Doanh nhân Bùi Đức Thịnh: Hành trình từ bàn tay trắng tạo dựng nên đế chế tỷ USD

Thứ tư, 01/06/2022-14:06
Từng là người dành phần lớn thời gian trong quân ngũ, Ông Thịnh đã mài dũa cho mình được ý chí sắt đá và cũng từ đó khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh ông đã xây dựng được đế chế hùng mạnh cho riêng mình.

Tiểu sử ông Bùi Đức Thịnh

Ông Bùi Đức Thịnh sinh ngày 8/9/1947 tại Nam Định, ông đã từng tốt nghiệp Cử nhân ngành kinh tế nhưng phần lớn thời gian tuổi trẻ của ông lần lớn thời gian tuổi trẻ trong quân ngũ. Ông xuất ngũ vào năm 1974 và sau đó đã bắt đầu vào hoạt động trong công tác chính trị tại quê nhà. 

Vào năm 1988, thời điểm đất nước vừa mới bắt đầu đổi mới, ông được nhận một nhiệm vụ quan trọng chính là thành lập và quản lý xí nghiệp 1/7 - đây là đơn vị tiền thân của May Sông Hồng. Những ngày đầu thành lập, xí nghiệp khá nan giải khi xuất thân là một doanh nghiệp trực thuộc Nhà nước với chỉ có mấy chục chiếc máy may đạp bằng chân nên chẳng có được đồng vốn dự trữ. 


Ông Bùi Đức Thịnh sinh ngày 8/9/1947 tại Nam Định
Ông Bùi Đức Thịnh sinh ngày 8/9/1947 tại Nam Định

Quá trình ông Bùi Đức Thịnh cùng những người đồng nghiệp khác đã gây dựng nên được cơ ngơi nghìn tỷ như hiện nay khi đó trong tay không có vốn, không có đất đai, không có công nghệ, nhân lực thiếu vô cùng gian nan. Nhưng với tinh thần quyết tâm của một doanh nhân mang đậm phong cách người lính thì ông Thịnh đã tìm được một tia hy vọng nhỏ nhoi từ đó giúp cho May Sông Hồng để có thể vượt qua được nghịch cảnh. Giữa cảnh nhà xưởng bị để không trong sự bế tắc trầm trọng của đội ngũ ban lãnh đạo thì may mắn ông Thịnh đã gặp được một doanh nhân người Đài Loan tên là Jimmy Fu - người này đã có công đưa ông Thịnh sang Hồng Kông, Đài Loan và Thâm Quyến để tìm hiểu thiết bị, công nghệ cũng như nguyên liệu trong ngành may. 
 
Cũng tại nơi xứ người, ông Thịnh đã tìm ra được bí mật về việc sản xuất chăn đệm - vỏ bọc giúp các doanh nhân nước ngoài thu được khoản lợi khủng khiếp tại thị trường Việt Nam từ đó định hướng cho May Sông Hồng. 

Quá trình công tác của Ông Bùi Đức Thịnh

Tháng 1/1990 - Tháng 12/1993: Đảm nhận chức vụ Giám đốc Xí nghiệp May xuất khẩu 1/7

Tháng 1/1994 - Tháng 6/2004: Ông Thịnh là Giám đốc của Công ty May Sông Hồng tại Nam Định

Tháng 10/2004 - nay: Ông Thịnh đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần May Sông Hồng. 

Hành trình từ bàn tay trắng tạo dựng nên đế chế tỷ USD của ông Bùi Đức Thịnh

Vào những năm 1997, 1998 - đây là thời điểm cả nước chỉ có 6 đến 7 xưởng sản xuất bông nhưng chủ yếu lại là của nước ngoài. Với bản tính cầu tiến, Ông Bùi Đức Thịnh không chấp nhận thua kém dù bị đối tác bội ước. Từ đó ông thành lập nên xưởng chuyên sản xuất bông do chính người Việt Nam làm chủ. Vào năm 2001, chiếc chăn đầu tiên của May Sông Hồng được ra mắt mang theo đó là những khát vọng lớn lao của doanh nhân Việt. 

Quy mô ban đầu của May Sông Hồng chỉ có 3 xưởng cùng với 1.500 cán bộ, công nhân viên nhưng chỉ sau 3 năm sản xuất thì Công ty đã phát triển thành 6 xưởng may nâng tổng số cán bộ công nhân viên lên 3.600 người. Nhờ vào chiến lược chú trọng vào việc đầu tư đúng chuyên ngành may mặc xuất khẩu và chăn ga gối đệm mà May Sông Hồng đã tạo dựng được uy tín trên toàn quốc cũng như thị trường thế giới. Đây cũng chính là đòn bẩy giúp cho May Sông Hồng có thể phát triển một cách bền vững nhất trong suốt thời gian qua. 
 
