Nhà môi giới 16 năm kinh nghiệm bật mí bí kíp đầu tư chứng khoán "nhàn" cho người tay ngang

Thứ bảy, 29/01/2022-15:01
Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chứng khoán, ông Nguyễn Đức Nhân - Giám đốc trung tâm kinh doanh, Công ty chứng khoán KB Việt Nam đã có những chia sẻ về nghề môi giới chứng khoán và kinh nghiệm cho nhà đầu tư mới gia nhập thị trường.

Chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn thăng hoa nhất trong lịch sử 22 năm thành lập. Sự thuận lợi của thị trường đã kéo theo môi giới chứng khoán trwor thành nghề "hot" hơn bao giờ hết. Mức thu nhập hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu với nhân viên môi giới không phải hiếm gặp trong bối cảnh hiện nay. Tuy vậy, môi giới chứng khoán không phải công việc "trải bước trên hoa hồng" mà luôn đi kèm nhiều chông gai, thách thức. Những biến động của thị trường hay sai lầm trong tư vấn có thể dẫn tới ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập, danh tiếng của người làm trong nghề.

Với 16 năm kinh nghiệm đầu tư chứng khoán cùng 10 năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán, ông Nguyễn Đức Nhân, hiện là Giám đốc trung tâm kinh doanh, Công ty chứng khoán KB Việt Nam đã chia sẻ về nghề môi giới chứng khoán cũng như kinh nghiệm cho nhà đầu tư mới gia nhập thị trường. 

Nhà đầu tư cá nhân không nên đắm chìm vào việc giao dịch hàng ngày

Được biết, trước khi tham gia vào đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, ông Nguyễn Đức Nhân từng là một doanh nhân trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời vào những năm 2000, anh Nhân đã tìm hiểu và bắt đầu thử sức với lĩnh vực này từ năm 2005.

Thời điểm đó, cũng như bao "tay chơi" khác, ông Nhân đầu tư mạnh trong giai đoạn năm 2007 - 2008. Từ vùng 1.200 điểm vào tháng 3/2007, thị trường bất ngờ lao dốc mạnh, đánh dấu khoảng thời gian mất mát lớn trong sự nghiệp đầu tư của bản thân.


Ông Nguyễn Đức Nhân – Giám đốc trung tâm kinh doanh, Công ty chứng khoán KB Việt Nam
Ông Nguyễn Đức Nhân – Giám đốc trung tâm kinh doanh, Công ty chứng khoán KB Việt Nam

Mặc dù trong giai đoạn có thể coi là đen tối nhất đó cũng vẫn không dập tắt đam mê đầu tư tài chính của vị Giám đốc. Ông tiếp tục là nhà đầu tư cá nhân cho tới thời điểm 2011, sau đó chuyển hướng sang con đường chuyên nghiệp hơn là "làm nghề" tại một số công ty chứng khoán. Ông Nhân cho biết, sau những lần bén duyên với các công ty chứng khoán như MSB, TVB, HSC, ông đã chuyển sang đảm nhiệm chức vụ Giám đốc trung tâm Kinh doanh tại KBSV.

Thời điểm mới bắt đầu đầu tư chứng khoán, ông Nhân đang sở hữu một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhưng lại đam mê với đầu tư tài chính, đặc biệt là chứng khoán. Chính niềm đam mê ấy đã khiến ông dành quá nhiều thời gian vào sắc xanh đỏ trên bảng giá, thậm chí bỏ bê cả công việc chính là kinh doanh xuất nhập khẩu, bỏ mặc khách hàng từ Chile chỉ vì chứng khoán, công việc kinh doanh theo đó đã không còn thuận lợi. Trong  khi đó, công việc đầu tư cũng gặp không ít khó khăn khi thị trường điều chỉnh mạnh từ năm 2007.

"Việc không tập trung vào lĩnh vực chính mà chỉ mải mê đuổi theo những thứ không chuyên đã khiến tôi phải trả giá và đó thực sự là một sai lầm lớn!", ông Nhân chia sẻ.


