Cơ hội việc làm với sinh viên ngành phát triển nông thôn

Thứ tư, 02/11/2022-08:11
Hiện nay, khi thời đại công nghệ hóa hiện đại hóa ngày càng phát triển thì mọi chính sách được đưa ra đều chú trọng tập trung vào việc củng cố sức mạnh của đất nước. Trong đó, chính sách phát triển nông thôn là một trong những công việc cực kì quan trọng và tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ra trường.

Ngành phát triển nông thôn là gì?

Đối với nước ta ngành nông nghiệp giữ một vị trí vô cùng quan trọng và đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển nền kinh tế – xã hội bền vững. Do đó muốn hội nhập và hiện đại hóa thì việc phát triển nông thôn là một chiến lược không thể bỏ qua và cũng để tạo bàn đạp cho những lĩnh vực khác phát triển. Ngành phát triển nông thôn chuyên hoạt động về lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, kinh tế – xã hội cũng như văn hoá đời sống con người với các vấn đề phát sinh ở cộng đồng sống ở các vùng nông thôn. Đây là một chuyên ngành mong muốn tạo ra sự phát triển ở các vùng xã xôi có đời sống khó khăn nhằm tạo ra phát triển ở các vùng miền để làm giảm đi sự phân hóa giàu nghèo. 

Qua đó, có thể tận dụng tốt tài nguyên con người, tài nguyên thiên nhiên một các hợp lý  để không gây phí phạm nguồn lực, đồng thời thúc đẩy vùng nông thôn đi lên như các vùng đô thị. Bên cạnh đó, các khu công nghiệp chế biến cũng đang dần đặt nhiều công xưởng tại Việt Nam nên cần phải có những sự thay đổi để thích ứng với thời đại một cách kịp thời. Do đó, ngành học phát triển nông thôn đang có rất nhiều cơ hội để phát triển và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các sinh viên. Sau khi ra trường các sinh viên theo học ngành này sẽ có đầy đủ các kiến thức và kĩ năng để làm tốt mọi công việc được giao phó. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được làm việc trong những môi trường năng động, phát triển mạnh. 

Khi theo học ngành này sinh viên sẽ được cung cấp tất cả những kiến thức cơ bản về xã hội học, kinh tế nông thôn, quản lý và phát triển nông thôn… Sau khi đã được trang bị đầy đủ những kiến thức này thì bạn sẽ có khả năng tự lập ra các kế hoạch, chiến lược để bộ máy được vận hành một cách trơn tru và hoàn thiện các dự án cải tiến nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh nhất. 

Nếu theo học những ngành về kỹ thuật nông nghiệp thì sinh viên vẫn được trang bị kiến thức và kỹ năng trình độ của ngành trong sự phát triển kinh tế tài chính tại nông thôn tích hợp nhiều tiềm năng tài chính. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được học thêm các kiến thức về những công nghệ cao trong quy trình sản xuất nông nghiệp, tiếp thu thêm các kiến thức về thị trường và đối thủ cạnh tranh.


Ngành phát triển nông thôn chuyên hoạt động về lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, kinh tế – xã hội cũng như văn hoá đời sống con người với các vấn đề phát sinh ở cộng đồng sống ở các vùng nông thôn. Ảnh minh họa
Ngành phát triển nông thôn chuyên hoạt động về lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, kinh tế – xã hội cũng như văn hoá đời sống con người với các vấn đề phát sinh ở cộng đồng sống ở các vùng nông thôn. Ảnh minh họa

Ngành phát triển nông thôn thi khối nào, điểm chuẩn bao nhiêu?

Hiện nay, ngành phát triển nông thôn đã mở rộng với nhiều tổ hợp xét tuyển tạo cơ hội cho sinh viên có đam mê với nghề thoải mái lựa chọn các khối thi theo khả năng của bản thân như: 

- Khối A00: Toán, Lý, Hoá

- Khối A01: Toán, Lý, Tiếng Anh

- Khối B00: Toán, Hoá, Sinh

- Khối B02: Toán, Sinh, Địa

- Khối B03: Toán, Sinh, Ngữ Văn

- Khối C00: Ngữ Văn, Sử, Địa

- Khối C02: Ngữ Văn, Toán, Hoá

- Khối D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh

- Khối D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh

- Khối D10: Toán, Địa Lí, Tiếng Anh

Đối với ngành phát triển nông thôn điểm chuẩn xét tuyển không quá cao chỉ dao động trong mức từ 13 đến 18 điểm. Số điểm này còn có thể dao động tùy thuộc vào chỉ tiêu của mỗi trường đại học và mặt bằng điểm chung của từng năm thi. 

