Thị trường lao động công nghệ toàn cầu sẽ đi về đâu sau cơn bão sa thải hàng loạt?

Thứ sáu, 31/03/2023-10:03
Làn sóng khủng hoảng lao động công nghệ đã chính thức bùng nổ khi hàng loạt công ty công nghệ thực hiện cắt giảm nhân sự số lượng lớn kể từ đầu năm 2022. Điều này cũng đã tạo nên khoảng cách nhân tài ngày càng rõ rệt hơn…Thị trường lao động IT toàn cầu sẽ đi về đâu trong năm nay và liệu có nhiều biến động lớn hay không?

Theo VnEconomy, đã có 140.000 việc làm đã bị cắt giảm từ các tập đoàn, công ty công nghệ trong năm vừa qua. Crunchbase cho biết xu hướng này nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục kéo dài tới cuối năm nay. Các số liệu trong đầu năm 2023 cho thấy thị trường công nghệ đã cắt giảm hơn 94.000 nhân sự. Trong lĩnh vực này, không một ngách nào là không bị ảnh hưởng. Ngay cả những gã khổng lồ như Microsoft cũng đã cắt giảm 10.000 nhân viên hay Alphabet đã cắt giảm tới 12.000 việc làm. Tại Amazon, số lượng nhân sự bị buộc nghỉ việc là 18.000 người.


Năm 2022 chứng kiến các đợt cắt giảm nhân sự công nghệ lên tới vài chục nghìn người 
Năm 2022 chứng kiến các đợt cắt giảm nhân sự công nghệ lên tới vài chục nghìn người 

Vậy thị trường lao động công nghệ sẽ như thế nào trong năm nay? Sau đây là một số nhận xét cũng như kịch bản có thể xảy ra trên thị trường lao động công nghệ trong năm 2023.

Thực chất kế hoạch sa thải thể hiện điều gì?

Đó có phải là nỗ lực điều chỉnh của công ty hay chủ động đối phó vì đứng trước nguy cơ đối mặt với mọi thứ tồi tệ hơn trong tương lai?

Nhiều tập đoàn công nghệ đều phải thừa nhận rằng họ thực hiện những đợt sa thải gần đây là do đã tuyển dụng quá nhiều lao động ở thời kỳ đại dịch - thời mà công nghệ bùng nổ. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất lý giải cho việc sa thải công nghệ thời gian gần đây. Dẫu vậy, đó là yếu tố quyết định nhất kể từ năm 2000 - khi bong bóng dot-com bùng nổ.
Không tuyển dụng quá nhiều trong vài năm qua, nhiều công ty hiện nay đang thắt chặt chi tiêu để chuẩn bị ứng phó với một cuộc suy thoái có thể xảy ra với lý do bắt nguồn từ lạm phát cao, bất ổn kinh tế và lãi suất tăng.

Từ nay đến cuối năm, lực lượng công nghệ sẽ trở lại?

Một báo cáo mới từ Janco Associates cho thấy thị trường việc làm công nghệ sẽ phát triển chậm trong năm nay. Theo dự đoán, thị trường việc làm công nghệ thông tin tại Mỹ sẽ tăng 174.000 việc làm vào năm 2023, con số đã giảm nhẹ so với mức 186.300 việc làm được thêm vào năm ngoái. Mặt khác, trong năm 2022, tỉ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực công nghệ Mỹ đã giảm xuống 1,8% trong tháng 12, so với tỉ lệ thất nghiệp chung của quốc gia là 3,5%.


Nhu cầu tuyển dụng nhân sự công nghệ thông tin vẫn rất cao tại nhiều công ty khác
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự công nghệ thông tin vẫn rất cao tại nhiều công ty khác

Revelio Labs cho biết có hơn 70% kỹ sư phần mềm bị sa thải hiện đang tìm được những công việc mới trong vòng 3 tháng. Điều này không gây bất ngờ, bởi lẽ tại nhiều công ty công nghệ khác thì nhu cầu tuyển dụng nhân sự công nghệ thông tin vẫn rất cao. Dữ liệu từ Indeed cho thấy những công việc đứng đầu bảng xếp hạng việc làm tốt nhất trong lĩnh vực công nghệ năm 2023 là kỹ sư đám mây (lương trung bình hàng năm là 133.114 USD), kỹ sư dữ liệu (lương trung bình hàng năm là 135.260 USD) và nhà phát triển full-stack (lương trung bình hàng năm là 129.637 USD).

