Tỷ phú số 1 châu Á bị “out” khỏi top 3 người giàu nhất trên thế giới

Thứ năm, 06/10/2022-13:10
Từng có thời điểm, vị tỷ phú người Ấn Độ leo lên vị trí thứ 2 trong top những người giàu nhất thế giới, chỉ sau Elon Musk. Thế nhưng không lâu sau đó, ông Gautam Adani đã bị "out" khỏi top 3 trong danh sách này.

Theo như dữ liệu mới nhất từ Bloomberg Billionaires Index, Gautam Adani - ông trùm của Adani Group, vị tỷ phú hàng đầu Ấn Độ và là tỷ phú giàu nhất châu Á - từng có thời gian vượt qua hàng loạt các tỷ phú khác trên thế giới như Bill Gates, Jeff Bezos và Bernard Arnault để leo lên vị trí người giàu thứ hai trên thế giới, đã rớt khỏi top ba tỷ phú hàng đầu.

Cụ thể, tính đến sáng ngày 5/10, khối tài sản ròng của tỷ phú Gautam Adani là 125 tỷ USD, xếp ở vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng tỷ phú toàn cầu của Bloomberg Billionaires Index. Được biết, ông chủ của Adani Group khởi đầu năm 2022 với vị trí người giàu thứ 14 trên thế giới. Sau đó, vị tỷ phú người Ấn Độ đã có những bước nhảy vọt và nhanh chóng lọt vào hàng ngũ những người giàu có nhất hành tinh. Thậm chí có thời điểm, khối tài sản ròng của Gautam Adani chậm mốc 147 triệu USD, nhiều hơn 19 triệu USD so với tỷ phú Jeff Bezos và chỉ đứng sau CEO Tesla Elon Musk trong danh sách những người giàu có nhất hành tinh.


Top 5 tỷ phú giàu nhất thế giới thời điểm hiện tại. Nguồn: Bloomberg Billionaires Index
Top 5 tỷ phú giàu nhất thế giới thời điểm hiện tại. Nguồn: Bloomberg Billionaires Index

Thế nhưng, ông Gautam Adani chỉ ngồi được vị trí “á quân” được đúng 10 ngày bởi ngay sau đó, tỷ phú Jeff Bezos - cựu CEO Amazon đã quay trở lại được vị trí người giàu thứ hai trên thế giới. Tính đến ngày 27/9, giá trị khối tài sản ròng của cựu CEO Amazon đã tăng 1,36 tỷ đồng khi so sánh với phiên giao dịch trước đó và lên mức 138 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị khối tài sản ròng của Gautam Adani lại giảm 6,91 tỷ USD so với phiên giao dịch trước, xuống chỉ còn 135 tỷ USD và ngậm ngùi rời khỏi vị trí thứ hai. 

Trước đó, vào tháng 2 năm nay ông chủ của Adani Group lần đầu tiên vượt qua “đồng hương” là tỷ phú Mukesh Ambani để trở thành người giàu có nhất châu Á. Đến tháng 4, Gautam Adani lọt top tỷ phú 100 tỷ USD, vượt qua nhiều tên tuổi nổi tiếng thế giới khác như Bill Gates và Bernard Arnault. Đồng thời, vị tỷ phú giàu nhất Ấn Độ cũng là người châu Á đầu tiên leo lên được vị trí thứ hai trong BXH tỷ phú giàu có nhất hành tinh, vốn trước đây luôn bị thống trị bởi những doanh nhân công nghệ hàng đầu nước Mỹ. 

Việc ông Gautam Adani có thể tiến lên một cách thần tốc đến thế một phần là nhờ giá cổ phiếu của Adani Enterprises Ltd.. Được biết, giá cổ phiếu này trong tháng 9 đã ghi nhận mức tăng cao kỷ lục. Đồng thời, giá cổ phiếu của một số công ty thuộc tập đoàn của Gautam Adani cũng đã tăng mạnh mẽ hơn 1.000% kể từ năm 2020.  

Được biết, tỷ phú Gautam Adani sinh ngày 24/6/1962 tại khu vực Ahmedabad, Ấn Độ trong một gia đình có 7 anh chị em. Ông có cha là Shantilal, mẹ là Shanti Adani. Sau đó, gia đình của Gautam Adani đã phải di cư đến khu vực Tharad, phía Bắc Gujarat để tìm kế sinh nhai. Thời điểm đó, cha của ông là một vị thương gia nhỏ hoạt động trong ngành dệt may của Ấn Độ.

