Apple thực sự là tập đoàn công nghệ duy nhất của Mỹ khai thác thị trường béo bở này theo cách rất thành công.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Công ty mẹ Shopee đạt doanh thu quý cao kỷ lục

Những việc làm tưởng tiết kiệm hóa ra lại “đốt” tiền

Kinh nghiệm “mua tận gốc, bán tận ngọn” giúp chàng trai trẻ “hái” ra tiền

Những khoản chi làm “cạn kiệt ví tiền” mà dân văn phòng nên tránh

5 xu hướng làm giàu nhanh chóng ở độ tuổi 20 - 30

Thế hệ Gen Z theo đuổi phong cách tài chính phóng khoáng nhưng vẫn tự chủ

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

Tin mới cập nhật

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Khó bên ngoài khó cả bên trong, ứng biến trước biến động không đơn giản

3 ngày trước

Băn khoăn tỷ giá: Đừng dùng kháng sinh liều cao chữa đường ruột

3 ngày trước

Bí quyết mua nhà gần 2 tỷ đồng của nhân viên văn phòng 40 tuổi, lương 20 triệu đồng: Mang cơm đi làm, không xem livestream!

4 ngày trước

Gen Z ngày càng ‘chảnh’: Lương thử việc 14 triệu vẫn chê, muốn về quê ‘chữa lành’

4 ngày trước

Cách Gen Z cứu mình qua "cơn bão" sa thải: Đi làm bằng xe buýt, tận dụng đồ cũ, nói không với trà sữa

5 ngày trước