Kiến trúc La Mã Cổ Đại - Đặc điểm và công trình nổi tiếng

Thứ sáu, 23/10/2020-10:10

Kiến trúc La Mã Cổ Đại luôn là những điều kỳ bí, mang đến cho người xem những cảm giác khó tả, đặc biệt đến nay nhiều tác phẩm vĩ đại để đời vẫn còn tồn tại bền vững và được thừa kế mạnh mẽ sáng tạo không giới hạn đến tận ngày nay. Vậy nền kiến trúc cổ xưa này có đặc trưng gì nổi bật, khiến chúng được tôn sùng nhiều thập kỷ qua?

Lịch sử về kiến trúc La Mã Cổ Đại


Ảnh 1: Kiến trúc La Mã cổ đại (Nguồn: Meeyland.com)
Ảnh 1: Kiến trúc La Mã cổ đại (Nguồn: Meeyland.com)

Vào khoảng đầu thế kỷ 18  trước Công Nguyên, bán đảo Italia đã được chia làm 3 vùng gồm:

  • Vùng Trung thuộc La Tinh
  • Vùng Tây Bắc thuộc Etruscan
  • Vùng Nam thuộc người dân gốc Hy Lạp

Đến giữa thế kỷ 18 trước Công Nguyên, liên minh các quốc gia thành bang Etruria ra đời lấy Roma là thủ đô và bắt đầu một thời kỳ vương quốc. Xã hội bây giờ nhờ tồn tại mật độ dân số cao và sự giàu có, người La Mã đã khám phá thêm nhiều cái mới và phát triển theo giải pháp riêng.

Giống người Hy Lạp, người La Mã đã vay mượn các nước láng giềng và cha ông Etruscan đã cung cấp cho họ với vô vàn kiến thức cần thiết cho những giải pháp kiến trúc trong tương lai, chẳng hạn như xây dựng các vòm và hệ thống thủy lực.

Kiến trúc la mã cổ đại  hình thành dựa trên nền kiến trúc Hi Lạp và tạo nên kiến trúc nghệ thuật để đời qua nhiều tòa lâu đài có mái vòm đặc trưng kết hợp với phần khung nhà vô cùng ấn tượng, được ứng dụng từ đời này qua đời khác, ngày càng sáng tạo sắc nét và tinh xảo hơn.

Đặc trưng trong nghệ thuật kiến trúc La Mã cổ đại

Một nền kiến trúc với những phát minh để đời như vậy chắc chắn sẽ có nhiều đặc trưng nổi bật khiến mọi người nhớ về chúng. Một vài đặc trưng nghệ thuật được kể đến khi nhắc tới lối kiến trúc cổ đại này như:

Về kiến trúc 

Người La Mã đã lấy nền Văn Minh Hy Lạp làm nền móng và kết nạp một số lượng kiến thức khổng lồ, cho ra đời những công trình kiến trúc đặc sắc và có nét độc đáo hơn. Một số đặc điểm nổi bật và loại hình kiến trúc như:

Thiết kế Mái vòm rộng lớn


Ảnh 2: Thiết kế mái vòm rộng lớn (Nguồn: Meeyland.com)
Ảnh 2: Thiết kế mái vòm rộng lớn (Nguồn: Meeyland.com)

Thay vì việc sử dụng những hòn đá nặng khó di chuyển để thực hiện xây dựng các công trình đồ sộ thì người La Mã đã tạo ra kiến trúc mái vòm khi tiến hành thi công xây dựng. Nhìn vẻ bề ngoài của thiết kế mái vòm, chúng ta vẫn thấy được nét nghệ thuật riêng biệt sang trọng không kém gì công trình Kim Tự Tháp nguy nga tráng lệ.

Sử dụng bê tông


Ảnh 3: Sử dụng bê tông nổi bật (Nguồn: Meeyland.com)
Ảnh 3: Sử dụng bê tông nổi bật (Nguồn: Meeyland.com)

Để có thể thiết kế được hệ thống mái vòm độc đáo thì người La Mã đã phải dày công nghiên cứu các vật liệu tạo thành chất kết dính bền vững nhất. Đó là sự kết hợp giữa cao su, vôi sống, tro bụi và cát được lấy từ núi lửa để tạo thành vật liệu có tên bê tông.

