Nửa triệu lao động Gen Z đứng ngoài thị trường việc làm, nguyên nhân do đâu?

Thứ ba, 15/11/2022-09:11
Ngày càng có ít người ở độ tuổi 20-24 đi làm hoặc kiếm tìm việc làm. Các nhà kinh tế đã không khỏi đau đầu khi đi tìm lý do vì sao thực trạng này lại xảy ra.

Theo Nhịp Sống Thị Trường, sau những năm tháng khó khăn vì dịch, lực lượng lao động Mỹ đang dần trở lại thị trường. Tuy nhiên, những người ở độ tuổi đầu 20 vẫn vắng bóng trong số đó.

Lao động Gen Z không mấy hăng hái tìm việc

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nhóm người trên 15 tuổi đã giảm từ mức trung bình 63,1% vào năm 2019 xuống 61,7% vào năm 2021. Tháng 10 năm nay, con số này hồi phục lên 62,2%.

Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia của những người từ 20-24 tuổi trung bình là 72,1% vào năm 2019, và chỉ ở mức 70,8% vào tháng 10 năm nay. Điều này tương đương với sự thiếu hụt khoảng nửa triệu lao động ở độ tuổi đầu 20 khi so sánh với con số của năm 2019.

So với trước đại dịch, sự tham gia lực lượng lao động của những người trên 55 tuổi cũng thấp hơn nhiều. Đó là vì tình trạng đó có thể là vì nhiều người chọn nghỉ hưu sớm, dù khó tìm được công việc phù hợp ở cuối sự nghiệp hay tự nguyện.


Nhiều người độ tuổi 20 vẫn không tham gia thị trường việc làm là do đang theo học chương trình sau đại học
Nhiều người độ tuổi 20 vẫn không tham gia thị trường việc làm là do đang theo học chương trình sau đại học

Thế nhưng, những lý do đó không thể áp vào những người đang ở độ tuổi để bắt đầu sự nghiệp như tuổi 20.

Nhu cầu về người lao động là rất lớn. Các nhà tuyển dụng cạnh tranh khốc liệt để thu hút nguồn nhân lực khi các bang mở cửa nền kinh tế trở lại vào năm 2021. Cơ hội việc làm trở nên nhiều vô kể. Thậm chí, một số nhà tuyển dụng còn giảm yêu cầu tuyển dụng.

Đó là mẹo nhằm thu hút những người ở độ tuổi 16-19 tuổi tham gia vào lực lượng lao động và họ đã đạt được mức tăng lương nhanh so với bất kỳ nhóm tuổi nào vào năm 2021. Trung bình, tỷ lệ tham gia của nhóm này đạt 36,2% vào năm ngoái, cao nhất tính từ năm 2009. Từ mức đó, đã tăng lên 36,6% trong năm nay cho tới tháng 10.

Muốn trải nghiệm

Có một số khả năng lý giải vì sao nhiều người độ tuổi 20 vẫn không tham gia thị trường việc làm đã được các nhà kinh tế đưa ra.

Sự suy giảm tham gia lao động của những người trẻ trước đây thường xảy ra cùng lúc với sự gia tăng tỉ lệ nhập học của họ. Điều này chỉ ra yêu cầu tương đối cao đối với người lao động. Các nhà kinh tế cho biết họ cần có trình độ hoặc kỹ năng cao, nhất là ở một thị trường lao động yếu kém. Đó là điều xảy ra trong cuộc đại suy thoái, tuy nhiên lần này thì không giống thế.

Tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục National Student Clearinghouse cho biết chưa có tới 1,5 triệu sinh viên đăng ký học đại học vào mùa thu năm nay so với trước đại dịch. Thế nhưng, tỷ lệ đăng ký học sau đại học ở độ tuổi 21-24 cao hơn 8,5% trong cùng thời kỳ. Hầu như nhóm tuổi đó đã hoàn tất thúc đẩy tỷ lệ nhập học sau đại học tăng 1,6% từ năm 2020 đến năm nay.

Theo Andria Smythe, một nhà kinh tế tại Đại học Howard, có thể chỉ ra rằng một số người lao động ngoài 20 tuổi không tham gia thị trường việc làm là vì họ đang theo học chương trình sau đại học. Có một số trong đó vừa làm vừa học.