Ông Nhân cho rằng nhà đầu tư không chuyên nên tìm cho mình một môi giới giỏi, có phương pháp hợp lý để cùng đồng hành trong quá trình đầu tư
Ông Nhân cho rằng nhà đầu tư không chuyên nên tìm cho mình một môi giới giỏi, có phương pháp hợp lý để cùng đồng hành trong quá trình đầu tư

Vị giám đốc này nhận thấy những điều tương tự cũng đang xuất hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam, khi có nhiều nhà đầu tư với công việc "tay trái" là đầu tư chứng khoán lại đang lấn chiếm khoảng không gian của sự nghiệp chính. 

Do đó, ông Nhân cho rằng nhà đầu tư không chuyên nên tìm cho mình một môi giới giỏi, có phương pháp hợp lý để cùng đồng hành trong quá trình đầu tư. Không nên đắm chìm vào việc giao dịch hàng ngày vì việc này chỉ phù hợp cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp, coi chứng khoán là nghề. Những nhà đầu tư không chuyên hãy để chứng khoán là một khoản sinh lời ổn định qua hàng quý hay hàng năm để không bị mất quá nhiều thời gian, ảnh hưởng tới công việc chính.

Nhiệm vụ giải đáp câu hỏi "mua mã gì để có lãi" từ nhà đầu tư

Chia sẻ về vấn đề môi giới chứng khoán giỏi cần hội tụ những yếu tố gì? Giám đốc Nguyễn Đức Nhân cho biết, đầu tiên, để trở thành một nhà môi giới chứng khoán thì cần có khả năng giao tiếp tốt, tư duy nhanh nhạy. Thêm vào đó, yếu tố yêu nghề là điều vô cùng quan trọng, thay vì chỉ xoay quanh vấn đề tiền bạc. Điều cuối cùng chính là không quá sa đà vào đầu tư chứng khoán cá nhân vì sẽ làm mất đi tính khách quan cần thiết.

Một nhà môi giới chứng khoán thành công cần phải cân bằng được 3 đỉnh của một tam giác lợi ích đó là: Lợi ích công ty - lợi ích môi giới - lợi ích khách hàng. 

Bản thân môi giới tìm được khách hàng cùng đồng hành cũng khó, mà khách hàng muốn tìm được nhà môi giới phù hợp cũng không hề dễ dàng. Nhà môi giới cần hiểu rõ mong muốn của khách hàng, mong muốn ở đây là thời gian, mức sinh lời, mức độ an toàn hoặc rủi ro có thể chấp nhận được. Từ đó sẽ xây dựng được chiến lược đầu tư phù hợp với từng tệp khách hàng.

Nhà môi giới 16 năm kinh nghiệm bật mí bí kíp đầu tư chứng khoán "nhàn" cho người tay ngang - ảnh 3

Ngoài ra, môi giới đừng quá chú trọng tới việc gửi cho khách hàng các biểu đồ phân tích, đồ thị kỹ thuật hay các bản tin phân tích cơ bản chuyên sâu, mà thay vào đó cần giải đáp được câu hỏi của nhà đầu tư "có tiền thì mua mã gì để có lãi và rủi ro chịu đựng là gì?".

So sánh nghề môi giới chứng khoán thời nay và cách đây 15 năm có sự khác biệt như thế nào. Theo ông Nhân, trước đây, số lượng doanh nghiệp niêm yết còn tương đối ít, đội ngũ môi giới chứng khoán có thể dễ dàng quen biết và lấy được nhiều thông tin từ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại, đã có hàng nghìn doanh nghiệp lên sàn và sự công bằng trở nên rất rõ ràng, do đó khiến cho nhà môi giới phải vất vả hơn để lọc ra các thông tin về cổ phiếu, dù cho công cụ hỗ trợ đã nhiều hơn xưa. 

Công việc của môi giới chứng khoán trước đây cơ bản chỉ là nhập lệnh, trong khi môi giới thời nay phải đảm đương nhiều công việc hơn. Từ tìm kiếm khách hàng, mở tài khoản cho tới việc tư vấn đầu tư cho khách hàng.