Hệ thống cống rãnh trong xây dựng


Ảnh 4: Hệ thống thoát nước chắc chắn nhất thời đại (Nguồn: Meeyland.com)
Ảnh 4: Hệ thống thoát nước chắc chắn nhất thời đại (Nguồn: Meeyland.com)

Đây không chỉ đơn thuần là hệ thống thoát nước bình thường mà người La Mã có thể sử dụng chúng làm đường mật đạo thoát hiểm vô cùng chắc chắn. Với tuổi đời hơn 2000 năm, đủ chứng minh độ bền vững trong thiết kế và xây dựng của công trình này.

Thiết kế hệ thống sưởi trong nhà


Ảnh 5: Hệ thống lò sưởi thông minh (Nguồn: Meeyland.com)
Ảnh 5: Hệ thống lò sưởi thông minh (Nguồn: Meeyland.com)

Việc điều hòa nhiệt độ trong nhà không chỉ đến thời hiện đại với có mà chúng đã được người La Mã phát minh ra cả một hệ thống đồ sộ từ ngàn năm trước. Công trình được thiết kế với một bể nước dưới sàn nhà hoặc sử dụng những cột đất sét trong nhà. 

Sau khi nước được đun sôi lên, phần hơi nước sẽ tỏa ra mang đến không khí ấm áp cho toàn ngôi nhà. Đảm bảo sức khỏe tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa đông giá rét. Ở hàng ngàn năm về trước mà người La Mã đã có những phát minh hiện đại như vậy, thật sự đáng ngưỡng mộ và cần được thừa kế sáng tạo hơn.

Điêu khắc 


Ảnh 6: Nghệ thuật điêu khắc thời La Mã cổ đại (Nguồn: Meeyland.com)
Ảnh 6: Nghệ thuật điêu khắc thời La Mã cổ đại (Nguồn: Meeyland.com)

Điêu khắc thời đế chế La Mã truyền thống được chia làm 5 loại: Quát, lịch sử, chân dung, phù điêu mộ và bản sao tác phẩm Hy Lạp cổ đại. Điêu khắc của La Mã đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền nghệ thuật Hy Lạp. Một số bản sao của La Mã là những tri thức gốc còn sót lại và được bảo tồn từ người Hy Lạp. 

Hội họa

Phần lớn những kiến thức về hội họa La Mã cổ đại là dựa vào việc bảo quản các hiện vật từ Pompeii và Herculaneum, đặc biệt là bức tranh tường Pompein, được bảo quản cẩn thận sau vụ phun trào của những năm 79 sau công nguyên. 


Ảnh 7: Họa sĩ Pompeian với bức tượng sơn và sơn khung Pompeii (Nguồn: Meeyland.com)
Ảnh 7: Họa sĩ Pompeian với bức tượng sơn và sơn khung Pompeii (Nguồn: Meeyland.com)

Hội họa là nền nghệ thuật lâu đời được người La Mã sử dụng nhiều phương pháp để thể hiện lại bức tranh có ý nghĩa mãi trường tồn theo thời gian. Một số tài liệu minh chứng cho thấy những bức tranh La Mã đã kế thừa lại các tác phẩm từ người Hy Lạp trước đó.

Các tác phẩm nghệ thuật thời kỳ La Mã cho chúng ta thấu hiểu sâu hơn về thế giới của những con người thời cổ đại ngày xưa, mang lại nhiều tư duy nghệ thuật mới lạ cho con người thời hiện đại lúc bấy giờ. 


Ảnh 8: Tranh phong cảnh (Nguồn: Meeyland.com)
Ảnh 8: Tranh phong cảnh (Nguồn: Meeyland.com)

Ảnh 9: Tranh chân dung thời đế chế La Mã (Nguồn: Meeyland.com)
Ảnh 9: Tranh chân dung thời đế chế La Mã (Nguồn: Meeyland.com)

Ảnh 10: Tranh trong lăng mô (Nguồn: Meeyland.com)
Ảnh 10: Tranh trong lăng mô (Nguồn: Meeyland.com)

Ảnh 11: Tranh sơn bảng (Nguồn: Meeyland.com)
Ảnh 11: Tranh sơn bảng (Nguồn: Meeyland.com)

Có lẽ sẽ rất khó trong việc diễn tả trọn vẹn ý nghĩa đằng sau những tác phẩm nghệ thuật này, nhìn vào cho thấy người La Mã đã thật sự rất mạnh mẽ và vượt qua mọi khó khăn để bảo quản những kiệt tác tồn tại đến ngày hôm nay.

