Thị trường chứng khoán hôm nay 20/3: Chứng khoán đỏ lửa, VN-Index mất hơn 22 điểm phiên đầu tuần

Thứ hai, 20/03/2023-17:03
Thị trường chứng khoán khép lại phiên giao dịch đầu tuần đầy sóng gió. Loạt cổ phiếu trụ lao dốc, trong khi không xuất hiện lực đỡ nào đủ để "gánh" chỉ số. VN-Index giảm mạnh cuối phiên và đánh mất ngưỡng 1.030 điểm.

VN-Index "bay" hơn 22 điểm trong phiên đầu tuần

Theo Tin nhanh chứng khoán, không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường châu Á, thị trường chứng khoán cũng ghi nhận phiên giao dịch sáng đầu tuần khá ảm đạm. Sau nửa đầu phiên cầm chừng quanh vùng 1.040 điểm, áp lực bán gia tăng khiến chỉ số lùi sâu hơn. Thị trường tạm dừng phiên sáng ở vùng giá thấp nhất nhưng vẫn bảo toàn ngưỡng 1.030 điểm.

Tuy nhiên, thị trường tiêu cực hơn về cuối phiên khi bảng điện chìm trong sắc đỏ và gánh nặng ngày càng gia tăng hơn ở nhóm cổ phiếu bluechip khiến giới đầu tư không mấy tin tưởng vào vùng hỗ trợ mạnh quanh mức 1.030 điểm sẽ là chốt chặn cho thị trường.

Tâm lý lan sang phiên giao dịch buổi chiều khiến VN-Index dễ dàng thủng mốc 1.030 điểm ngay từ khi mở cửa. Sắc đỏ tiếp tục lan rộng trên bảng điện tử và không còn mã bluechip nào giữ được đà tăng, qua đó tiếp tục đẩy VN-Index ngày càng lùi xa hơn.

Đóng cửa, sàn HoSE chỉ còn 48 mã tăng và 369 mã giảm (trong đó có tới 14 mã giảm sàn), chỉ số VN-Index giảm 22,04 điểm (-2,11%), xuống 1.023,1 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 567,36 triệu đơn vị, giá trị 9.753,45 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 91,27 triệu đơn vị, giá trị 1.752,9 tỷ đồng. 


VN-Index bốc hơi hơn 22 điểm phiên đầu tuần. Nguồn FireAnt
VN-Index bốc hơi hơn 22 điểm phiên đầu tuần. Nguồn FireAnt

Chốt phiên, sàn HNX ghi nhận 51 mã tăng và 127 mã giảm, HNX-Index giảm 2,85 điểm (-1,39%) xuống 201,62 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 54,53 triệu đơn vị, giá trị 800,53 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 3,24 triệu đơn vị, giá trị 67,29 tỷ đồng.

UPCoM-Index giảm 0,41 điểm (-0,53%) xuống 76,02 điểm với 79 mã tăng và 180 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 31,7 triệu đơn vị, giá trị 324,94 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,88 triệu đơn vị, giá trị 48,26 tỷ đồng.

Xét theo nhóm ngành, đà bán mạnh ở nhóm cổ phiếu ngân hàng đã tác động lớn đến thị trường chung. Trong đó, cổ phiếu VCB của Vietcombank bị bán với mức giảm 4,4%, về 85.100 đồng/cổ phiếu, đây cũng là mã khiến thị trường mất nhiều điểm nhất trong ngày. Xếp ở vị trí tiếp theo, BID của BIDV và CTG của VietinBank cũng lần lượt giảm 2,1% và 3,4%, đồng thời cũng là những tác nhân khiến VN-Index lao dốc.

Cổ phiếu bất động sản cũng trong tình trạng không khá khẩm hơn khi cùng rơi mạnh trong phiên hôm nay. Trong đó, mã VHM của Vinhomes dù phần lớn thời gian giữ được sắc xanh nhưng vẫn đảo chiều sang đỏ và giảm 1,8% về cuối ngày. Trong khi đó, DIG của DIC Corp tiến sát giá sàn, DXG của Đất Xanh mất 5,1% hay NVL của Novaland lao dốc 3,5%.


