Kiến Thức Hay Về La Bàn Phong Thủy Trung Hoa

Thứ năm, 13/02/2020-15:02

La bàn phong thủy Trung hoa là một la bàn truyền thống của người Trung Quốc cổ đại. La bàn này để xác định phương hướng, một kim chỉ nan và là một di vật quý được phát minh từ người Hoa Hạ. Chính vì thế nó có một ý nghĩa sâu sắc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức quý báu nhé.

Có thể bạn quan tâm: Tuyệt Đối Tránh Những Loại Quả Không Nên Thắp Hương

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PHONG THỦY TRUNG HOA 

Chúng ta đã biết tất cả nguyên lý căn bản trong nghệ thuật Phong Thủy. Tuy nhiên, có một mặt ta chưa đề cập tới đó là : La Bàn Phong Thủy Trung Hoa. Trong chúng ta, có người thắc mắc tự hỏi, tại sao tới gần cuối sách mới nói đến một vật dụng thiết yếu như thế. Xin trả lời vì những lý do như sau : Trước tiên, la bàn địa lý chỉ thực sự dùng đến khi chuyên gia địa lý được mời đến cuộc đất để phác thảo nền móng cho việc xây dựng.

Kế đến họ lấy hướng đặt mồ mả hay “Am phần” (không phải la bàn có phần vụ đặc biệt gì về việc chôn cất mà đơn giản do ít người có đủ sức xây một ngôi nhà mới, mà vì chung cuộc ai ai cũng phải chết).

Lý do thứ ba, một điều rất thực dụng là ngay như một chi tiết đơn giản trên mặt la bàn cũng rất khó hiểu nếu người đó chưa có được sự hiểu biết căn bản trong nghệ thuật thực hành Phong Thủy.Đến đây, ta thỏa lòng hiếu kỳ khi được xem la bàn Phong Thủy Trung Hoa. Nhưng còn cần trang bị để hiểu thêm về lịch số Trung Hoa và giải quyết sự bí mật của la bàn trước khi chúng ta có thể vào sâu hơn nữa trên mạng lưới của mặt la bàn.

I.LA BÀN


Ảnh 1: La bàn phong thủy trung hoa
Ảnh 1: La bàn phong thủy trung hoa

La bàn, la có nghĩa là mạng lưới, Bàn : mặt đĩa. Trên mặt la bàn là những khoanh tròn chia ra từng ngăn như một mạng lưới nhện. Riêng mặt đĩa có kim chỉ nếu lấy ra khỏi mạng lưới thì giống y như một cái đĩa. Mặt đĩa dựa trên một cái đế vuông và chuyển động được trên đế đó.

Hầu hết, những mẫu La bàn ở viện bảo tàng hay vẽ trong các sách đều thiếu cái đế vuông, đế này rất đơn giản, rõ là không giữ phần vụ gì, nên các người có nhận sự trong viện bảo tàng cho rằng nó chỉ dùng để đặt cái đĩa lên. Đây không đặt ra vấn đề, nhưng vì cái đế vuông có bề ngoài quá đơn giản nên được mô tả trước hết.

1) Cái đế :

Cái đế này hình vuông, có một lõm tròn cho cái đĩa đặt lên và xoay được trên đó. Đáy đĩa khớp với hai sợi chỉ đỏ, luôn chéo qua mặt đĩa ở góc phải – song song với cạnh đế. VN Điều quan trọng là hai sợi dây chỉ này đặt thẳng hàng với cạnh đế, bắt chéo qua đầu nhọn trục kim la bàn và ghim chặt vào đĩa trên.
Vì Âm Dương có biểu tượng hình vuông chỉ trái Đất (Thổ) và hình tròn chỉ Trời (Thiên), nên cái đế nhắc đến trái đất và đĩa tròn : chỉ cho Mặt Trời. Chúng ta phải lưu ý cách dùng hai đặc ngữ này trong việc phân chia mặt la bàn.

2) Mặt la bàn:

Nhà Mặt La bàn phức hợp hơn nữa, nó là cái mặt đĩa tròn, trên đó chia thành các góc độ và đặt trên lõm cái đế. Chi .
Ở giữa đĩa là la bàn nam châm, cái kim từ tính chỉ về hướng Nam đế hợp với cách dùng bản đồ cổ truyền của Trung Hoa.
Sen Kim chỉ vào mặt la bàn có đường chuẩn rõ nét. Người nào vô tình nhìn vào đường chuẩn này ít khi nhận được bề ngoài quá tượng trưng nhưng chính nó lại có phần vụ thiết yếu.
Kim chỉ nam được đặt vào một chỗ gọi là “Ao Trời” - có lẽ vì đây là tên của một ngôi sao trong môn Tử Vi Trung Hoa, nó ở gần sao Bắc Đẩu hay vì thời xưa cây kim chỉ nam này để nổi trên nước ?

