Ngành Luật kinh tế thi khối nào? Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Thứ năm, 29/09/2022-11:09
Ngành Luật kinh tế đang trở thành một trong những ngành cực hot được nhiều bạn sinh viên lựa chọn vì cơ hội việc làm sau khi ra trường rộng mở, nhưng để có thể vượt qua vòng thi tuyển và làm tốt công việc này lại không hề dễ dàng.

Ngành Luật kinh tế là một trong những ngành học rất khó nhưng vẫn nhận được khá nhiều sự quan tâm. Ngành Luật kinh tế đã trở thành niềm ao ước của rất nhiều sinh viên nhưng sau khi theo học thì sinh viên mới thấy được độ khó cũng như giá trị của ngành học này. Vì thế, tấm bằng của sinh viên ngành Luật kinh tế sau khi ra trường rất có giá trị và được các nhà tuyển dụng tin tưởng.  

Ngành Luật kinh tế là gì?

Ngành luật kinh tế (tiếng anh gọi là Economic Law) là chuyên ngành kế thừa nền tảng từ luật học kết hợp với lĩnh vực kinh tế thương mại để đưa ra hệ thống những quy phạm pháp luật với mục đích thực hiện điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các bên chủ thể trong lĩnh vực quản lý và tổ chức trong sản xuất kinh doanh. Luật kinh tế là một bộ phận thuộc pháp luật kinh tế tập hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh. Luật Kinh tế ra đời cũng để đảm bảo các doanh nghiệp sẽ tuân thủ quy cách hoạt động trong quá trình giao lưu, buôn bán trong và quốc tế. Đối với những sinh viên theo học ngành Luật kinh tế sẽ được trang bị tất cả các kiến thức về luật kinh tế trong và ngoài nước như: luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ, luật tố tụng hình sự, luật hành chính, hiến pháp, luật đất đai, pháp nhân và thương mại, luật lao động, Luật Thương mại Quốc tế, luật đầu tư, Luật Tài sản Luật Hợp đồng;…

Việc nắm bắt tất cả các kiến thức về luật là điều bắt buộc đối với sinh viên nếu muốn tốt nghiệp ra trường vì họ phải có đủ kiến ​​thức nền tảng về thể chế pháp luật, hiểu được vai trò của luật pháp đối với hoạt động của các công ty, doanh nghiệp, có khả năng phân tích, đánh giá, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho các doanh nghiệp và Nhà nước để thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế, có thể giải quyết tranh chấp thương mại nếu vướng vào những vụ tranh chấp không đáng có... Bên cạnh những kiến ​​thức chuyên môn thì sinh viên còn được trang bị các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý, kỹ năng soạn thảo hợp đồng, kỹ năng thương lượng, đàm phán, kỹ năng giải quyết tình huống kinh doanh… 


Ngành luật kinh tế (tiếng anh gọi là Economic Law) là chuyên ngành kế thừa nền tảng từ luật học kết hợp với lĩnh vực kinh tế thương mại. Ảnh minh họa
Ngành luật kinh tế (tiếng anh gọi là Economic Law) là chuyên ngành kế thừa nền tảng từ luật học kết hợp với lĩnh vực kinh tế thương mại. Ảnh minh họa

Học ngành Luật kinh tế thi tuyển môn nào?

Hiện nay, ngành Luật kinh tế đã được nhiều trường đại học đưa vào chương trình học tập với những khối dự tuyển vẫn khá đa dạng giúp tạo điều kiện lớn cho chính các sinh viên thêm sự lựa chọn phù hợp với khả năng của bản thân. Các tổ hợp môn xét tuyển này không chỉ chuyên về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội như trước đây mà có thể kết hợp cả hai tổ hợp này. 

Tổ hợp dự tuyển cho ngành luật kinh tế như sau:

- Khối A00: Toán - Vật Lý - Hóa Học 

- Khối A01: Toán - Vật Lý - Tiếng Anh 

- Khối C00: Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lý

- Khối D01: Toán - Văn - Tiếng Anh 

- Khối D14: Ngữ Văn - Lịch Sử - Tiếng Anh

Mức điểm chuẩn của ngành Luật kinh tế được đánh giá là một trong những ngành có điểm cao nhất hiện nay. Tuy nhiên mức điểm chuẩn của ngành còn phụ thuộc vào chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá của mỗi trường. Thông thường mức điểm của ngành Luật kinh tế sẽ dao động trong khoảng từ 17 đến 25 điểm. Song, mức điểm này có thể vượt cao hơn do tỷ lệ thí sinh tham gia thi nhiều nên tỷ lệ cạnh tranh cũng rất lớn. 