Sau khi công ty được cổ phần hóa thì số lượng xưởng may cũng như công nhân cũng được tăng dần theo cấp số nhân tính đến thời điểm hiện tại. Đến nay, Công ty May Sông Hồng đã cán mốc con số 11.000 công nhân viên cùng với quy mô xưởng may lớn là 18. Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, May Sông Hồng đã không ngừng đổi mới, từ một Xí nghiệp nhỏ bé đã vươn mình lên tạo dựng vị thế của một đế chế hùng hậu. 


Quá trình khởi nghiệp của doanh nhân Bùi Đức Thịnh từ hai bàn tay trắng
Quá trình khởi nghiệp của doanh nhân Bùi Đức Thịnh từ hai bàn tay trắng

Ngoài những sản phẩm chăn ga gối đệm được sản xuất nội địa với giá thành hợp lý, chất lượng cao thì Công ty còn là đối tác chiến lược của rất nhiều thương hiệu quốc tế lớn trên thế giới như: Nike, Calvin Klein, Tommy Hilfiger, DKNY, Bugatti… 
 
Trong lĩnh vực xuất khẩu, ông Thịnh nhận định rằng: “Thế mạnh chủ lực của May Sông Hồng chính là hàng may mặc thời trang xuất khẩu. Bên cạnh các nhãn hàng chăn, ga, gối, đệm được sản xuất để phục vụ cho thị trường từ những năm 90 đến nay thì đã được vươn ra thị trường quốc tế. Minh chứng cho thấy nhiều mặt hàng có chất lượng cao của công ty hiện đang được xuất khẩu đến các thị trường khó tính như: Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Canada, Mexico và các nước Trung Đông”. 
 
Theo thống kê từ Công ty Cổ phần may Sông Hồng thì trung bình mỗi năm công ty đã vận chuyển được 3.500 container với 7.300 chuyến xe ô tô tương ứng với số lượng hàng hóa là 120.000 tấn và chứng từ phải tiến hành xử lý hàng năm là 10.000 bộ. Vào năm 2018, Công ty Cổ phần May Sông Hồng đã tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập và đây cũng là thời điểm công ty chuẩn bị niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE. 

Cũng nhờ vào việc tăng cường các hoạt động đặc biệt là xuất khẩu mà trong những năm vừa qua công ty đã luôn đạt được mức tăng trưởng cao. Vào năm 2017, Công ty đã ghi nhận được mức doanh thu là 3.280 tỷ đồng, năm 2018 ghi nhận là 3.950 tỷ đồng, năm 2019 ghi nhận là 4.400 tỷ đồng. Về lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa thì công ty đang chú trọng vào việc sản xuất các sản phẩm may mặc theo phương thức mua nguyên liệu sau đó bán thành phẩm trực tiếp sang các nước lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước Châu Âu. 
 
Đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến cho doanh thu của Công ty Cổ phần May Sông Hồng phải chứng kiến việc sụt giảm. Tuy vậy nhưng chủ tịch Bùi Đức Thịnh cũng như ban lãnh đạo của Công ty đã có được những chiến lược, những định hướng từ đó giúp cho May Sông Hồng có thể vượt qua được nghịch cảnh. Minh chứng chính là vào năm 2021, doanh nghiệp này dự kiến tăng giá trị đơn hàng lên 10 triệu USD của Walmart đồng thời cũng tiến hành tăng công suất của Nhà máy Sông Hồng 10 lên 35%. 


Công ty Cổ phần may Sông Hồng
Công ty Cổ phần may Sông Hồng

Triết lý kinh doanh của Ông Thịnh xuất phát từ đạo Phật

Vị Chủ tịch của May Sông Hồng cho biết rằng: “Khi làm doanh nghiệp nếu không tính toán lời lãi thì e rằng chẳng thật lòng nhưng nếu quá cao trên lưng đồng bào thì ắt hẳn Đạo trời chẳng thuận”. Theo ông Thịnh thì chữ tâm thiện lành của Đạo Phật ấy đã trở thành một triết lý xuyên suốt chặng đường đi tìm ánh sáng của May Sông Hồng. 

May Sông Hồng - cái tên nghe rất Việt Nam ẩn chứa được lòng tự tôn cũng như tự hào của toàn dân tộc. Ông Thịnh bộc bạch rằng sản phẩm của May Sông Hồng luôn được tập trung vào chất lượng an toàn cũng như gái cả cạnh tranh và mẫu mã đa dạng từ đó đáp ứng được thị hiếu cũng như sở thích và thói quen của người Việt. hơn thế nữa đó chính là tâm huyết, là lòng tự hào dân tộc của một doanh nghiệp Việt Nam. 