Nửa triệu lao động Gen Z đứng ngoài thị trường việc làm, nguyên nhân do đâu? - ảnh 2

Những người ở độ tuổi đầu 20 có thể đã chọn tiếp tục đi học vì sự gián đoạn do dịch bệnh 2020 khi các trường hợp chuyển sang dạy online.

Ron Hetrick, một nhà kinh tế học tại công ty phân tích dữ liệu Lightcast cho biết: “Đa số các sinh viên muốn có thêm trải nghiệm và bằng cấp khi chọn vào đại học. Do đó, nếu hướng lý giải này là đúng thì họ đang tìm giải pháp để không bỏ lỡ những gì mình muốn”.

Đừng mong làm việc chăm chỉ nếu không trả thêm tiền

Ngoài ra, cũng một số người ở độ tuổi ngoài 20 không đi học và không đi làm. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, một nhóm liên chính phủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ NEET (Not in Education, Employment or Training) những người không đi học, không đi làm đối với lao động 20-24 tuổi ở Mỹ đã tăng từ 14,67% vào năm 2020 lên 18,27% vào năm 2021. Đây là con số cao nhất tính từ năm 2014.

Alejandra Grindal cho biết tỷ lệ NEET có thể đã tăng, nhất là đối với những người lao động từ 20-24 tuổi vì một số trong họ có thể đã bỏ học trong những ngày đầu của dịch bệnh.

Bà Grindal nói: “Tỷ lệ NEET luôn cao hơn đáng kể ở những người thậm chí còn không có trình độ học vấn THPT”.

Dường như những người này bị ngắt kết nối và không thể làm việc do nhiều lý do khác nhau như chịu ảnh hưởng hậu covid, chăm sóc trẻ em, sợ mắt Covid khi đi ra ngoài và những vấn đề khác về tâm lý.

Nửa triệu lao động Gen Z đứng ngoài thị trường việc làm, nguyên nhân do đâu? - ảnh 3

Nhìn chung, những người ở độ tuổi 20 có thể đơn thuần là đang chờ cơ hội việc làm phù hợp, dù đó là một kỳ vọng xa xỉ ở một thị trường lao động Mỹ vẫn còn eo hẹp.

Nhà kinh tế trưởng của Trung tâm Giáo dục và Lực lượng Lao động của Đại học Georgetown Nicole Smith cho biết: “Họ có thể chỉ đang đưa ra quyết định tối ưu nhất với mình và không muốn cứ phải lao đầu vào thị trường lao động bất chấp để có được công việc đầu tiên tại nơi mà họ không muốn”.

Năm 2021 chứng kiến tỷ lệ tuyển dụng bắt đầu tăng vọt, và vẫn ở mức cao cho đến năm nay. Số lượng người lao động nghỉ việc cũng tăng mạnh cho thấy nhiều người tự tin rằng họ có thể tìm kiếm một công việc mới.

Nhà kinh tế học tại Viện Công nghệ Stevens ở Hoboken, N.J. là Justine Hervé cho biết: “Những phong trào như “được trả bao nhiêu thì làm bấy nhiêu” hay bỏ việc trong im lặng đã thể hiện rõ những thay đổi trong suy nghĩ của lao động Gen Z. Một số trong họ trở nên kén chọn hơn vì họ nghĩ mình có nhiều khả năng thương lượng hơn.

Cả hai cụm từ “bỏ việc trong im lặng” hay được “trả bao nhiêu làm bấy nhiêu” là những từ phổ biến trong năm nay.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Kênh đầu tư nào an toàn trong bối cảnh diễn biến thị trường thay đổi chóng mặt?

15 phút trước

Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm nhân lực bán dẫn của toàn cầu

1 giờ trước

Bất động sản công nghiệp đối diện nhiều thách thức mới

3 giờ trước

Loạt doanh nghiệp chốt quyền cổ tức tuần này (6-10/5): Tỷ lệ tiền mặt cao nhất lên đến 53%

3 giờ trước

Nhịp rung lắc có thể diễn ra, nhà đầu tư tận dụng cơ hội gom cổ phiếu có triển vọng tích cực trong quý II

5 giờ trước