Sắc đỏ lan rộng khắp các nhóm ngành. Nguồn Vietstock
Sắc đỏ lan rộng khắp các nhóm ngành. Nguồn Vietstock

Phiên đầu tuần hôm nay cũng chứng kiến nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn khác đỏ lửa, đóng vai trò tiêu cực vào diễn biến thị trường chung. Trong đó có thể kể đến MSN của Masan mất 2,4%, GVR của Tập đoàn Cao Su đi xuống 3,7%, HPG của Hòa Phát giảm 2% hay SAB của Sabeco  giảm 1,6% trong phiên...

Ở diễn biến ngược lại, cổ phiếu tăng giá trên thị trường chỉ đến từ một số trường hợp riêng lẻ. Đơn cử như mã VCF của Vinacafe Biên Hòa (+6,9%), DCM của Đạm Cà Mau (+2,5%), KDC của Kido (+1,9%) hay PNJ của Vàng Phú Nhuận (+1,3%).

Tuy vậy, độ rộng thị trường hoàn toàn nghiêm về bên bán với hơn 80% mã giao dịch trong sắc đỏ. Một số ít cổ phiếu nhóm xây dựng và đầu tư công không bị điều chỉnh mạnh và lội ngược dòng về sắc xanh vào cuối phiên.

Điểm tích cực trong phiên hôm nay là chỉ số bị điều chỉnh mạnh nhưng tâm lý bán tháo không quá lớn. Thanh khoản toàn thị trường hôm nay chỉ đạt khoảng 11.000 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch tại HoSE chỉ chiếm 9.753 tỷ, giảm 5% so với phiên giao dịch cuối tuần trước.

Khối ngoại "quay xe" bán ròng hơn 350 tỷ đồng

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng hơn 353 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, trên HoSE, khối ngoại bán ròng với giá trị xấp xỉ 346 tỷ đồng. Tại chiều mua, cổ phiếu DCM mua ròng mạnh nhất với giá trị 28 tỷ đồng. Xếp ở vị trí tiếp theo trong danh sách mua ròng mạnh trên HoSE là HSG với 15 tỷ đồng. Ngoài ra, họ cũng mua ròng MSN và VRE với giá trị lần lượt là 11 và 9 tỷ đồng. Ngược lại, HPG chịu áp lực bán ròng mạnh nhất với giá trị 68 tỷ đồng, theo sau là VIC và VNM bị bán khoảng 58 và 31 tỷ đồng mỗi mã.


Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng hơn 353 tỷ đồng trên toàn thị trường
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng hơn 353 tỷ đồng trên toàn thị trường

Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 14 tỷ đồng. Ở chiều mua, IDC hôm nay được mua 12 tỷ đồng, tương tự, CEO, TNG, PRC cũng được mua ròng đồng loạt mỗi cổ phiếu từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Trong khi đó, PVS hôm nay bị nhà đầu tư ngoại bán ròng khoảng gần 2 tỷ đồng, bên cạnh đó họ cũng bán ròng ở các mã BVS, TIG, NVB,...

Trên UPCoM, nhà đầu tư ngoại bán ròng 7 tỷ đồng. Tại chiều mua, QTP được khối ngoại mua 1 tỷ đồng, tương tự, các mã QNS, ACV, VHC cũng đồng loạt được mua ròng từ vài trăm triệu đồng mỗi cổ phiếu. Ở diễn biến ngược lại, BSR bị khối ngoại bán ròng khoảng 5 tỷ đồng, ngoài ra họ cũng bán ròng tại các mã VTP, QHW, CSI,...

Với phiên giảm mạnh hôm nay, diễn biến của thị trường trong nước đang đồng nhất với thị trường chứng khoán Mỹ phiên cuối tuần trước khi đều bị bán trên diện rộng trước những lo ngại về cuộc khủng hoảng tài chính. Trong đó, chỉ số Dow Jones giảm gần 385 điểm (-1,19%) hay S&P 500 mất 1,1% và Nasdaq giảm 0,74%.

Dòng tiền suy yếu trên toàn cầu do những lo ngại về bất ổn của ngành ngân hàng, cùng với tâm lý chờ đợi cuộc họp của Fed vào ngày 20-21/3 là những tác nhân khiến thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

51 phút trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

8 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

8 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

12 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

12 giờ trước