Ông Nguyễn Đức Vinh tiếp tục ngồi "ghế nóng" Tổng giám đốc VPBank

Thứ tư, 24/08/2022-15:08
Sau khi trải qua 2 nhiệm kỳ 5 năm, ông Nguyễn Đức Vinh tiếp tục ngồi "ghế nóng" Tổng giám đốc VPBank nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba cho đến năm 2027.

Ngày 19/8/2022, Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã ra quyết định tái bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc VPBank đối với ông Nguyễn Đức Vinh. Theo đó, ông Vinh sẽ tiếp tục đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc của VPBank nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba, từ năm 2022 cho đến năm 2027. 

Một số thông tin về ông Nguyễn Đức Vinh

Ông Nguyễn Đức Vinh sinh ngày 16/09/1958 trong một gia đình có đông anh chị em tại Hưng Yên. Trình độ chuyên môn của ông là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Bên cạnh đó, ông còn tốt nghiệp MBA ở Pháp và từng nhận học bổng Fulbright khi du học tại Mỹ. Năm 1987, ông Nguyễn Đức Vinh kết hôn với vợ là bà Đỗ Quỳnh Ngân. Hiện tại, gia đình ông có 2 người con, một trai và một gái. 


Không giống như các doanh nhân khác, phải đến độ tuổi tứ tuần, ông Vinh mới chính thức bước chân vào ngành ngân hàng
Không giống như các doanh nhân khác, phải đến độ tuổi tứ tuần, ông Vinh mới chính thức bước chân vào ngành ngân hàng

Không giống như các doanh nhân khác, phải đến độ tuổi tứ tuần, ông Vinh mới chính thức bước chân vào ngành ngân hàng. Trước đó, ông từng có thời gian dài công tác trong lĩnh vực hàng không.

Cụ thể, sau 2 năm phục vụ trong quân khu 2, đến năm 1984 ông Vinh từng là cán bộ Vụ quan hệ quốc tế Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam. Thời điểm đó, tổng cục này đang bắt đầu các chiến dịch đổi mới, từ việc phân cấp quản lý cho đến vấn đề tiền lương, hợp đồng kinh tế và phân phối lại các quỹ. Năm 1989, Tổng công ty Hàng không Việt Nam chính thức được thành lập đúng theo Nghị định 112 của Hội đồng Bộ trưởng. Ông Nguyễn Đức Vinh rời khỏi biên chế, về tổng công ty với vị trí cán bộ Phòng Kinh tế đối ngoại.

Chỉ 2 năm sau đó, ông Nguyễn Đức Vinh trở thành Phó ban kiêm luôn vị trí Trưởng phòng thị trường Ban vận tải. Năm 1993, Công ty Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) ra đời với tư cách là một đơn vị chuyên về kinh doanh vận tải hàng không sở hữu quy mô lớn nhất cả nước. Thời điểm đó, ông Nguyễn Đức Vinh đã được cắt cử giữ vị trí Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines trong giai đoạn 1993 – 1996.

Sau đó, ông dành 2 năm để học cao học tại Pháp và Mỹ. Giai đoạn 1998-1999, ông trở về Việt Nam, trở thành Trợ lý cao cấp của Tổng giám đốc Tổng công ty hàng không Việt Nam. Mãi đến năm 1999, ông Vinh chính thức bước chân vào lĩnh vực ngân hàng với vị trí Phó Tổng giám đốc Techcombank. Chỉ một năm sau đó, ông Vinh nắm giữ cương vị Tổng giám đốc của ngân hàng này. 

Đáng chú ý, ngân hàng Techcombank được thành lập năm 1993, cổ đông sáng lập nắm cổ phần lớn nhất chính là Vietnam Airlines với 20% cổ phần. Năm 1993 cũng chính là thời gian ông Vinh trở thành Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines. Có thể thấy, mối liên hệ vừa mang tính tổ chức lại mang tính cá nhân này là nguyên nhân cho thấy tại sao ông Vinh lại đảm nhiệm cương vị cao như thế ngay từ khi bước chân vào Techcombank.


Dưới sự điều hành của ông Nguyễn Đức Vinh, VPBank đã ghi nhận mức tăng trưởng thần tốc; nhanh chóng bước chân vào nhóm ngân hàng top đầu trên thị trường. Ảnh minh họa
Dưới sự điều hành của ông Nguyễn Đức Vinh, VPBank đã ghi nhận mức tăng trưởng thần tốc; nhanh chóng bước chân vào nhóm ngân hàng top đầu trên thị trường. Ảnh minh họa

Tại “nhà băng đỏ”, ông Nguyễn Đức Vinh đã trải qua 3 đời chủ tịch. Đầu tiên chính là ông Lê Kiên Thành – con trai của cố Tổng bí thư Lê Duẩn. Ông Thành nắm giữ cương vị Chủ tịch của Techcombank trong 10 năm, từ năm 1995 đến năm 2005. Tức là, hầu hết thời gian gắn bó của ông Vinh tại Techcombank là dưới thời của ông Lê Kiên Thành (giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2005). Kế vị ông Thành là bà Nguyễn Thị Nga, giữ vị trí Chủ tịch Techcombank trong 2 năm (2005 – 2006). Hiện tại, bà Nga đang là Chủ tịch Tập đoàn BRG kiêm chức Phó Chủ tịch SeABank. Chủ tịch tiếp theo là ông Hồ Hùng Anh (Phó Chủ tịch thứ nhất trong giai đoạn 2006 – 2008 và Chủ tịch giai đoạn từ 2008 cho đến nay).