Những trường đại học  đào tạo ngành Luật kinh tế

Để chọn một trường học ngành Luật kinh tế không khó vì hiện nay trên cả nước đã có rất nhiều trường đưa bộ môn này vào giảng dạy, đào tạo chuyên sâu. Do đó trước khi quyết định chọn một trường theo học thì sinh viên cần lưu ý tìm hiểu kĩ những trường phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân. Sau đây là danh sách những trường đại học đào tạo ngành Luật kinh tế: 

Khu vực miền Bắc

-Trường Đại học Luật HN

-Học viện Ngân hàng

-Viện Đại học Mở Hà Nội

-Trường Đại học Thương Mại

-Trường Đại học Công Đoàn

-Đại học Lao động và xã hội

-Trường Đại học Đông Đô

-Trường Đại học Thành Tây

-Đại học Công nghệ và Quản trị hữu nghị

 Khu vực miền Trung 

-Trường Đại học Vinh

-Đại học Luật - Đại học Huế

-Đại học Tài chính - kế toán

-Đại học Dân Lập Duy Tân

-Trường Đại học Đông Á

Trường Đại học Phan Thiết

Khu vực phía Nam

-Đại học Kinh tế - Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

-Đại học Lao động xã hội Hồ Chí Minh

-Trường Đại học Mở Hồ Chí Minh

-Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 

-Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh

-Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Hồ Chí Minh

-Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin Học Hồ Chí Minh

-Đại học Nguyễn Tất Thành


Điều đầu tiên khiến cho ngành Luật kinh tế trở nên hot chính là chương trình giảng dạy và đào tạo với hệ thống kiến thức sâu rộng và bao quát tới nhiều lĩnh vực. Ảnh minh họa
Điều đầu tiên khiến cho ngành Luật kinh tế trở nên hot chính là chương trình giảng dạy và đào tạo với hệ thống kiến thức sâu rộng và bao quát tới nhiều lĩnh vực. Ảnh minh họa

Vì sao ngành luật kinh tế lại trở thành ngành được nhiều bạn trẻ yêu thích?

Điều đầu tiên khiến cho ngành Luật kinh tế trở nên hot chính là chương trình giảng dạy và đào tạo với hệ thống kiến thức sâu rộng. Ngoài những kiến thức chung thì sinh viên sẽ được đi sâu vào chính các kiến thức áp dụng thực tế cho lĩnh vực kinh doanh. Do đó, khi hoàn thành chương trình đào tạo tại các trường đại học thì cơ hội nghề nghiệp mang lại đối với các sinh viên là rất lớn. Không chỉ riêng các cơ quan nhà nước mà ngay cả doanh nghiệp, công ty tư nhân đều rất “chuộng” sinh viên theo học ngành luật kinh tế và thậm chí bạn còn được tin tưởng để giao trọng trách đảm nhận rất nhiều vị trí khác nhau trong công ty.

Một lý do nữa khiến cho ngành học này cực hot là do thời điểm hiện nay sự bùng nổ kinh tế đã khiến cho khối ngành kinh tế hoặc tài chính ngân hàng có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai không xa. Đã từng có thời gian ngành kinh tế ngân hàng hạ nhiệt rất nhiều và thay vào đó là sự bùng nổ của khối ngành luật nhất là ngành luật kinh tế và marketing vì đây là những ngành bắt buộc gắn liền với sự phát triển của một doanh nghiệp. Không phải tự nhiên mà ngành Luật kinh tế lại bỗng dưng “nóng” lên như vậy mà đều có lý do khi các nhà đầu tư đang đổ dòng tiền mạnh mẽ vào các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều đó đồng nghĩa với việc họ cũng sẽ bắt đầu quan tâm đến pháp chế nhiều hơn là “ném tiền qua cửa sổ”. bảo hiểm y tế

Cơ hội việc làm cho sinh viên theo học Luật kinh tế

Ngành Luật kinh tế đang trở thành một trong những ngành nghề hot được nhiều sinh viên yêu thích. Đồng thời, đây là ngành có tiềm năng và cơ hội phát triển ở nhiều nơi chứ không bị gói gọn trong một phạm vi, học ngành Luật kinh tế sinh viên sẽ có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau sau khi ra trường như:       

Chuyên viên tư vấn pháp luật làm việc tại những doanh nghiệp hoặc các tổ chức hoạt động kinh tế, hành pháp và tư pháp cho các cơ quan tư pháp

Trở thành chuyên viên nghiên cứu lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp ở tất cả các cấp.