"Tôi cho rằng điều này mới làm nên đúng chất của nhà môi giới. Dưới áp lực, người giỏi sẽ ngày càng đi lên còn những cá nhân không đủ sức chống chịu sẽ nhanh chóng bị đào thải", ông Nhân chia sẻ.

Với một nhà tư vấn, điều quan trọng nhất là giữ kỷ luật

Giám đốc Nguyễn Đức Nhân cho biết, thời gian làm việc của một nhà môi giới là liên tục trong suốt một ngày. Với ông, mỗi biến động trong kinh tế xã hội đều phải nghĩ tới thị trường chứng khoán ngay lập tức, đâu là nhóm hưởng lợi, đâu là nhóm sẽ bị ảnh hưởng. 

Ông Nhân ví dụ, khi Bitcoin biến động mạnh, giảm sâu, ông thường nghĩ ngay đến việc dòng tiền đã rút khỏi những tài sản rủi ro, tiền rẻ có thể không còn thuận lợi, sớm muộn cũng ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán.

Tham gia thị trường chứng khoán phải xác định luôn đi kèm với rủi ro. Do đó, cần tìm hiểu mong muốn của nhà đầu tư là gì qua đó đưa ra chiến lược tư vấn phù hợp. Khi khuyến nghị cho khách hàng, ông Nhân luôn đưa ra mức cắt lỗ. Nhà đầu tư phải xác định việc có thể chịu đựng mức rủi ro như vậy hay không thì mới nên tham gia đầu tư và cần cắt lỗ ngay nếu vi phạm.

Nhà môi giới 16 năm kinh nghiệm bật mí bí kíp đầu tư chứng khoán "nhàn" cho người tay ngang - ảnh 4

Đồng thời, cần xác định rủi ro cho khách hàng trước rồi mới đến tư vấn đầu tư. "Phải nhớ rằng, thị trường luôn đúng và với một nhà tư vấn, điều quan trọng nhất với tôi là giữ kỷ luật. Chỉ có kỷ luật mới giúp chúng ta bảo toàn được tài sản cho bản thân, cũng như khách hàng trước khi nghĩ tới việc kiếm tiền từ chứng khoán. May mắn không đến nhiều lần. Do đó, chỉ có kỷ luật mới có thể tồn tại.", ông Nguyễn Đức Nhân cho hay. 

Khi được hỏi về những khó khăn khi quản lý những khách hàng VIP, ông Nhân cho biết, mình không thuộc trường phái xoa dịu mà sẽ rất quyết liệt, ngay cả với những khách hàng VIP. Đương nhiên, những đòi hỏi từ những khách hàng này là sẽ có, thế nhưng vẫn phải trong phạm vi hợp lý và cần được thống nhất giữa hai bên ngay từ đầu.

Một người môi giới giỏi còn cần biết từ chối ngay cả với những tài khoản lớn nếu nhận thấy không phù hợp. Trong quá trình là việc, sẽ xuất hiện những lời mời về tạo lập cổ phiếu từ các khách hàng VIP, nhưng cần phải biết tránh xa. Với vị giám đốc này, nghiệp đi đôi với khẩu, nếu nói sai, không đúng, hậu quả sẽ vận vào mình trong tương lai hay tại một thời điểm nào đó.

"Tôi là người có ảnh hưởng với nhà đầu tư cá nhân trong một phạm vi nhất định, vì vậy quan điểm đưa ra sẽ có ảnh hưởng tới khách hàng. Khách hàng thắng lợi không sao, nhưng khi mất mát sẽ chia tay với mình. Do đó, tôi cho rằng người môi giới cần giữ vững quan điểm khách quan, nói không với các đội "làm giá" gây thiệt hại cho khách hàng vì sớm muộn cũng sẽ ảnh hưởng tới chính bản thân mình", ông Nguyễn Đức Nhân chia sẻ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

4 phút trước

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

28 phút trước

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

42 phút trước

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

2 giờ trước

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

2 giờ trước