Bà Nguyễn Phương Hằng còn sở hữu quốc tịch “quyền lực” nhất thế giới: Từng góp vốn một công ty chăn nuôi tại đây?

Thứ hai, 18/04/2022-14:04
Được biết, bên cạnh quốc tịch Việt Nam, bà Nguyễn Phương Hằng còn có thêm quốc tịch Cộng hòa Cyprus (Cộng hòa Síp). Thực tế, việc các doanh nhân Việt Nam có thêm một quốc tịch khác không phải chuyện hiếm. 

Theo Người Lao Động đưa tin, ngày 17/4 vừa qua, Công an TP.HCM cho biết, đơn vị đã tiến hành mở rộng điều tra vụ việc có liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971) - bà chủ Khu du lịch Đại Nam, vợ ông Huỳnh Uy Dũng. Kết quả cho thấy, trước đây bà Nguyễn Phương Hằng từng có tên là Nguyễn Thị Thanh Tuyền. Ngoài quốc tịch Việt Nam, bà Hằng còn có thêm quốc tịch Cộng hòa Cyprus (Cộng hòa Síp).

Liên quan đến việc bà Nguyễn Phương Hằng có 2 quốc tịch, luật sư Lưu Tấn Anh Toàn (Giám đốc Công ty Luật Lưu Vũ) cho rằng, nếu bà Nguyễn Phương Hằng có 2 quốc tịch nhưng không thuộc trường hợp được hưởng quyền miễn trừ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Bộ luật Hình sự, cơ quan tố tụng sẽ áp dụng Bộ luật Hình sự của Việt Nam để tiến hành xử lý một cách nghiêm minh, khách quan, đúng người và đúng tội. 

Theo thông tin tìm hiểu, bà Nguyễn Phương Hằng trước đây từng mang tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền, sinh ngày 26/1/1971. Đến năm 2010, bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền mới đổi tên thành Nguyễn Phương Hằng.


Ngày 24/3, Công an TP.HCM đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân
Ngày 24/3, Công an TP.HCM đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân

Thực tế, việc các doanh nhân Việt Nam có thêm quốc tịch khác không phải là chuyện hiếm hoi. Điển hình như bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường cũng có quốc tịch Malta, ngoài ra Tổng giám đốc Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) Phạm Phú Quốc cũng có quốc tịch Síp, điều này đã được báo chí quốc tế nhắc đến hồi tháng 8/2020.

Theo thông tin từ Nhịp sống kinh tế, năm 2019 vừa qua có hai doanh nhân mang hộ chiếu nước ngoài là “Nguyen Hang Phuong” và “Huynh Uy Dung” đã cùng với một số doanh nhân khác góp vốn vào một công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi. 

Điều đáng nói, hai doanh nhân mang hộ chiếu nước ngoài là “Nguyen Hang Phuong” và “Huynh Uy Dung” có cùng địa chỉ đăng ký tại đảo Síp và có tên khá giống với vợ chồng doanh nhân Huỳnh Uy Dũng và Nguyễn Phương Hằng - chủ của khu du lịch Đại Nam. Vì thế, không thể loại trừ khả năng đây chính là quốc tịch thứ hai của vợ chồng doanh nhân Huỳnh Uy Dũng và Nguyễn Phương Hằng.


Năm 2019, có hai doanh nhân mang hộ chiếu nước ngoài là “Nguyen Hang Phuong” và “Huynh Uy Dung” đã cùng với một số doanh nhân khác góp vốn vào một công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi
Năm 2019, có hai doanh nhân mang hộ chiếu nước ngoài là “Nguyen Hang Phuong” và “Huynh Uy Dung” đã cùng với một số doanh nhân khác góp vốn vào một công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi

Tuy nhiên, tại Công ty Cổ phần Đại Nam cũng như một số công ty liên quan khác, đại gia Huỳnh Uy Dũng đều sử dụng quốc tịch Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 24/3, Công an TP.HCM đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân.

