Tiêu chuẩn đá xây dựng nào cho công trình chất lượng

Thứ sáu, 13/05/2022-15:05
Theo quy chuẩn của Việt Nam quy định về yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn đá xây dựng cho các công trình hiện nay gồm những yêu cầu kỹ thuật nào? Bộ những quy chuẩn này được xây dựng dựa trên các quy định chung của nhà nước ban hành về kỹ thuật trong việc sử dụng đá xây dựng? Mời các bạn dõi theo bài viết sau đây để cập nhật nhanh nhất các tiêu chuẩn trên nhé.

Nguồn gốc của đá xây dựng

Đá xây dựng là một trong các loại khoáng vật có quá trình hình thành riêng biệt. Được các chuyên gia phân chia thành những nhóm như đá macma, đá biến chất, đá trầm tích,…

  • Đá macma được hình thành khi dung nham phun trào đông nguội trên bề mặt hoặc kết tinh lại bên dưới sâu.

  • Đá trầm tích được hình thành từ quá trình lắng đọng các vật liệu nặng. Rồi sau đó bị nén ép thành đá.

  • Đá biến chất có thể được hình thành từ các loại đá macma hay đá trầm tích. Hoặc là đá biến chất hình thành từ trước dưới tác động của nhiệt độ và áp suất.

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người đã biết cách sử dụng đá như một nguyên vật liệu trong lĩnh vực xây dựng. Xây dựng nên các công trình rất kiên cố và chắc chắc. Đá xây dựng là vật liệu được ứng dụng ở hầu hết trong các quá trình thi công phần kết cấu công trình từ làm móng, cọc ép đến phần thân.




Đá xây dựng ngày càng giữ vai trò quan trọng
Đá xây dựng ngày càng giữ vai trò quan trọng

Đá xây dựng thường được gia công theo phương pháp đập, nghiền, phân loại hoặc đẽo, cắt, gọt tùy theo kích thước dùng làm cốt liệu bê tông, kè bờ, xây móng, xây tường hay lát vỉa hè, lòng lề đường.

Tiêu chuẩn đá xây dựng 

Đá là một trong những vật liệu quan trọng của xây dựng và không thể thiếu trong các công trình. Nhưng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của đá xây dựng. Và phải biết cách lựa chọn đá chuẩn thì công trình mới đảm bảo an toàn.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các tiêu chuẩn của một số loại đá sau:

Tiêu chuẩn đá 0x4

Loại đá 0x4 hay còn gọi là đá dăm, gồm những  tiêu chuẩn kỹ thuật sau đây:

Theo số lượng đập vỡ: 

Đá dăm chứa những hạt đập vỡ với số lượng không nhỏ hơn 80% theo khối lượng tổng.

Tuỳ theo độ lớn nhỏ của hạt, đá dăm được phân chia ra các cỡ hạt sau:

  • Từ 5 đến 10 mm;

  • Lớn hơn 10 đến 20 mm;

  • Lớn hơn 20 đến 40 mm;

  • Từ lớn hơn 40 đến 70 mm;

Chỉ tiêu độ bền cơ học 

  • Dùng trong bê tông: độ nén đập trong xi lanh.

  • Dùng trong xây dựng đường ô tô: độ nén đập trong xi lanh, độ mài mòn trong tang quay.




Đá 0x4 hay còn gọi là đá dăm
Đá 0x4 hay còn gọi là đá dăm

Độ nén của đá dăm từ đá thiên nhiên

Được phân chia thành 8 mác và xác định theo bảng sau:

 

Mác của đá dăm

Độ nén đập ở trạng thái bão hoà nước, %

Đá trầm tích

Đá phún xuất xâm nhập và đá biến chất

Đá phún xuất phun trào

1400

Đến 12

Đến 9

1200

đến 11

Lớn hơn 12 đến 16

Lớn hơn 9 đến 11

1000

Lớn hơn 11 đến 13

” 16 ” 20

” 11 ” 13

800

” 13 ” 15

” 20 ” 25

” 13 ” 15

600

” 15 ” 20

” 25 ” 34

” 15 ” 20

400

” 20 ” 28

300

” 28 ” 38

200

” 38 ” 54

Xác định theo độ đập nén đập trong xi lanh

Mác của đá dăm từ đá tự nhiên được xác định theo độ nén đập trong xi lanh (105 N/m2) phải cao hơn mác bê tông.

  • Bê tông mác dưới 300 độ nén không thấp hơn 1,5 lần;

  • Bê tông mác 300 và trên 300 độ nén không thấp hơn 2 lần;

  • Đá dăm từ đá phún xuất trong các trường hợp phải có mác không dưới 800.

  • Đá dăm từ đá biến chất: không thấp hơn 600.

  • Đá dăm từ đá trầm tích: không dưới 100.