So sánh kiến trúc Hy Lạp và La Mã


Ảnh 12: Nền kiến trúc Hi Lạp và La Mã cổ đại (Nguồn: Meeyland.com)
Ảnh 12: Nền kiến trúc Hi Lạp và La Mã cổ đại (Nguồn: Meeyland.com)

Nếu như kiến trúc của người Hy Lạp thể hiện sự hài hòa giữa hình thức và cấu trúc, giữa kiến trúc và cách trang trí. Thì kiến trúc La Mã lại là một nền nghệ thuật đáp ứng tính cách năng động, thích khám phá. Sau đây là điểm khác biệt giữa hai nền kiến trúc:

So Sánh Hi Lạp La Mã
Kiến trúc cột Sử dụng kiến trúc cột: Cột Doric, cột Ionic và cột Corinth để thể hiện vẻ đẹp lý tưởng, khỏe khoắn Phát triển cột mới dựa trên kiến trúc cột của người Hy Lạp: Cột Toscan và cột Compose
Quy mô Công trình của Hy Lạp thể hiện vẻ hài hòa, đơn giản giữa kiến trúc và hình thức. Kiến trúc La Mã nhờ vào nền tảng văn minh đi trước của kiến trúc Hy Lạp mà đã phát triển với quy mô rộng lớn, công trình xây dựng đồ sộ thể hiện vẻ uy quyền và hưng thịnh
Tổ hợp không gian Kết cấu không gian của các công trình Hy Lạp có nhiều đặc điểm ấn tượng song không nổi bật bằng kiến trúc La Mã Kiến trúc của người La Mã có nét gì đó riêng, thu hút và ấn tượng, đáp ứng khá nhiều nhu cầu đa dạng trong cuộc sống.

Top 4 công trình kiến trúc La Mã Cổ Đại kỳ vĩ 

Người La Mã thật sự rất giỏi trong việc tính toán và sở hữu một trí óc sáng táo, gầy dựng nên những công trình kiến trúc lưu truyền cho toàn nhân loại. Họ đã vận dụng những chất liệu xây dựng kết hợp khả năng thiết kế độc đáo để tạo ra những công trình vĩ đại. Dưới đây là top 4 kiến trúc mà người La Mã đã sáng tạo và tồn tại đến thời bấy giờ.

Đền Pantheon

Là một trong kiến trúc nổi tiếng thời La Mã cổ đại, đền Pantheon được người đời mệnh danh là ngôi đền của những vị thần. Đền Pantheon là công trình tại thủ đô Roma nước Ý, được xây dựng vào những năm 118 - 126 dưới thời vua Hadrianus chiếm vị trí độc nhất trong trang sử đền đài La Mã và cả thế giới.


Ảnh 13: Đền Pantheon (Nguồn: Meeyland.com)
Ảnh 13: Đền Pantheon (Nguồn: Meeyland.com)

Đền Pantheon là một phát minh vĩ đại của người La Mã, không chỉ là ngôi đền khổng lồ mà còn được thiết kế theo kiến trúc mái vòm. Có một mái vòm trên đỉnh của đền và là lỗ hổng lớn. Điều này cho phép ánh sáng le lói đi vào từng khe hở và cho phép mưa đi vào để thanh tẩy những vết máu còn đọng lại của các động vật hy sinh. Có hệ thống thiết lập sàn cong khi trời mưa, chúng sẽ lau dọn và sau đó nước tự động chảy về phía bức tường của đền và sau đó thoát ra ngoài.


Ảnh 14: Đền Pantheon - Kiến trúc nổi tiếng thời La Mã cổ đại (Nguồn: Meeyland.com)
Ảnh 14: Đền Pantheon - Kiến trúc nổi tiếng thời La Mã cổ đại (Nguồn: Meeyland.com)

Nhờ kiến trúc mái vòm, thế nên đền Pantheon mới xứng đáng là đỉnh cao kiến trúc và được tồn tại lâu đời. Cho đến hiện tại, thì nơi đây là trở thành tâm điểm cho khách du lịch đến tham quan, nhờ kiến trúc mái vòm và sự tinh tế mà ngôi đền đã mang lại.

