Tháng 5/2022, vốn hóa của Hòa Phát, VPBank, Techcombank “bốc hơi” mạnh còn FPT, Vinhomes, GAS “lội ngược dòng” ấn tượng

Thứ sáu, 03/06/2022-08:06
Trong tháng 5, khi VN-Index giảm 5,4% thì mức giảm của Hòa Phát lên tới gần 20% còn Techcombank và VPBank cùng giảm trên mức 15%. Và ở chiều ngược lại, FPT và Vinhomes cùng Gas đều là các doanh nghiệp có cổ phiếu tăng giá.

Vốn hóa của Hòa Phát, VPBank, Techcombank “bốc hơi” mạnh

Theo Nhịp sống kinh tế, ngành tài chính thế giới có câu "Sell in May and go away" đã nói về các số liệu thống kê cho thấy thị trường có xu hướng giảm trong tháng 5 đồng thời khuyên nhà đầu tư nên bán cổ phiếu. Còn tại thị trường chứng khoán Việt Nam năm nay, trong tháng 5 đã chứng kiến nhiều phiên giảm sâu của thị trường như phiên 6/5 (-31 điểm), phiên 9/5 (-60 điểm), phiên 12/5 (-63 điểm) và phiên 13/5 (-56 điểm).



Tháng 5/2022, vốn hóa của Hòa Phát, VPBank, Techcombank “bốc hơi” mạnh còn FPT, Vinhomes, GAS “lội ngược dòng” ấn tượng
Tháng 5/2022, vốn hóa của Hòa Phát, VPBank, Techcombank “bốc hơi” mạnh còn FPT, Vinhomes, GAS “lội ngược dòng” ấn tượng

Và đến với các phiên giao dịch cuối tháng thì thị trường hồi phục trở lại, trong đó có chuỗi 5 phiên tăng điểm liên tiếp từ 24/5 đến ngày 30/5. Tuy nhiên thì tổng kết tháng 5, VN-Index đã mất 74 điểm, so với thời điểm tháng 4 đã giảm 5,42% so với thời điểm cuối tháng 4. Theo số liệu của HoSE cho thấy, vốn hóa thị trường đã ghi nhận giảm gần 296.000 tỷ đồng, từ 5.422 triệu tỷ đồng thời điểm cuối tháng 4 xuống chỉ còn 5,127 triệu tỷ đồng sau khi kết thúc phiên giao dịch vào ngày 31/5. Cũng theo thống kê, toàn thị trường có quy mô vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng. Dù thế thì cũng đã có một sự thay đổi khi Sabeco vừa tụt hạng và được thay thế bởi FPT. Trong số 17 doanh nghiệp quy mô trên 100.000 tỷ đồng thì vốn hóa đã giảm mạnh nhất chính là Hòa Phát với mức giảm hơn 38.000 tỷ đồng. Hơn thế, nhà đầu tư cũng ồ ạt bán tháo cổ phiếu ngay sau khi công ty này tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2022. Cũng tại đại hội, ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hòa Phát đã dùng từ "thê thảm" để nói về kết quả kinh doanh của Hòa Phát trong khi ngành thép đang đối mặt với nhiều khó khăn. Đang đứng ở vị trí doanh nghiệp lớn thứ 5, hiện Hòa Phát đã tụt giảm xuống vị trí thứ 8 trong tháng qua. Đứng sau Hòa Phát chính là hai ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam hiện nay đó là VPBank và Techcombank với mức vốn hóa là 25.000 tỷ đồng và 24.000 tỷ đồng trong tháng 5. Còn các ngân hàng BIDV, Vietcombank và MB cũng đánh mất vài nghìn tỷ đồng vốn hóa. 

Còn ở chiều ngược lại, GAS và Vinhomes chính là hai doanh nghiệp có vốn hóa tăng mạnh nhất. Cũng nhờ đó mà Vinhomes đã vượt qua Vingroup để một lần nữa trở thành doanh nghiệp lớn thứ hai trên thị trường còn Gas vẫn tiếp tục giữ vững ở vị trí thứ tư. Còn về tỷ lệ giảm giá, mức giảm của cổ phiếu Hòa Phát, Techcombank và VPBank, Tập đoàn Cao su và MB ghi nhận mạnh hơn so với mức giảm của VN-Index. Giá cổ phiếu Hòa Phát ghi nhận giảm gần 20% trong tháng còn Techcombank và VPBank giảm trên 15%. Đối với BIDV và Vietcombank mặc dù có giá trị vốn hóa giảm mạnh hơn MN nhưng nếu tính theo tỷ lệ thì chỉ ghi nhận giảm 5,2% và 2,5%, so với mức 6,9% của Ngân hàng MB thì thấp hơn. 