Đá dăm theo độ nén đập trong xi lanh dùng trong bê tông mác khác nhau

Cần phù hợp theo yêu cầu bảng sau:

 

Mác bê tông

Độ nén đập ở trạng thái bão hoà nước, không lớn hơn,%

Sỏi

Sỏi dăm

400 và cao hơn

8

10

300 ”

12

14

200 và thấp hơn

16

18

Độ mài mòn trong tang quay đá dăm

 

Mác của đá dăm, sỏi và sỏi dăm

Độ mài mòn, %

Đá trầm tích cacbonat

Đá phún xuất biến chất và các đá trầm tích khác

Đá dăm

Mn – I

Đến 30

Đến 25

Đến 20

Mn – II

Lớn hơn 30 đến 40

Lớn hơn 25 đến 35

Lớn hơn 20 đến 30

Mn – III

” 40 ” 50

” 35 ” 45

” 30 ” 45

Mn – IV

” 50 ” 60

” 45 ” 55

” 45 ” 55

Độ chống va đập

Khi thử nghiệm trên máy thử va đập “II.M” đá dăm được phân chia thành 3 mác tương ứng như sau:

 

Mác đá dăm, sỏi và đá dăm

Độ chống va đập trên máy thử va đập ” II.M “

Vd 40

Từ 40 đến 49

Vd 50

Từ 49 đến 74

Vd 75

Từ 75 và cao hơn

Hàm lượng của hạt thoi dẹt trong đá

Đá không được vượt hơn 35% theo khối lượng.

Chú ý: Hạt thoi dẹt và hạt có chiều rộng hay bề dày nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều dài.

Hàm lượng của hạt mềm yếu và phong hoá trong đá:

  • Hàm lượng các hạt mềm và phong yếu trong đá không được vượt quá 10% theo khối lượng.
  • Hàm lượng tạp chất
  • Hàm lượng các tạp chất sulfat và sulfit (tính theo SO3) đá dăm không được vượt quá 1% theo khối lượng.
  • Hàm lượng silic oxit vô định hình
  • Trong đá dăm sử dụng làm cốt liệu cho bê tông nặng, thông thường không được lớn hơn 50 milimol/1000 ml NaOH.
  • Tạp chất hữu cơ trong sỏi, đá dăm dùng làm cốt liệu cho bê tông
  • Khi thử nghiệm bằng phương pháp so màu không được đậm hơn bảng màu chuẩn.

Quy tắc nghiệm thu đạt tiêu chuẩn

  • Phải được kiểm duyệt chất lượng theo từng lô trước khi xuất xưởng. Mỗi lô tương ứng khoảng 300 tấn hoặc 200m3, số lượng hạt thấp hơn 300 tấn vẫn được chấp nhận.

  • Mỗi lô nghiệm thu được tiến hành lấy mẫu trung bình theo TCVN 1772: 1987 để kiểm tra những tiêu chí 1.2, 1.10, 1.11 và 1.14 của tiêu chuẩn này.

  • Điều kiện để chấp nhận được lô và kết quả kiểm tra mức chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 1772: 1987.

  • Các lô bị loại phải được xử lý và nghiệm thu ở lần sau.

Tiêu chuẩn đá xây dựng 1×2

Theo TCVN 7570-2006 thì loại đá 1x2 có thể tương ứng với những cỡ sàng: 5-20

Tiêu chuẩn của đá xây dựng 1×2 nằm trong tiêu chuẩn quy định yêu cầu kỹ thuật đối với các cốt liệu nhỏ (cát tự nhiên) và cốt liệu lớn (như đá, sỏi) được nhà nước quy định theo tiêu chuẩn TCVN 7557 2006, có kết cấu đặc chắc dùng để chế tạo bê tông và vữa xi măng thông thường.

Đá dùng làm cốt liệu lớn cho bê tông phải có cường độ thử nghiệm trên mẫu đá nguyên khai, xác định mác thông qua giá trị:

  • Độ nén đập trong xi lanh lớn gấp 2 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng loại đá gốc phún xuất, biến chất.

  • Lớn gấp 1,5 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng đá gốc trầm tích.




Tiêu chuẩn của đá 1×2 nằm trong tiêu chuẩn quy định yêu cầu kỹ thuật đối với các cốt liệu nhỏ
Tiêu chuẩn của đá 1×2 nằm trong tiêu chuẩn quy định yêu cầu kỹ thuật đối với các cốt liệu nhỏ

Tiêu chuẩn đá mi

Đá mi bụi hay gọi bột đá là các hạt mạt đá có kích thước nhỏ hơn 5mm. Được sản xuất trong quá trình tạo ra các loại đá 1×1 và đá 1×2, sau đó sàng lọc cho ra sản phẩm cuối cùng với tên gọi đá mi bụi.

  • Khi sàng lọc với mức độ lọt sàng nhỏ nhất, sẽ cho ra đá mi bụi mịn, bóng, đẹp.

  • Ưu điểm này giúp cho đá mi bụi có thể thay thế cát, tạo nên sự chắc chắn và đẹp hơn cho công trình.




Đá mi được sản xuất trong quá trình tạo ra các loại đá 1×1 và đá 1×2
Đá mi được sản xuất trong quá trình tạo ra các loại đá 1×1 và đá 1×2

Đá mi sàng hay đá 0x5 có kích thước từ 3mm đến 14mm. Đá mi sàng có được thông qua quá trình sản xuất các sản phẩm đá 1×1, đá 1×2 hay đá 2×3, đá 4×6.