Để nhập quốc tịch Cộng hoà Síp cần có điều kiện gì?

Síp (Cyprus) là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2004. Theo khảo sát của hãng tư vấn bất động sản Knight Frank, quốc gia này luôn nằm trong số những nơi định cư tốt nhất trên thế giới.

Cụ thế, Síp luôn giữ vững vị trí trong Top 5 quốc gia an toàn và đáng sống nhất trên thế giới. Theo cập nhật mới nhất của Passport Index, hộ chiếu Síp cũng đứng thứ 8 trên bảng xếp hạng các hộ chiếu quyền lực nhất trên thế giới. 

Theo đó, công dân nếu mang quốc tịch Síp thì có thể tự do đi lại 159 quốc gia mà không cần thị thực (visa). Chưa kể, những nhà đầu tư nước ngoài khi sở hữu hộ chiếu Síp còn không bị bắt buộc từ bỏ quốc tịch hiện tại. 

Chưa kể, theo hầu hết các nhà tư vấn thuế quốc tế đều khẳng định, Cộng hòa Síp là quốc gia có cơ chế thuế cá nhân trong nước vô cùng ưu đãi. Theo đó, Síp là quốc gia có mức thuế thấp nhất châu Âu với chỉ 12,5% thuế doanh nghiệp, 0% thuế thừa kế và doanh thu bán cổ phiếu; không phải chịu thuế nếu có mặt ở Síp dưới 1 năm…


Công dân nếu mang quốc tịch Síp thì có thể tự do đi lại 159 quốc gia mà không cần thị thực (visa). Ảnh: minh họa
Công dân nếu mang quốc tịch Síp thì có thể tự do đi lại 159 quốc gia mà không cần thị thực (visa). Ảnh: minh họa

Cộng hòa Síp và Malta là những quốc đảo nhỏ tại Địa Trung Hải. Hai quốc đảo này đều là thành viên của Liên minh châu Âu, được mọi người biết đến rộng rãi với các chương trình đầu tư nhận quốc tịch.

Tháng 4/2013, chương trình định cư Cộng hòa Síp thông qua đầu tư chính thức được ban hành. Theo chương trình này, các nhà đầu tư trên thế giới sẽ được phép thường trú nhân hoặc quốc tịch khi mua bất động sản Síp (Golden Visa). Được biết, chương trình đầu tư để trở thành công dân của Cộng hoà Síp căn cứ theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng ngày 13/9/2016 ban hành, dựa theo điều 111A (2) của luật đăng ký nhận quốc tịch năm 2002.

Bên cạnh đó, để tham gia vào chương trình đầu tư nhập quốc tịch Síp, các nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra một số tiền khá lớn, tối thiểu từ 2 – 2,5 triệu euro (52 – 66 tỷ đồng) cho một bất động sản tại quốc gia này. Ngoài ra, các nhà đầu tư còn được yêu cầu quyên góp một khoản tiền không nhỏ, không hoàn lại trị giá 100.000 euro cho Quỹ Nghiên cứu và Đổi mới và 100.000 euro cho Tập đoàn phát triển đất đai của Cộng hoà Síp.

Còn với chương trình đầu tư định cư cấp thẻ thường trú nhân (thẻ xanh), nhà đầu tư cũng phải chi tiền cho một bất động sản nào đó có giá tối thiểu là 300.000 euro, đồng thời nhà đầu tư phải chứng minh thêm một số điều kiện về tài chính…

Một vài số liệu từ World Bank cho thấy, GDP năm 2020 của Cộng hoà Síp đạt mức 23,8 tỷ USD, dân số thời điểm đó là hơn 1,2 triệu người. Năm 2020, thu nhập quốc dân (GNI) trên đầu người tại Cộng hòa Síp là 26.110 USD.

Theo: nld.com.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

3 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

11 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

11 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

15 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

15 giờ trước