Năm 2018 là năm đánh dấu mốc lịch sử tròn 30 năm May Sông Hồng được thành lập và cũng là thời điểm cố phiếu được niêm yết. Khi dân số Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định thì thị trường chăn ga gối đệm của Việt Nam ngày càng tiềm năng từ đó thu nhập được nâng cao. 

Ông Bùi Đức Thịnh cũng tin tưởng nói rằng: “May Sông Hồng sẽ tiếp tục nâng cao được năng lực sản xuất thông qua hiện đại hóa được bộ máy nhân sự đồng thời nâng cao cơ sở hạ tầng cũng như đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ từ đó mở rộng hơn được thị trường trong nước và xuất khẩu”. 

Chủ tịch Bùi Đức Thịnh: Đành mặc kệ các học giả trên trời tranh cãi mỗi việc thêm hay bớt giờ làm

Đây là câu nói trong bài tham luận của ông Bùi Đức Thịnh - Chủ tịch HĐQT Công ty May Sông Hồng tại Hội thảo dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi: Những tác động bất lợi và kiến nghị đã chỉ ra nhiều điểm bất cập về chính sách. Cụ thể, ông Bùi Đức Thịnh nói: "Liên tục những ngày qua, chúng tôi phải nghe và phải chứng kiến quá nhiều những cuộc tranh luận nảy lửa của các vị học giả ở trên trời (TV) cùng với một lực lượng nhân sự hùng hậu và tiêu tốn quỹ thời gian khổng lồ chỉ để tranh cãi mỗi một việc làm thêm hay bớt đi mấy giờ làm việc trong mỗi ngày, mỗi tuần hay cả năm rồi nghĩ đến Lễ Tết mấy ngày mặc dù những ngày ấy còn xa lắc, xa lơ,...". 

Vị doanh nhân này cho biết, giới doanh nghiệp ban đầu còn chú ý lắng nghe nhưng về sau sẽ cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Ông nhấn mạnh: "Vậy nên cứ để mặc các vị" học giả" kia ở trên Trời tiếp tục tranh cãi cho đến khi nào cạn kiệt sức lực thì thôi ... Thưa, nếu ở doanh nghiệp chúng tôi chỉ cần mấy cuộc cãi vã mà không hồi kết như vậy thì chỉ còn nước là  đóng cửa đi ăn mày mà thôi".


Chủ tịch Bùi Đức Thịnh cho biết, đành mặc kệ các học giả trên trời tranh cãi mỗi việc thêm hay bớt giờ làm
Chủ tịch Bùi Đức Thịnh cho biết, đành mặc kệ các học giả trên trời tranh cãi mỗi việc thêm hay bớt giờ làm

Trên thực tế công việc cho thấy, ông Thịnh đã chỉ rõ một số nội dung không hợp lý trong việc đấu tranh hùng biện ở thời gian gần đây. Đầu tiên, ông đã đề nghị hoàn toàn không gọi đây là cuộc đấu tranh giữa một bên là chủ và một bên là người lao động. Tức là sẽ không có kẻ thắng - người thua, bên mạnh - bên yếu. Những quan điểm về sự đấu tranh giữa hai bộ phận này chỉ đúng được trong một thời điểm lịch sử. Còn hiện nay, nếu không giữa hai phía có sự liên kết và không thể tách rời. 

Thứ hai chính là về thời gian làm việc và làm thêm. Ông Bùi Đức Thịnh cho rằng không nên tranh cãi giữa việc làm 44 hay 48h/tuần mà nên để như cũ. Lý luận để cho người lao động nghỉ nhiều hơn, tái tạo sức lao động để làm việc hiệu quả nghe hợp lý và nhân văn nhưng không thực tế. Trong doanh nghiệp, ông Thịnh cho biết "tay làm, hàm nhai, tay ngừng làm, hàm ngừng nhai" là triết lý sống mà rời bỏ nó thì doanh nghiệp sẽ sụp đổ, người lao động cũng vì thế mà rơi vào cảnh bần hàn. 

Thứ ba chính là về lương lũy tiến, ông Thịnh cho biết thường chi trả lương theo sản phẩm lũy tiến chứ không ai trả lương theo thời gian lũy tiến. Bởi vì trả lương lũy tiến theo thời gian thì cực kỳ nguy hiểm bởi nó sẽ kéo theo sự bùng phát và dung dưỡng cho thói lười nhác, vô trách nhiệm cũng như vô kỷ luật vốn là điều tệ hại phổ biến nhất của người lao động Việt Nam. 

Cuối cùng là về thời gian làm thêm 400 hay 500 giờ/năm. Theo vị doanh nhân này thì thực lòng không ai mong muốn điều này, đó là việc bất đắc dĩ vì vật tư, hàng hóa cũng luôn vận hành theo cơ chế thị trường, luôn có sự biến động khôn lường.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

6 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

6 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

11 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

11 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

15 giờ trước