meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Trung Quốc mất dần vị thế trong chuỗi cung ứng của Apple

Thứ năm, 01/12/2022-20:12
Kể từ khi Apple tìm đến Ấn Độ hay Việt Nam, vị thế của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Táo Khuyết dường như ngày càng sụt giảm.

Theo Zingnews, khảo sát mới nhất của Reuters cho thấy Apple đang giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ở Trung Quốc kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Lý do chủ yếu đến từ những rủi ro ngày càng tăng, nhất là sau cuộc biểu tình của nhân viên nhà máy Foxconn tại Trịnh Châu.

Cụ thể, theo dữ liệu được thu thập bởi Reuters, Trung Quốc đang dần mất vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Apple.

Trong giai đoạn 2015-2019, Trung Quốc là công xưởng iPhone hàng đầu thế giới, với 44-47% tổng số nhà máy sản xuất của Apple trên toàn cầu. Tuy nhiên, bước sang năm 2020 và 2021, con số này đã giảm còn 41% và 36% tương ứng.

Tập đoàn công nghệ và các đối tác trong giai đoạn này đã đầu tư vào các nước ngoài Trung Quốc như Việt Nam, Ấn Độ, tăng cường thu mua nhà máy tại Mỹ, Đài Loan nhằm tái định hình cấu trúc chuỗi cung ứng.

Thế nhưng, theo các nhà phân tích, Táo Khuyết vẫn chưa thoát khỏi Trung Quốc, vẫn còn phụ thuộc vào nhiều năm tới.


Apple đang giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc
Apple đang giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc

Giáo sư Eli Friedman tại đại học Cornell (Mỹ) nhận định: “Chuỗi cung ứng Trung Quốc không thể chỉ mất đi ngay sau 1 đêm”. Ông cho rằng tập đoàn không thể chuyển dịch chuỗi cung ứng hoàn toàn ở thời điểm hiện tại.

Ivan Lam, nhà phân tích cấp cao của Counterpoint Research cũng có cùng quan điểm. Ông cho rằng: “Trung Quốc cung cấp khoảng 70% linh kiện để sản xuất, do đó sự phụ thuộc của Apple vào Trung Quốc khó có thể thay đổi nhanh chóng”.

Reuters cho biết Apple từ trước đến nay luôn phụ thuộc vào chuỗi sản xuất tại Trung Quốc khi 70% iPhone được sản xuất tại quốc gia này. Thế nhưng, gần đây chiến lược này đã thay đổi do những rủi ro khác nhau như căng thẳng Mỹ Trung và quy định phong tỏa vì dịch bệnh Covid 19.

Bởi vậy, đối tác Foxconn của Apple đã và đang cố gắng đa dạng hóa nguồn cung chuyển hướng sang Ấn Độ. Tập đoàn dự định nâng số công nhân tại nhà máy iPhone tại Ấn Độ lên gấp 4 lần chỉ trong vòng 2 năm.

Theo ước tính của các nhà phân tích từ J.P.Morgan, Apple có thể chuyển dịch 5% sản lượng iPhone 14 đến Ấn Độ vào cuối năm. Tập đoàn còn đề ra mục tiêu sẽ chuyển 25% hoạt động sản xuất tất cả sản phẩm bao gồm iPad, MacBook, Apple Watch, AirPods sang Ấn Độ đến năm 2025.

Thế nhưng, dữ liệu từ các đối tác cung ứng vào năm 2021 lại cho thấy chưa có nước nào đủ khả năng để bù vào phần sản lượng bị thâm hụt hoặc thay thế nếu Apple rời khỏi Trung Quốc.

Trong đó, Mỹ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng số lượng cơ sở sản xuất nhanh nhất từ 7,2% lên 10,7% trong năm 2019-2021. Đài Loan theo sau khi tăng từ 6,7% lên 9,5%. Việt Nam cũng không kém cạnh khi góp tới 3,7% vào nguồn cung của Apple, còn Ấn Độ chỉ nắm 1,5%.

Giáo sư Friedman nhận định: “Ấn Độ và Việt Nam không thể thay thế Trung Quốc. Họ không có quy mô nhân lực lớn, chất lượng cao, đảm bảo cơ sở sản xuất và thời gian giống như Trung Quốc”.

Bởi vậy, khi Apple muốn rời khỏi Trung Quốc, càng gây nên nhiều vấn đề hơn. Theo Bloomberg, vừa qua những biến động tại nhà máy Foxconn đã khiến sản lượng iPhone Pro của Apple đã giảm gần 6 triệu chiếc trong năm nay.

Cuộc bạo loạn tại Foxconn đã làm dấy lên lo ngại của các nhà đầu tư, nhất là những người quan tâm tới quyền con người và mục tiêu sản xuất iPhone.

Bà Anshel Sag của Moor Insights & Strategy nhận định: “Tình trạng này chứng tỏ rằng mọi doanh nghiệp quốc tế, nhất là Apple đang bị phụ thuộc và chịu nhiều hạn chế trong chuỗi cung ứng tại Trung Quốc”.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

9 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

9 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

9 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

9 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

9 giờ trước