Những cuộc cạnh tranh để có được nhân tài trong ngành công nghệ giữa các doanh nghiệp vẫn luôn rất gay gắt, cho dù ở trong bất kỳ thời điểm nào. Một bài viết gần đây của Indeed cho thấy lĩnh vực tài chính và công nghệ thông tin đang thống trị danh sách tuyển dụng lao động cho dù thời gian gần đầy có nhiều biến động. 

Trong đó, những công ty top đầu thế giới như PwC, Deloitte, Accenture và Canonical đang đăng tin tuyển dụng một lượng lớn nhân sự trong lĩnh vực công nghệ.

Bên cạnh đó, gần đây có một xu hướng mới nổi là những nhân viên công nghệ đã bị sa thải đang tìm kiếm việc làm trong các ngành bên ngoài lĩnh vực công nghệ để ổn định hơn trong một nền kinh tế chưa chắc chắn. Các chuyên gia đã bị sa thải ngày càng được chào đón ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong bối cảnh gần như mọi ngành công nghiệp đều cần đến những nhân viên công nghệ.

Các công ty có thể thu hút nhân tài công nghệ bằng cách nào?

Tiêu chí quan trọng hàng đầu chắc chắn là tiền lương. Thế nhưng, để tăng khả năng cạnh tranh nhằm thu hút các nhân tài, các tổ chức cũng có thể đưa ra một số phúc lợi khác. Các nhân viên công nghệ không chỉ mong muốn có một công việc ổn định trong bối cảnh kinh tế liên tục xảy ra biến động, mà còn tiếp tục ưu tiên với những cơ hội làm việc từ xa, tính linh hoạt của công việc, sự công nhận từ các doanh nghiệp hay văn hóa thúc đẩy cơ hội phát triển.


Các công ty muốn thu hút nhân tài công nghệ sẽ cần phải tiếp cận theo nhiều hướng với chính sách đãi ngộ tốt
Các công ty muốn thu hút nhân tài công nghệ sẽ cần phải tiếp cận theo nhiều hướng với chính sách đãi ngộ tốt

Do đó, trong bối cảnh ngày càng có nhiều công ty cũng đang khát nhân tài, các công ty sẽ cần phải tiếp cận theo nhiều hướng để có thể thực sự thu hút ứng viên và tiếp tục giữ chân nhân tài. Các công ty cũng có thể cân nhắc một số gợi ý để tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh như công nhận - đánh giá cao những tài năng có nhiều cống hiến, thúc đẩy cơ hội phát triển kỹ năng, cung cấp lộ trình thăng tiến rõ ràng và sau cùng là tạo ra môi trường gắn kết, sáng tạo.

Về cơ bản, do số lượng nhân sự trong lĩnh vực công nghệ vẫn còn rất lớn và danh sách các công việc chủ yếu sẽ dành cho các chuyên gia lành nghề nên những đợt cắt giảm nhân sự công nghệ gần đây vẫn chưa đủ sức mạnh để có thể phát đi tín hiệu về một kịch bản thiếu lao động trầm trọng trong lĩnh vực này. Thế nhưng, các kỹ sư cũng có rất nhiều cơ hội để tỏa sáng tại các công ty trái ngành với nhiều chế độ đãi ngộ và phúc lợi tốt.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Thêm trợ lực khi bất động sản Hà Nội bước vào giai đoạn 'uptrend'

1 giờ trước

Bị áp thuế VAT 10%, doanh nghiệp tìm đường mở công ty ở nước ngoài

1 giờ trước

Thời kỳ hoàng kim của công ty mẹ Zara sắp kết thúc

2 giờ trước

4 nhóm cổ phiếu có tiềm năng đón sóng trong giai đoạn 2024-2025

2 giờ trước

Kênh đầu tư nào an toàn trong bối cảnh diễn biến thị trường thay đổi chóng mặt?

5 giờ trước