Thay đổi giá các cổ phiếu vốn hóa lớn tháng 5 và VN-Index
Thay đổi giá các cổ phiếu vốn hóa lớn tháng 5 và VN-Index

Tháng 6, thị trường chứng khoán được dự báo sẽ có sự khởi sắc

Khi bước sang tháng 6, thị trường chứng khoán được dự báo sẽ có sự khởi sắc hơn nhiều so với tháng 5. Trong báo cáo của Công ty Chứng khoán VnDirect cho biết có 4 yếu tố có thể hỗ trợ đắc lực cho thị trường.

Đầu tiên chính là tình hình COVID-19 tại Trung Quốc được cải thiện sẽ góp phần giải quyết những khó khăn bởi gián đoạn chuỗi cung ứng. Hơn thế, thành phố Thượng Hải đã được nới lỏng giãn cách xã hội và cũng có thể sẽ mở cửa trở lại hoàn toàn vào giữa tháng 6. 

Thứ hai chính là tốc độ phục hồi mạnh mẽ hơn của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian vài quý tới. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế trong quý 2 của Việt Nam cũng có thể sẽ tiếp tục được cải thiện so với quý 1/2022 do các dịch vụ không thiết yếu bao gồm giao thông công cộng, du lịch và giải trí đã được mở bán lại hoàn toàn. Ngoài ra thì còn có các gói kích thích kinh tế mới (giảm thuế VAT, nâng quy mô gói cấp bù lãi suất và giải ngân gói đầu tư cơ sở hạ tầng). Không những thế còn có dòng vốn FDI phục hồi mạnh mẽ sau khi Chính phủ cho phép các chuyến bay thương mại quốc tế cũng như hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ. 

Điều thứ ba chính là triển khai gói cấp bù lãi suất 40.000 tỷ đồng. Vào ngày 20/5, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 31 về việc hỗ trợ lãi suất 2%/năm dành cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh vốn. Sẽ có khoảng 40.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước sẽ được sử dụng để có thể hỗ trợ tương đương với khoảng 1 triệu tỷ đồng tín dụng trong đợt ưu đãi này (theo tính toán từ phía Bộ Tài chính). Bên cạnh đó, gói này sẽ tập trung vào một số đối tượng ưu tiên bao gồm doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tham gia một số dự án trọng điểm quốc gia cùng với các doanh nghiệp kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định như du lịch, hàng không, giao thông vận tải. Song song với đó, các doanh nghiệp cũng sẽ được hỗ trợ lãi suất trong thời gian tối đa là hai năm, thời gian kết thúc là cuối năm 2023.


Thay đổi vốn hóa của các doanh nghiệp lớn tháng 5/2022
Thay đổi vốn hóa của các doanh nghiệp lớn tháng 5/2022

Chứng khoán VnDirect cho biết, gói cấp bù lãi suất có thể giúp giảm lãi suất cho vay trung bình từ 20 - 40 điểm cơ bản trong năm 2022. Dù thế thì tác động thực tế của gói cấp bù lãi suất đối với doanh nghiệp cũng như nền kinh tế có thể thấp hơn nếu như các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cho vay đối với các khoản vay thông thường khác với mục đích bù đắp cho việc tăng lãi suất huy động. 

Cuối cùng chính là triển vọng tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của các công ty niêm yết trong giai đoạn năm 2022 - 2023. Bên cạnh đó, tăng trưởng lợi nhuận của một số ngành có thể được cải thiện mạnh mẽ trong năm 2022 gồm Hàng công nghiệp và Dịch vụ (đóng góp lớn từ ACV), Bán lẻ và Bất động sản trong khi đó tăng trưởng của nhóm Dầu khí, Tiện ích và Công nghệ vẫn ở mức tăng trưởng tương đối mạnh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

46 phút trước

Hà Nội: Tài chính không đủ, nhiều người chấp nhận rủi ro mua chung cư không có sổ hồng

1 giờ trước

Tuổi Tuất hợp hướng nào? Mẹo phong thủy để chọn hướng nhà, hướng phòng mang lại may mắn, tài lộc

1 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản cần một cơ chế thông thoáng hơn

10 giờ trước

Động lực từ Fintech

10 giờ trước