Các trường đào tạo ngành phát triển nông thôn

Hiện nay, ngành phát triển nông thôn đã được đưa vào giảng dạy trong nhiều trường đại học theo hình thức đào tạo chuyên ngành hoặc đào tạo kết hợp với các ngành khác. Một số trường có ngành phát triển nông thôn chất lượng sinh viên nên theo học: 

Khu vực miền Bắc

Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Đại học Hải Dương

Khu vực miền Trung

Đại học Nông Lâm – Đại học Huế

Đại học Quảng Bình

Khu vực miền Nam

Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Đại học An Giang

Đại học Cần Thơ


Hiện nay, ngành phát triển nông thôn đã được đưa vào giảng dạy trong nhiều trường đại học. Ảnh minh họa
Hiện nay, ngành phát triển nông thôn đã được đưa vào giảng dạy trong nhiều trường đại học. Ảnh minh họa

Các tố chất cần thiết để theo học ngành phát triển nông thôn

Hiện nay, ngành phát triển nông thôn đang có rất nhiều cơ hội để phát triển khi đất nước hội nhập mạnh mẽ. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào học ngành này ra trường cũng làm được đúng chuyên ngành vì có thể thiếu các kĩ năng cần thiết. Vì thế, bên cạnh những kiến thức tiếp thu được thì sinh viên cần phải nỗ lực ttrau dồi các kĩ năng cần thiết như: 

Có năng khiếu về những môn khoa học tự nhiên

Nếu muốn thi vào ngành này và làm việc trong ngành thì bắt buộc bạn phải có kiến thức và năng khiếu về các môn khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa. Đây là viên gạch đầu tiên và cơ bản để các sinh viên có thể học và tiếp thu môn này một cách hoàn chỉnh nhất. Nếu không thể học được những môn này cũng rất khó để thi tuyển và phát triển.

Tư duy rõ ràng, mạch lạc

Nếu đã xác định học ngành phát triển nông thôn bắt buộc bạn phải có những kế hoạch cụ thể để thi đỗ và học có hiệu quả. Cần phải dựa vào năng lực của bản thân để chọn được trường phù hợp và phát huy những thế mạnh. Việc tư duy rõ ràng, mạch lạc như vậy sẽ khiến cho sinh viên đi đúng định hướng hơn. 

Kỹ năng mềm

Sau khi tham gia ngành học phát triển thị trường thì sau khi ra trường sinh viên sẽ có nhiều cơ hội để trở thành những cán bộ quản trị những cơ quan nông nghiệp từ cấp tỉnh đến xã, thậm chí, có thể vươn xa hơn khi làm chuyên viên tại các quốc gia còn nhiều khó khăn về nông nghiệp trên thế giới. Do đó, bên cạnh các kiến thức thì cần phải trau dồi thêm các kĩ năng mềm như năng lực tiếp xúc, khả năng giao tiếp, thuyết phục, năng lực quản trị, khả năng thuyết trình sẽ là điều vô cùng thiết yếu. Bên cạnh đó, với một khối ngành có nhiều áp lực như thế này thì cần các sinh viên hoặc người làm cần phải có khả năng chịu được áp lực.                                                                                  

Ngành phát triển nông thôn ra trường làm gì?

Hiện nay, ngành phát triển nông thôn đang rất cần nhân lực và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Khi theo học ngành này các bạn cũng có thể đảm nhận rất nhiều vị trí với vai trò khác nhau chứ không hề bị bó buộc trong một phạm vi nào hết. Một số công việc bạn có thể đảm nhận như: 

-Làm việc tại các cơ quan thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

-Chuyên viên tại các sở kế hoạch đầu tư, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cả nước.

-Trở thành nghiên cứu viên, giảng viên dạy phát triển nông thôn tại các trường cao đẳng, đại học.

-Nhân viên trong các nhà máy, xí nghiệp chuyên về phát triển nông thôn. 

-Làm việc trong các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu về phát triển nông thôn, nghiên cứu các dự án về nông nghiệp. 

Ngành nông nghiệp phát triển nông thôn có rất nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng vẫn tồn tại những khó khăn nên không phải ai cũng có đủ đam mê để theo đuổi ngành học này. Vì thế, hãy hỏi những người đi trước đã có kinh nghiệm để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất cho tương lai phía trước. 


Ngành nông nghiệp phát triển nông thôn có rất nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng vẫn tồn tại những khó khăn. Ảnh minh họa
Ngành nông nghiệp phát triển nông thôn có rất nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng vẫn tồn tại những khó khăn. Ảnh minh họa

Mức lương trung bình của ngành phát triển nông thôn 

Ngành phát triển nông thôn là một trong những ngành có mức lương khá thấp đối với các sinh viên mới ra trường. Trung bình, mức lương của ngành phát triển nông thôn sẽ chỉ rơi vào khoảng 5 đến 7 triệu/tháng. Đối với các vị trí cao hơn thì mức lương có thể tăng lên 10 – 15 triệu/tháng còn phải tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm làm việc. 

Hiện nay với tốc độ phát triển mạnh như của nước ra thì ngành nông thôn sẽ có nhiều cơ hội để tạo ra những giá trị cao cả cho người làm trong ngành. Song, bên cạnh những ưu điểm thì ngành vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục để người làm có thể tin tưởng và gắn bó.  

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Bất động sản rục rịch khởi sắc, nhiều nhà đầu tư "bắt đáy" đất nền đã lãi cả tỷ đồng

1 giờ trước

GPT-4o có gì mà khiến cả thế giới phải xôn xao?

2 giờ trước

Kịch bản phục hồi nào cho thị trường bất động sản giai đoạn mới?

3 giờ trước

Công ty chứng khoán mở rộng danh mục, mua vào trái phiếu

4 giờ trước

Khách hàng “gen Z” quan tâm đến bất động sản sớm hơn

7 giờ trước