3) Sự phân bố trên đĩa :

Bên ngoài Thiên Trì, từ mé đĩa la bàn, chia thành từng vòng xếp lớp với những chữ số và chữ Tàu.
Vòng trong cùng có lẽ ghi tên Bát Quái hay xoay chuyển theo ô vuông ma thuật chín số, các số này thường
thay bằng những hàng nét chấm, như thể là mẫu các vì sao. Tám đơn quái xếp theo thứ tự của Tiên – Thiên - Đồ, không theo thứ tự bình thường của La bàn Trung Hoa.

Tất cả những chi tiết này đều quy vào một điều là loại la bàn địa lý Phong Thủy không phải là thứ thường dùng đi biển hay la bàn của môn địa lý học. | Số vòng xếp lớp trên mặt la bàn thay đổi tùy theo cỡ và loại; nhưng không thể giải nghĩa được hết tất cả phần hành của chúng cho đến khi ta làm quen với nó.

4) Sử dụng la bàn :

Khi dùng đến la bàn để đánh giá phẩm chất địa lý của một điểm xây dựng thì cạnh ngoài của cái đế đặt thẳng hàng cùng với vách tường căn nhà, hay cùng với một cạnh thắng trên cuộc đất hiện trường.

Mặt la bàn bắt đầu chuyển động đến khi đường chuẩn trong Thiên Trì thẳng hàng với cây kim la bàn. Người sử dụng xem kỹ mặt đĩa và ghi dấu nào nằm dưới sợi chỉ đỏ.
Trước khi đi vào từng chi tiết một đĩa thì người ta cần hiểu được ngôn ngữ và phần vụ của lịch Tàu.

II. LỊCH TÀU


Ảnh 2: 12 con giáp trung hoa
Ảnh 2: 12 con giáp trung hoa

Trong chúng ta, ai là người muốn hiểu sâu về Phong Thủy cần phải có kiến thức về lịch Tàu, vì các thân chủ thường muốn biết ngày nào tốt nhất để sửa chữa, nới rộng hay phá bỏ ngôi nhà hiện tại. Ta có thể cho rằng đây là việc của thầy Tử Vi nhưng nói chung thì Tử Vi và Địa lý là hai anh em sinh đôi, hiếm khi chia lìa nhau cũng như Thời gian và không gian là điều bất khả phân.
Ghi chú : Độc giả nào có kiến thức về Tử Vi đều hiểu rõ lịch Tàu và dễ dàng theo dõi các tiêu đề cho tới phần nào chưa biết.

1) Mười hai con giáp – Chi: 

Vòng mười hai con giáp rất quen thuộc với chúng ta, mỗi con giáp được gán cho tên gọi một năm. Những tên này được dùng vào khoảng thế kỷ thứ bảy trong giới tu sĩ Phật Giáo – cũng gọi là Thập Nhị Chi -12 Chi.
Thập Nhị Chi dùng để đếm cho một vòng 12 năm, đến 12 tháng trong 1 năm, 12 giờ trong 1 ngày (1 giờ Tàu bằng 2 giờ Tây) và đặt tên cho từng ngày nữa.
Người ta dùng số La Mã I đến XI để kể về vòng con giáp, số thứ nhất (I) là năm con chuột (Tý). Giờ đầu tiên trong ngày bắt đầu từ giờ Tý nửa đêm về sáng, như vậy giờ cuối trong ngày bắt đầu từ 11 giờ khuya tới 1 giờ sáng (giờ Hợi).
Vì lý do lịch sử, mà tháng thứ nhất trong năm của lịch Tàu là tháng gồm luôn tiết Đông Chí, trước đó hai tháng.
Người Trung Hoa dùng 12 chi tính toán từng ngày nối nhau không cách quãng được vài ngàn năm. Lấy ví dụ, ngày đầu tiên của năm 1900 là ngày thứ XI – ngày Tuất và ngày thứ nhất của năm 2000 là ngày thứ VII ngày Ngọ.

2. Thập can

Thập Can được cho là tối cổ, cổ hơn thập nhị chi rất nhiều. Các Can là tên gọi cho mười ngày trong tuần. Có lẽ các Can có trước cả văn tự, vì biểu tượng của chúng là mười số sớm nhất trong mẫu chữ viết. Tên gọi của các vị hoàng đế trong huyền thoại, có lẽ là tên ngày sinh hay ngày lên ngôi báu của các vị.
Quy ước đại diện cho các can đánh số từ 1 đến 10. Như vậy, mỗi ngày cũng kèm số của Can đi với số của Chi. Ví dụ số Can cho ngày 1 tháng 1 năm 1900 là số 1 (thuộc chữ Giáp) và ngày 1 tháng 1 năm 2000 sẽ là số 5 (thuộc chữ Mậu).