  • Đá mi sàng là một trong các loại vật liệu xây dựng phổ biến được sử dụng hiện nay, được ứng dụng trong nhiều công trình khác nhau.

  • Đây là thành phẩm đá nhỏ nhất trong các loại đá được sàng lọc tách ra từ đá mi bụi.

  • Đá mi sàng được dùng làm chân đế gạch bông, gạch lót sàn và phụ gia công nghệ bê tông đúc ống cống.

  • Thi công các công trình giao thông, làm phụ gia cho các vật liệu xây dựng khác.

Tiêu chuẩn đá xây dựng: đá hộc




Đá hộc dùng với vữa để xây tường hoặc xây khan
Đá hộc dùng với vữa để xây tường hoặc xây khan

Đá hộc được sản xuất bằng cách phá đá nổ mìn, khối lượng khoảng từ 20 đến 40kg. Đá hộc dùng với vữa để xây tường hoặc xây khan phải:

  • Có kích thước tối thiểu: dày 10cm và dài 25cm;

  • Chiều rộng tối thiểu bằng 2 lần của chiều dày;

  • Mặt đá không được lồi lõm nhiều quá 3cm;

  • Đá dùng để xây mặt ngoài phải có chiều dài tối thiểu 30cm;

  • Diện tích mặt phô ra ít nhất bằng 300cm2, mặt lồi lõm không được quá 3cm;

  • Đá hộc để lát có chiều dài hoặc chiều rộng phải bằng chiều dày theo thiết kế của lớp đá lát;

  • Đá hộc thường được dùng để xây móng, trụ pin, tường chắn đất, tường cánh, lát mái bằng, mái nghiêng hay sân tiêu năng.

Tiêu chuẩn đá xây dựng cho công trình hiệu quả nhất

Các loại đá xây dựng phổ biến hiện nay

Nói đến đá xây dựng là chúng ta nghĩ ngay đến các loại đá phổ biến như: đá 1×2, đá 3×4, đá 4×6…., có tác dụng tăng khả năng chịu tải cho bê tông. Ngày nay, đá xây dựng thường được sử dụng cho các công trình sau đây:

  • Đá xây dựng 1×2: ứng dụng trong hỗn hợp bê tông.

  • Đá xây dựng 3 x 4: có thể được sử dụng để đổ sàn bê tông, nền mặt đường, khu vực cầu cảng,…

  • Đá xây dựng 4×6: được ứng dụng để làm lớp bê tông lót bên dưới. Giúp chống mất nước cho xi măng ở lớp bê tông trên, chống các xâm hại bên ngoài bảo vệ cho lớp bê tông móng.

  • Đá mi sàng: sử dụng để làm gạch block, gạch táp lô, tấm đan bê tông, rải nền đường, nền nhà, san lấp các mặt bằng công trình xây dựng.

  • Đá mi bụi: Được dùng để làm tấm đan bê tông, rải nền đường, hay san lấp các công trình…




Đá xây dựng có các loại đá phổ biến như: đá 1×2, đá 3×4, đá 4×6, đá mi sàng, đá mi bụi
Đá xây dựng có các loại đá phổ biến như: đá 1×2, đá 3×4, đá 4×6, đá mi sàng, đá mi bụi

Những lưu ý quan trọng khi chọn đá xây dựng

Khi bạn lựa chọn đá xây dựng, cần chú ý một số yêu cầu sau, nhất là khi chọn đá cho hỗn hợp bê tông:

  • Thành phần bụi, bùn, sét trong đá nhiều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bê tông hoặc vữa. Nên sử dụng các loại đá xây dựng có ít tạp chất và sạch. Trước khi đưa đá vào sử dụng, cần phải loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn. Để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho bê tông.

  • Để loại bỏ tạp chất trong đá xây dựng có thể sàng qua lưới thép hoặc rửa sạch bằng nước. Đặc biệt, đối với những hạng mục quan trọng như bê tông sàn, mái, hạng mục chống thấm và nơi cần cường độ cao cần rửa đá cho sạch.

  • Đá chỉ chứa ít hạt thoi, dẹt. Những hạt thoi và dẹt là những hạt phải có kích thước lớn nhất lớn hơn 3 lần kích thước nhỏ nhất. Do các hạt này chịu lực kém và dễ gãy vỡ. Nên ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của bê tông. Vì vậy phải hạn chế không được vượt quá 15% khối lượng.

  • Đá dùng cho bê tông thường, độ hút nước không được vượt hơn 10%. Đá dùng cho bê tông thủy công, độ hút nước không vượt 5%. Đá dùng cho bê tông cốt thép, độ hút nước không quá 3%.

Tiêu chuẩn đá xây dựng cho công trình chất lượng bạn đã có thể biết được qua bài viết trên đây. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trước khi bắt đầu thực hiện bất cứ một công trình nào.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

4 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

11 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

11 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

15 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

16 giờ trước