Thời còn đi học, ông chủ của Tập đoàn Adani từng theo học tại trường Sheth C.N. Vidyalaya thuộc khu vực Ahmedabad. Khi lên đại học, ông tiếp tục theo học tại Gujarat University. Khi đang theo học năm thứ hai, bước ngoặt cuộc đời đã xảy đến với ông. Cụ thể, Gautam Adani đã bỏ dở việc học đại học của mình để thử nghiệm vận ​​may trong ngành kim cương của Mumbai vào đầu những năm 1980. Sau đó, ông chuyển sang lĩnh vực than và cảng. 


Ông Gautam Adani chỉ ngồi được vị trí “á quân” được đúng 10 ngày bởi ngay sau đó, tỷ phú Jeff Bezos - cựu CEO Amazon đã quay trở lại được vị trí người giàu thứ hai trên thế giới
Ông Gautam Adani chỉ ngồi được vị trí “á quân” được đúng 10 ngày bởi ngay sau đó, tỷ phú Jeff Bezos - cựu CEO Amazon đã quay trở lại được vị trí người giàu thứ hai trên thế giới

Kể từ đó, tập đoàn của vị tỷ phú giàu nhất châu Á thời điểm hiện tại đã tiến hành mở rộng sang mọi lĩnh vực, từ sân bay cho đến trung tâm dữ liệu, phương tiện truyền thông, xi măng và năng lượng xanh, chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực mà Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho là quan trọng nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh tế dài hạn của nước này. 

Giá trị khối tài sản ròng của giới tỷ phú toàn cầu tiếp tục tăng cao

Mới đây, những tỷ phú trong nhóm giàu nhất thế giới đã chứng kiến một phiên giao dịch khiến khối tài sản ròng của họ tăng cao. Cụ thể, theo như dữ liệu từ Bloomberg Billionaires Index, có tới 19 trong số 20 tỷ phú giàu nhất thế giới thời điểm hiện tại đã chứng kiến giá trị khối tài sản ròng tăng lên so với những phiên giao dịch trước đó. Duy nhất một cái tên là Zhang Yiming - nhà sáng lập công ty mẹ TikTok, đồng thời đang xếp hạng 20 thế giới là có giá trị khối tài sản ròng không thay đổi. 

Đáng chú ý, vị tỷ phú nước Pháp Bernard Arnault - ông chủ của đế chế thời trang xa xỉ LVMH đã chứng kiến giá trị khối tài sản ròng của mình tăng thêm 10,5 tỷ USD khi so sánh với phiên gần nhất và có tài sản tăng nhiều nhất trong top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới thời điểm hiện tại. Cũng nhờ đó, ông đã trở lại vị trí thứ 3 trên BXH, đồng thời đẩy tỷ phú Gautam Adani - vốn cũng “cá kiếm” được 4,94 tỷ USD so với phiên giao dịch gần nhất, xuống vị trí thứ 4 của BXH.


Tính từ đầu năm cho đến nay, vị tỷ phú giàu nhất châu Á đã chứng kiến giá trị khối tài sản ròng tăng thêm 48,9 tỷ USD và là người kiếm được nhiều tiền nhất
Tính từ đầu năm cho đến nay, vị tỷ phú giàu nhất châu Á đã chứng kiến giá trị khối tài sản ròng tăng thêm 48,9 tỷ USD và là người kiếm được nhiều tiền nhất

Hiện nay, trên thế giới chỉ còn 5 tỷ phú có khối tài sản ròng từ 100 tỷ USD trở lên, lần lượt bao gồm: Elon Musk (228 tỷ USD), Jeff Bezos (144 tỷ USD), Bernard Arnault (141 tỷ USD), Gautam Adani (125 tỷ USD) và Bill Gates (111 tỷ USD).

Tính từ đầu năm cho đến nay, vị tỷ phú giàu nhất châu Á đã chứng kiến giá trị khối tài sản ròng tăng thêm 48,9 tỷ USD và là người kiếm được nhiều tiền nhất. Ngược lại, ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg lại ngậm ngùi mất nhiều tiền nhất khi giá trị khối tài sản ròng đã “bay” khoảng 72,9 tỷ USD. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

3 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

11 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

11 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

15 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

16 giờ trước