3) Can và hành :

Thập Can đi với Ngũ Hành như sau :
Vòng La bàn; trong cùng chi bát quái Vòng giữa : 12 chi 12 tháng, vòng ngoài 10 can
1. Giáp, Dương Mộc
2. Ất, Âm, Mộc
3. Bính, Dương, Hỏa
4. Đinh, Âm, Hỏa
5. Mậu, Dương, Thổ
6. Kỷ, Âm, Thổ T. Can, Duong, Kim
8. Thân, Âm, Kim
9. Nhâm, Dương, Thủy
10. Quý, Âm, Thủy
Số thứ tự của Thập Can, chỉ dùng để nhận diện qua chữ Nho mà thôi, ta đừng nhìn nhầm nó với các số dùng trong toán học, còn khi so với La Bàn thì nó lại có nghĩa khác. Những điều đáng nhớ là số 5 – chữ Mậu và số 5 trong La Bàn cùng là hành Thổ. Tài và
La bàn truyền thống Trung Hoa là loại dùng đi biển, loại này không chia các hướng làm hai như la bàn phương Tây quen dùng. Một khi bốn hướng chính đã được chia thành Tám phương (như Bắc, Đông Bắc v.v...).

Tám hướng này còn chia thành hai mươi bốn phần một cách độc đáo. Hệ thống kỳ dị này đặt căn bản theo nhu cầu của nhà Thiên Văn có tương quan đến mười hai phần của bầu trời (làm ra mười hai tháng trong năm và chu kỳ mười hai năm).
Với mười hai phần của mặt đồng hồ không may là mặt đồng hồ không được chia thành tám, bởi vậy trong trật tự phân phối tám hướng đồng đều với mười hai phần rồi chia ra hai mươi bốn trên mặt la bàn.
Trong Tám hướng thì Bốn điểm là số thứ tự hợp với
các vị trí mặt đĩa, nên bốn hướng cạnh (Bàng phương) là Đông – Bắc, Tây – Bắc, Tây – Nam và Đông - in được đặt vào bên cạnh các chính phương.

Nên Tám hướng không ghi vào hai bên cạnh số thứ tự.
Ghi nhận các can nối kết với các hành – ta thấy hai căn 9 (Nhân), 10 (Quý) thuộc Thủy là hành của hướng Bắc. Vì vậy hai can này được đặt vào chỗ trống kèm theo hướng Bắc, cũng đồng thời là chỗ của chị thứ I (Tý).
Tiếp tục theo dõi, ta sẽ thấy tại sao con 1 (Giáp) và 2 (At) được để hai bên chỗ của hướng Động ở chị thứ IV (Mẹo) và can 3 (Bính), 4 (Đinh) vào hai bên của chi thứ VII (Ngọ) ở hướng Nam, chỉ vào hành Hỏa. Hướng Tây, chỉ hành Kim, can 7 (Canh), 8 (Thân) được đặt vào hai bên chi thứ X (Dậu); nên hai can 5 (Mẫu), 6 (Ký) không kế tới, trong khi hai can này kết hợp với hành Thổ ở Trung ương.
Sự phân bố trên mặt la bàn được trình bày trên đồ hình vừa qua. Hệ thống này có vẻ phức tạp, nhưng nó rất cố xưa vì người ta tìm thấy nó trong một ngôi mộ có được coi là thuộc về thế kỷ thứ nhì sau Tây lịch, trong đó có bản đồ hình Thập Nhị Can, Chi.

4) Sự nhắc lại của các điểm trên la bàn :

Định hướng chính của các 24 cung phương trên mặt la bàn được lập lại hai lần bằng một vòng 7,5 độ theo chiều kim đồng hồ và một vòng 7,5 độ ngược chiều kim.
Các lý thuyết khác nhau đưa ra để đề cập về sự lập lại của hai vòng này – có thể gồm cả việc dùng nó để phòng hờ sự thay đổi từ trường của trái đất. Trong khi lý do chính lại là chỗ cần sử dụng nó trong môn Phong Thủy.
Không bao lâu, chúng ta sẽ thấy mỗi một phần trong 24 cung phương của la bàn đều liên lạc với một vì sao đặc biệt của Phong Thủy cũng như với các yếu tố khác như hai mươi bốn tuần, nhật. Cũng vậy, tám phần của la bàn liên lạc với tám hướng nhà trong một điểm, cứ cho rằng la bàn Trung Hoa định hướng can 10 (Quý) về chính Bắc : là phương Tây.