Nhớ lại thời điểm năm 2022, ông Vinh từng khiến giới ngân hàng xôn xao với lá thư chia tay Techcombank. Đến năm 2012, vị doanh nhân 5x rời chức Tổng giám đốc Techcombank nhưng vẫn tiếp tục giữ cương vị Phó Chủ tịch ngân hàng này nửa năm. Đến tháng 7/2012, ông Vinh chính thức sang VPBank đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc, kế nhiệm ông Nguyễn Hưng. Điều đáng nói, ông Hưng từng là cấp dưới của ông Vinh thời còn ở ngân hàng Techcombank. Sau khi ông Vinh tiếp quản ban điều hành của VPBank, ông Hưng lại chuyển sang TPBank làm Tổng giám đốc. 

Dưới sự điều hành của ông Nguyễn Đức Vinh, VPBank đã ghi nhận mức tăng trưởng thần tốc; nhanh chóng bước chân vào nhóm ngân hàng top đầu trên thị trường. Năm 2013, VPBank ghi nhận gần 4.100 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Đến năm 2021 vừa qua con số này đã tăng lên đến hơn 34.300 tỷ đồng. 

Nửa đầu năm 2022 đầy thuận lợi của VPBank

Trong nửa đầu năm nay, hoạt động kinh doanh của VPBank đã tăng trưởng vô cùng ấn tượng nhờ nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Trong đó, dư nợ tín dụng ngân hàng hợp nhất là 436.000 tỷ đồng; chiếm tới 14,3% là tăng trưởng tín dụng của ngân hàng mẹ, cao hơn mức trung bình 9,35% của toàn ngành. Bên cạnh đó, con số trên còn có sự đóng góp lớn từ những phân khúc chiến lược, bao gồm khách hàng cá nhân và các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với 2 phân khúc chiến lược này, doanh số giải ngân trong 6 tháng đầu năm đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ những sản phẩm cho vay thế chấp. Bên cạnh đó, thu nhập từ hoạt động hợp nhất đã tăng 37% so với cùng kỳ và đạt 31.600 tỷ đồng. Trong số đó, nhờ tín dụng tăng trưởng gấp 3 lần so với cùng kỳ nên thu nhập từ lãi cũng tăng ổn định. Tương tự, thu nhập thuần từ phí tăng ấn tượng 34,5% so với cùng kỳ, đạt gần 2.800 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này là do doanh thu từ hoạt động thanh toán, kinh doanh dịch vụ bảo hiểm cũng như quản lý tài khoản cùng với dịch vụ thẻ gia tăng. 


Trong nửa đầu năm nay, hoạt động kinh doanh của VPBank đã tăng trưởng vô cùng ấn tượng
Trong nửa đầu năm nay, hoạt động kinh doanh của VPBank đã tăng trưởng vô cùng ấn tượng

Trong 6 tháng đầu năm nay, tổng chi tiêu thẻ tín dụng của VPBank đã tăng 22% so với cùng kỳ nhờ hàng loạt sản phẩm thẻ tín dụng đa dạng và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao khi nền kinh tế trong nước đang ngày càng phục hồi. Mới đây, VPBank đã được tổ chức VISA vinh danh thông qua giải thưởng thuộc 2 lĩnh vực dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng doanh số cùng với tỷ lệ thẻ hoạt động.

Thu nhập từ nợ đã xử lý của ngân hàng cũng đạt kết quả khả quan, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 26% và đạt hơn 1,7 nghìn tỷ đồng. Dù doanh thu tăng mạnh nhưng  chi phí của ngân hàng vẫn tiếp tục được tối ưu hóa. Cụ thể, chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) của VPBank tính đến cuối tháng 6 năm nay là 20,6% - tỷ lệ này thuộc top thấp nhất thị trường hiện nay. Chính vì thế, lợi nhuận trước thuế của VPBank đã tăng cao 70% so với cùng kỳ và đạt hơn 15.300 tỷ đồng, hoàn thành được 52% kế hoạch năm.

Thời điểm hiện tại, VPBank tiếp tục là một trong những ngân hàng sở hữu hiệu quả hoạt động cao nhất trên thị trường, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 23,4%; trong khi đó tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là 3,5%. Ngoài ra, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất của VPBank vẫn nằm trong nhóm dẫn đầu thị trường. Đáng chú ý, VPBank là ngân hàng sở hữu giá trị vốn hóa đạt 140.000 tỷ đồng, lớn thứ 3 chỉ đứng sau Vietcombank, BIDV và tương đương với Vietinbank, Techcombank.
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

1 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

1 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

5 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

5 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

5 giờ trước