Các đấu trường La Mã


Ảnh 15: Đấu trường La Mã - Công trình kiến trúc La Mã cổ đại kỳ vĩ (Nguồn: Meeyland.com)
Ảnh 15: Đấu trường La Mã - Công trình kiến trúc La Mã cổ đại kỳ vĩ (Nguồn: Meeyland.com)

Do được xây dựng bằng chất liệu bê tông chắc chắn, đấu trường La Mã đã trở thành một công trình kiến trúc kiên cố. Mắc dù là nơi diễn ra những cuộc chiến tàn khốc, đẫm máu của các đấu sĩ hoặc diễn ra cuộc chiến của các con vật hung bạo nhưng hiện nay người đời đã sử dụng đấu trường La Mã thành những buổi hòa nhạc Opera du dương, rock ngoài trời sôi động. 


Ảnh 16: Dấu trường Colosseum (Nguồn: Meeyland.com)
Ảnh 16: Dấu trường Colosseum (Nguồn: Meeyland.com)

Dưới thời hoàng đế Vespasian, những đấu trường La Mã thường được xây dựng khoảng năm 72 sau công nguyên và được hoàn thành vào những năm 80 sau công nguyên. Sức chứa của một đấu trường lên đến hàng ngàn người, thậm chí còn lên đến vài chục ngàn người.

Lăng mộ Hadrian

Là một tòa tháp hình Roma (thủ đô nước Ý), lăng mộ Hadrian được xem là nơi yên nghỉ của Hoàng đế La Mã và toàn thể gia đình của ông. Lăng mộ được xây dựng bên bờ sông Tiber và những năm 135 - 139, là lăng mộ lớn nhất trong những kiến trúc mà người La Mã đã sáng tạo và còn tồn tại cho đến hiện nay.

Kể từ khi đế chế La Mã sụp đổ, lăng mộ Hadrian đã có một số thay đổi và được cải tạo thành pháo đài, tuy nhiên lúc đầy những đường nét thanh mảnh trong kiến trúc cũ dường như không còn. Và đến tận ngày nay, lăng mộ Hadrian đã được sử dụng để làm bảo tàng thu hút số lượng lớn khách du lịch.


Ảnh 17: Lăng mộ Hadrian trở thành nơi thu hút khách du lịch đến tham quan (Nguồn: Meeyland.com)
Ảnh 17: Lăng mộ Hadrian trở thành nơi thu hút khách du lịch đến tham quan (Nguồn: Meeyland.com)

Cầu dẫn nước Pont Du Gard 

Thời đế chế La Mã cổ đại, cây cầu Pont Du Gard được thiết kế và xây dựng theo kiến trúc 3 tầng với chiều dài 275m và độ cao 49m.. Cây cầu bắc ngang sông Gardon tại phía Nam nước Pháp, được xem là cây cầu dẫn nước đồ sộ nhất thời La Mã cổ đại.


Ảnh 18: Pont Du Gard kiệt tác cổ đại thời La Mã (Nguồn: Meeyland.com)
Ảnh 18: Pont Du Gard kiệt tác cổ đại thời La Mã (Nguồn: Meeyland.com)

Kiến trúc La Mã cổ đại đều là những công trình được thiết kế đồ sộ, chủ là bằng bê tông kết hợp với những phát minh vô cùng vĩ đại. Rất nhiều công trình cho đến nay vẫn được sử dụng nhưng với mục đích khác do thời thế thay đổi. Tuy nhiên, chúng vẫn mang nét đẹp cổ đại huyền bí, gây nhiều dấu ấn trong lòng con người cho đến thời nay.

Các bài viết của chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên trong chuyên mục TIN TỨC KIẾN TRÚC để độc giả nắm bắt được những thông tin, xu hướng mới của và tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm thiết kế, xây dựng công trình kiến trúc cho người đọc. Hãy theo dõi Meey Land đê không bỏ lỡ những bài viết hay nhất nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

6 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

6 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

10 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

11 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

14 giờ trước