Từ quan điểm của Bát Quái thì định hướng này cũng là hướng chính Bắc; nhưng những phần tương đồng của hai mươi bốn điểm trên đĩa la bàn lại ở ngoài hàng của can 10 (Quý), theo đó thầy địa lý cứu xét hình thức vòng la bàn được chuyển sang 7,5 độ theo chiều kim đồng hồ, trong đó phương chính Bắc thẳng hàng với can 10 (Quý).
Người ta gộp ba tên riêng biệt trên mặt đĩa la bàn : một cái thẳng hàng với chính Bắc được gọi là “Kim chính”, vòng kế tiếp rời sang 7,5 độ ngược chiều kim đồng hồ là “Trung kim” (Xem như lấy 0 đem đặt nó giữa Chính kim và kim kế nó) và một cái nữa chuyển sang 7,5 độ theo chiều kim đồng hồ là 1.

III. TƯƠNG QUAN GIỮA LA BÀN VÀ LỊCH SỬ


Ảnh 3: Hướng dẫn dùng la bàn phong thủy
Ảnh 3: Hướng dẫn dùng la bàn phong thủy

Trên mặt la bàn có 24 điếm, mỗi điểm này tương đương với một điểm cũng như với giờ của đồng hồ phương Tây ngày nay.
Thực Trung Hoa chia giờ của họ từ 12 thành 24 giờ “Kiểu giờ”, Thiếu giờ trước gọi là “tiền” giờ và “hậu” giờ. Nửa đêm là điểm giữa của Chi I (Tý), giờ đổi, bắt đầu từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng. “Tiếu tiền giờ” từ 11 giờ khuya đến nửa đêm (12 giờ), “Tiếu hậu giờ” từ nửa đêm đến 1 giờ sáng.

Sự tương quan giữa la bàn và lịch số dược lý giải bởi vị trí của hai mươi tám vì sao (Nhị Thập Bát Tú). Hai mươi bốn cùng phương cho phép người dùng la bàn tìm được vị trí trái đất trong bầu trời bằng cách điều chỉnh vòng nhật kỳ với quỹ đạo thường niên của mặt trời. Nhưng nó không phải là một hệ thống thật chính xác. Thông thường rìa đĩa la bàn có một vòng chia thành 365 4 độ số của Trung Hoa.

Vì thế mỗi độ tượng trưng vị trí thay đổi của mặt trời trong một ngày. Với phương tiện la bàn, người ta dùng được cả ở trái đất và trong thiên văn. Vì mục đích xem thiên thế mà vòng đo độ kế bên được ghi vị trí hai mươi tám vị sao của Trung Hoa nằm dọc theo vùng trời xích đạo. Bằng cách ghi nhận vị trí của trăng tròn, luôn luôn là ngày thứ mười lăm trong tháng lịch Trung Hoa.

Người dùng la bàn có thể định vị mặt trời giữa các sao, trăng tròn luôn luôn nằm vào vị trí trực diện với mặt trời. Những yếu tố này cho phép bậc thầy Phong Thủy ở thời cố tính toán được ngày có nguyệt hay nhật thực và năm theo mặt trời (để dùng trong nông nghiệp). Tên của hai mươi tám vị sao được ghi vào danh sách dưới đây, tất cả được coi là có ảnh hưởng ích lợi ít nhiều.

Người ta có thể đối chiếu ngày theo lịch Tây và độ số của hai mươi tám vị sao. Tuy nhiên, vị trí của các sao di chuyển bằng một độ, hay một ngày vào khoảng ba mươi năm một lần, vì trí thay đổi định kỳ khác nhau trên mặt la bàn của hai mươi tám vị sao tính vào biến đổi dần dần này (*).
Đề cập sâu hơn nữa về những ghi nhận dẫn nhập trong việc sử dụng la bàn để xem thiên văn không nằm trong mục đích của sách này.

* Ghi chú : Để hiểu thêm những điểm ghi nhận về ý nghĩa lịch sử trong việc dời đổi các vị trí của hai mươi tám vì sao trên các mẫu khác nhau của la bàn, xem Chinese Geomancy (Element, 1989), trang 177 và để biết thêm chi tiết về 28 coi Astrology (Aquarius Press, 1987) chương 4 hay The Chinese Astrology Workbook (Aquarian Press, 1988 trang 65 – 77).

Có thể bạn quan tâm: Có nên chuyển nhà vào tháng 7 âm hay không

Trên đây là những kiến thức về La bàn phong thủy Trung hoa sẽ giúp ích cho bạn đọc nếu cần thiết vận dụng vào đời sống hàng ngày. Hy vọng bạn đọc theo dõi nhiều bài viết được cập nhật mới nhất từ chuyên mục Nhà 360 nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

18 phút trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

20 phút trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

4 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

4 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

8 giờ trước