Chuyên viên thực hiện những vấn đề về dịch vụ tư pháp và pháp lý cho luật sư, đồng thời hoạt động hành nghề tại những tổ chức cung cấp dịch vụ pháp luật

Trở thành nghiên cứu viên tham gia vào công việc nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu luật pháp.

Giảng viên giảng dạy kiến thức về pháp luật kinh tế tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc các viện nghiên cứu...

Tuy nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường nhưng những vị trí mà sinh viên ngành Luật kinh tế phải đảm nhận lại khá khó, đòi hỏi trình độ và khả năng cao mới có thể hoàn thành tốt được công việc. Hàng năm số lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành luật kinh tế khá nhiều nhưng chất lượng lại chưa thật sự xuất sắc và kĩ năng chuyên môn không thể đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của công ty, doanh nghiệp đề ra. Vì thế cơ hội làm việc nhiều nhưng thị trường vẫn thiếu nhân lực đối với ngành này là vậy. Do đó, cần phải trau dồi cả kiến thức chuyên môn và kĩ năng để đáp ứng được nhu cầu công việc. 

Kỹ năng cần thiết để trở thành luật sư ngành Luật kinh tế giỏi 

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn thì ngành Luật kinh tế bắt buộc sinh viên phải thường xuyên trau dồi kĩ năng cần thiết để có nhiều cơ hội trúng tuyển cao hơn khi phỏng vấn. Một ứng viên có kiến thức và kĩ năng thuần thục chắc chắn sẽ gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn. Một số kĩ năng cần thiết đối với sinh viên ngành Luật kinh tế là: 

- Kĩ năng giao tiếp tốt là một điều rất quan trọng để thuyết phục đối phương giải quyết các vấn đề ổn thỏa.

- Tư duy nhanh nhạy, phân tích logic cùng với óc phán đoán tinh tế mới có thể nắm bắt được khách hàng cần gì để cung cấp.

- Luyện trí nhớ tốt và sự năng động trong công việc sẽ giúp bạn vận dụng linh hoạt các kiến thức được học tại trường và không sợ phai mờ theo thời gian. 

- Kĩ năng ngoại ngữ và sử dụng thành thạo tin học là một điều rất cần thiết.  

- Đam mê với nghề, kiên trì, nhẫn nại để có thể lắng nghe và tiếp thu các thông tin cần thiết của khách hàng. 

Mức thu nhập trung bình của ngành luật kinh tế

Mức lương của ngành Luật kinh tế được phân chia cụ thể dựa theo kinh nghiệm và số năm làm việc. Do đó, mức lương sẽ được chia ra theo từng giai đoạn làm nghề và còn phụ thuộc và tổ chức, doanh nghiệp mà bạn làm việc có quy mô ra sao, khối lượng công việc như thế nào. Cụ thể, mức lương được chia ra như sau: 

Đối với sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm mức lương sẽ dao động từ 4 - 6 triệu/ tháng.

Những người có kinh nghiệm đi làm từ 1 – 3 năm sẽ có mức lương dao động khoảng 6 - 8 triệu/ tháng 

Những người có kinh nghiệm làm việc từ 3 – 5 năm mức lương dao động vào khoảng 10 – 15 triệu/tháng.

Những người có kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn thì mức lương có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng. Đối với từng vị trí khác nhau thì mức lương cũng sẽ khác nhau và bên cạnh đó những người làm Luật kinh tế còn có phần trăm hoa hồng được nhận từ các dự án được giao đảm nhận. Vì thế, đây là công việc mà khi bắt đầu sẽ được đánh giá có mức lương khá thấp nhưng theo thời gian thì mức lương này sẽ tăng lên xứng đáng với công sức và kinh nghiệm mà họ bỏ ra. 


Mức lương của ngành Luật kinh tế được phân chia cụ thể dựa theo kinh nghiệm và số năm làm việc. Ảnh minh họa
Mức lương của ngành Luật kinh tế được phân chia cụ thể dựa theo kinh nghiệm và số năm làm việc. Ảnh minh họa

Bài viết trên đã cung cấp cho độc giả những thông tin đầy đủ về ngành Luật kinh tế để bạn có thể chọn được khối thi phù hợp với khả năng của bản thân cũng như xác định được cơ hội việc làm sau khi ra trường đối với từng thời điểm cụ thể. 

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

3 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

10 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

10 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

15 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

15 giờ trước